Liệu pháp mới trong điều trị dự phòng chảy máu trên bệnh nhân máu khó đông
Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương phối hợp với Roche Việt Nam tổ chức buổi hội thảo khoa học với chủ đề “Emicizumab – Bước đột phá trong trong điều trị dự phòng chảy máu trên bệnh nhân Hemophilia A”.
Hemophilia (hay còn gọi là bệnh máu khó đông) là một bệnh lý rối loạn đông máu di truyền gây ra do giảm hoặc bất thường chức năng yếu tố đông máu VIII/ IX. Theo ước tính tại Việt Nam có hơn 6.200 người mắc hemophilia, trong đó Hemophilia A (liên quan yếu tố đông máu VIII) chiếm hơn 80% và có gần 40% người bệnh chưa được chẩn đoán và điều trị.
Các chuyên gia trong lĩnh vực huyết học trong nước tham gia báo cáo tại hội thảo
Theo khuyến cáo của Liên đoàn Hemophilia Thế giới, điều trị dự phòng giúp người bệnh hạn chế tình trạng chảy máu, phòng ngừa và giảm thiểu hậu quả các biến chứng do bệnh gây ra
GS Guy A Young, Đại học Y Khoa Keck thuộc Đại Học Nam California , chia sẻ tại hội thảo: “Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng liệu pháp mới với emicizumab trong điều trị dự phòng Hemophilia A khắc phục được những hạn chế của phương pháp hiện có, giúp duy trì tỷ lệ chảy máu ở mức độ thấp trên bệnh nhân Hemophilia A mọi lứa tuổi”.
Video đang HOT
Theo đó, với thời gian điều trị với emicizumab càng lâu dài, tỷ lệ chảy máu hàng năm của bệnh nhân giảm, tỷ lệ bệnh nhân không chảy máu ngày càng tăng và hơn 99% khớp đích được giải quyết. Emicizumab không có nguy cơ trực tiếp phát triển chất ức chế yếu tố VIII. Đồng thời việc sử dụng emicizumab qua đường tiêm dưới da cũng được ghi nhận là dung nạp tốt trong quá trình theo dõi lâu dài và chưa có lo ngại mới về tính an toàn, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân được cải thiện rõ rệt.
Sau lần nhổ răng không cầm được máu phát hiện căn bệnh 6.000 người Việt đang mang
Tại Việt Nam có tới 6.000 người mang căn bệnh máu khó đông, những người mắc căn bệnh này sẽ phải gắn bó cả đời với bệnh viện và cuộc sống bị ảnh hưởng rất nhiều.
Anh Nguyễn Văn Th. 31 tuổi đang là bệnh nhân điều trị tại Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương. Anh Th. bị bệnh máu khó đông 25 năm nay. Anh Th. không thể quên từ sau lần đầu tiên nhổ răng sữa vào lúc 6 tuổi, anh bị máu chảy không ngừng và lúc ấy anh được đưa đến viện, bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh máu khó đông.
Căn bệnh khiến anh Th. phải lệ thuộc vào chiếc xe lăn, tay chân teo dần. Anh trai của Th. cũng mắc căn bệnh này.
Thi thoảng căn bệnh lại khiến toàn thân đau nhức do sưng khớp, đi lại cũng vô cùng khó khăn thậm chí không đi lại được.
Bệnh nhân đang điều trị bệnh tại Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương.
Hay như trường hợp của N.T.T 12 tuổi, quê ở Thái Binh là bệnh nhân của Trung tâm Hemophilia - viện Huyết học và Truyền máu Trung ương. T. bị bệnh máu khó đông từ khi lọt lòng. Những ngày tháng của T. chủ yếu ở viện. Một lần chỉ cho chân vào đũa xe đạp khiến chân bị thương và do biến chứng quá lớn của căn bệnh máu khó đông khiến T. mang thương tật suốt đời. Càng lớn, khớp gối của cậu bé càng cứng lại do máu chảy tái phát nhiều lần.
Bố T. qua đời vì tai nạn giao thông, mẹ bỏ đi không về. T. ở nhà với bà nội và hàng tháng bà đưa cậu bé lên Hà Nội để điều trị bệnh máu khó đông.
Anh Nguyễn T. Đ. (26 tuổi, Hà Nội) mang trong mình căn bệnh hemophilia từ khi sinh ra cách đây đã 26 năm. Đ. kể ngày đầu anh cũng bị mọi người kì thị, xa lánh, coi như một thứ bệnh truyền nhiễm cần xa lánh. Căn bệnh khiến cuộc sống của anh thu nhỏ lại trong 4 bức tường. 20 năm qua, Đ. là bệnh nhân của Viện huyết học và Truyền máu Trung ương. Mang căn bệnh này khiến anh coi viện như là nhà, các bác sĩ điều dưỡng của viện không ai không biết tới anh.
Thạc sĩ Nguyễn Thị Mai - Giám đốc trung tâm Hemophilia - Viện Huyết học và truyền máu Trung ương, cho biết máu khó đông hay còn gọi Hemophilia là một bệnh di truyền và hầu hết bệnh nhân hemophilia là nam giới. Bệnh gặp ở khắp nơi trên thế giới với tỷ lệ khoảng 1: 5.000 trẻ trai mới sinh.
Bệnh máu khó đông là rối loạn đông máu di truyền do thiếu hụt yếu tố VIII, yếu tố IX là những yếu tố cần thiết cho quá trình tạo cục máu đông. Gen sản xuất yếu tố VIII/yếu tố IX nằm trên nhiễm sắc thể giới tính, di truyền lặn vì vậy người bệnh thường là nam giới và người phụ nữ là người mang gen bệnh.
Tại Việt Nam, ước tính có khoảng 30.000 người mang gen hemophilia và khoảng 6.000 người mang bệnh này.
Triệu chứng của bệnh thường xuất hiện khi trẻ bắt đầu tập đứng và lẫm chẫm tập đi. Sau những lần ngã thường có xuất huyết dưới da hoặc chảy máu môi, lưỡi.
Người bệnh có thể bị chảy máu bất thường, tự nhiên hoặc sau phẫu thuật có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể tuy nhiên cơ và khớp thường hay bị chảy máu hơn đến nỗi nhiều người bệnh nhầm tưởng là bệnh của cơ, khớp.
Trong khi đó, những người mang gen bệnh có nồng độ yếu tố VIII hoặc IX thấp. Phụ nữ khi có những triệu chứng như chảy máu kinh nguyệt nhiều hoặc lâu, chảy máu trong thời gian dài khi sinh con, chảy máu lâu sau phẫu thuật hoặc chấn thương nhỏ cũng cần lưu ý.
Trường hợp người mang gen không có vấn đề gì về chảy máu nhưng nếu một thành viên trong gia đình bị hemophilia hoặc một thành viên nữ có những vấn đề về chảy máu thì cần thiết phải đi kiểm tra - bác sĩ Mai khuyến cáo.
Thạc sĩ Mai cũng cho biết hiện nay căn bệnh này chưa được chữa khỏi hoàn toàn, nhưng với phương pháp điều trị bổ sung yếu tố đông máu bị thiếu hụt, người bệnh có thể sống khỏe mạnh. Tại các nước phát triển, điều trị dự phòng cho người bị máu khó đông đã được triển khai hàng chục năm qua, giúp cho người bệnh có cuộc sống gần như người bình thường.
Tuy nhiên tại Việt Nam trong những năm qua, phần lớn người bệnh chỉ được điều trị khi đã bị chảy máu, dẫn đến người bệnh phải chịu nhiều đau đớn, biến chứng, giảm chất lượng cuộc sống. Trong thời gian gần đây, điều trị dự phòng đang từng bước được triển khai tại Viện Huyết học - Truyền máu TW, giúp người bệnh hạn chế được tình trạng chảy máu, phòng ngừa hiệu quả các biến chứng.
Trở ngại trong điều trị sớm làm tăng nguy cơ liệt của người mắc bệnh chảy máu khó cầm Người bệnh Hemophilia (máu khó đông) khi có dấu hiệu chảy máu nếu được điều trị kịp thời sẽ tránh được tổn thương, biến chứng. Tuy nhiên, do điều kiện nhiều bệnh nhân ở xa hoặc điều kiện kinh tế khó khăn, nhiều người không được điều trị kịp thời. Ròng rã suốt gần 20 năm, bà N.T.N ở Tiên Du, Bắc Ninh...