Liệu tháo nắp case bên hông ra có khiến cho PC của bạn mát hơn, đây là câu trả lời cho bạn
Chắc hẳn các bạn đã từng nghe rất nhiều người khuyên nhủ đó là hãy gỡ bỏ nắp bên hông case ra đi, bộ PC của bạn sẽ mát hơn đấy.
Nhưng liệu nó có thật sự khiến cho bộ PC của bạn mát hơn không, hay chỉ dùng để khoe các linh kiện và trang trí bên trong thôi? Nếu như bạn cũng đang có cùng thắc mắc như vậy thì mình xin trả lời ngắn gọn đó là không. Việc tháo nắp case bên hông sẽ không khiến cho máy tính mát hơn mà nó chỉ tạo điều kiện cho bụi bẩn dễ bám vào linh kiện bên trong hơn mà thôi.
Theo lý thuyết thì tấm kính hoặc nắp hông nên được đóng để nó có thể tạo ra áp suất khí nóng và khí lạnh bên trong case, hay nói cách khác là tạo sự đối lưu của không khí. Cụ thể là hút khí lạnh từ bên ngoài vào, sau đó lượng không khí này sẽ nhận nhiệt lượng tỏa ra từ các linh kiện rồi tiếp tục được đẩy ra bên ngoài.
Chính vì thế nên khi bạn tháo nắp bên hông case ra tức là bạn đang phá vỡ sự đối lưu của không khí bên trong. Đồng thời tạo cơ hội cho bụi bẩn có thể dễ dàng xâm nhập và bám lên các linh kiện phần cứng nhiều hơn. Còn nếu như khả năng tản nhiệt của máy tính tăng lên khi bạn tháo nắp hông thì nguyên nhân có thể là do quạt case của bạn không tốt hoặc đang hoạt động không bình thường.
Video đang HOT
Tuy nhiên, theo kiểm tra thực tế của PCgamer cho biết thì khi họ sử dụng máy tính trong cả hai trường hợp đóng và mở nắp thì kết quả cho lại là như nhau, mọi thứ đều hoạt động bình thường và sự khác biệt ở đây là không đáng kể.
Tóm lại, nếu như bạn mở tấm kính hay nắp case bên hông ra thì bạn sẽ phá vỡ sự đối lưu của không khí bên trong. Nhưng sự ảnh hưởng này không đáng kể nên bạn cũng không cần phải quá lo lắng mà cứ thoải mái khoe linh kiện bên trong. Còn nếu như bạn đang tìm kiếm một giải pháp nào đó để giải quyết vấn đề quá nhiệt thì thay vì mở nắp hông case thì bạn nên vệ sinh máy tính, thử kiểm tra quạt hoạt động có bình thường không, hoặc kiểm tra xem có thứ gì đang cản trở luồng gió lưu thông hay không, ví dụ như việc đi dây gọn gàng chẳng hạn.
Theo gearvn
Phân biệt quạt High airflow và quạt Static pressure, loại nào mới phù hợp cho PC của bạn?
Bạn có biết quạt trong case chia làm 2 dạng chính là high airflow (lưu thông khí) và static pressure (áp suất tĩnh, nén khí) không?
Quạt high airflow được thiết kế để đưa không khí càng nhiều càng tốt trong khi quạt static pressure là giải pháp cho những trường hợp phải đối mặt với sức cản cao. Mặc dù cùng là quạt gió nhưng 2 loại quạt này cũng có chút đỉnh sự khác biệt, thế nên chúng ta cũng cần tìm hiểu sơ bộ để lựa chọn quạt cho PC của mình
*Để cho dễ phân biệt thì anh em có thể nhìn vào các lá cánh quạt của quạt để nhận biết nó thuộc dạng nào. High airflow thường có các cánh quạt mảnh hơn trong khi dòng static pressure thì lại có bản lá cánh quạt to hơn.
*Một số dòng quạt high airflow phổ biến có thể kể đến như: NZXT Aer, Corsair AF, Fractal Design Venturi HF-14...
*Một số dòng quạt static pressure phổ biến có thể kể đến như: Noctua NF-F12, ARCTIC P12 PWM PST, Phanteks 140mm ...
High Airflow và Static Pressure
Hãy bắt đầu với quạt high airflow trước, đây là dạng quạt truyền thống và nó được sử dụng để thổi khí vào dàn PC của bạn. Khi không có vật cản thì mọi thứ sẽ đều hoạt động tốt khiến cho dạng quạt này chính là sự lựa chọn tuyệt vời cho các lỗ thông hơi và các mặt hút không có miếng lọc bụi. Tuy nhiên nếu có vật cản như rad tản nhiệt, heatsink hay miếng lọc bụi thì luồng khí sẽ bắt đầu bị hạn chế. Lúc này thì chúng ta cần một dạng quạt cho áp suất mạnh hơn để ép (hoặc hút) không khí đi xuyên qua vật cản. Và đó là quạt static pressure
Lại nói tiếp về static pressure, loại quạt này được thiết kế để cho áp suất khí đầu ra mạnh hơn quạt high airflow. Chúng được sử dụng để thổi khí vào heatsink của CPU, GPU, rad tản nhiệt cũng như lấy khí xuyên qua miếng lọc bụi. Do bản chất dòng khí có áp suất cao nên chúng sẽ dễ dàng bị ép đi xuyên qua những khu vực có nhiều vật cản hơn so với dòng khí từ quạt high airflow. Loại quạt này được thiết kế để giải quyết vấn đề của quạt high airflow.
Chúng có thực sự khác biệt hay không?
Trang báo điện tử windowscentral đã có một bài test đơn giản là dùng 2 dòng quạt khác nhau là SP120 và AF120 (đều của Corsair) để thổi vào một cái rad tản nhiệt của XSPC dày 40 mm. Khi bật máy lên và stress test ở mức 50%. Kết quả là dòng quạt SP120 (thuộc loại static pressure) đã giữ cho CPU mát hơn 3 độ C. Không quá nhiều nhưng có vẫn là có.
Lời khuyên được đưa ra ở đây là bạn nên dùng quạt high airflow cho những vị trí không có nhiều vật cản và quạt static pressure cho rad tản nhiệt hay miếng lọc bụi. Nếu bạn đã có một trong 2 loại quạt này và muốn tiết kiệm thì cứ ném nó vào những vị trí hợp lý trong case. Sự khác biệt vẫn là có đấy nhưng không đáng để bạn thay cả dàn quạt đâu. Tuy nhiên nếu bạn là người cầu toàn thì cứ dùng quạt theo đúng chức năng của nó, và bạn sẽ có một bộ PC hoàn hảo theo đúng những gì mà bạn muốn.
Theo Gearvn
4 cách làm sạch không khí trong nhà mùa dịch cúm Trước tình hình dịch bệnh, bên cạnh việc thực hiện các biện pháp phòng chống và tăng cường sức đề kháng cá nhân, làm sạch nhà cửa là việc làm cần thiết để đảm bảo sức khoẻ cho cả gia đình. Dưới đây là 4 cách làm sạch không khí trong nhà hiệu quả trong mùa dịch. Làm thông thoáng không khí trong...