‘Liều’ để học giỏi Tiếng Anh
Học cái gì kém cũng đáng sợ, chẳng riêng gì Tiếng Anh. Chỉ có điều Tiếng Anh mà kém thì đáng sợ hơn cả bởi vì rất dễ bộc lộ những điểm yếu của mình ra cho người khác thấy.
Sao học Tiếng Anh lại đáng sợ?
Bạn lo sợ vì mình phát âm chưa được chuẩn, phản xạ nói chưa nhanh, vốn từ còn ít, nghe không rõ, không hiểu, sợ mình nói không đúng ngữ pháp,… Nói chung là bạn sợ rất nhiều thứ, và tất cả những cái sợ đó làm bạn ngại giao tiếp, hạn chế và tránh nói tiếng Anh trước mọi người, không dám đối diện với người nước ngoài… và tất nhiên chúng ta chẳng bao giờ giỏi lên được nếu cứ sợ như thế.
Chỉ cần ra hiệu sách, hay lên mạng search là bạn có đủ loại phương pháp, sách vở, kể cả mẹo vặt được cho rằng sẽ giúp bạn cải thiện khả năng nói tiếng Anh. Tuy nhiên chẳng phương pháp nào thay thế được điều quan trọng nhất là thực hành. Bạn có nhận thấy điều gì ở những em bé đang tập nói? Chúng nói suốt ngày, thậm chí nói sai, nhưng chúng chẳng… ngán, sẵn sàng lặp đi lặp lại những câu đơn giản nhất, vì thế mà rốt cuộc là em bé nào cũng biết nói, chỉ sớm hơn hay muộn hơn một chút thôi. Trong khi đó, chúng ta tốn cả đống tiền học bao nhiêu lớp, theo bao nhiêu thầy, rốt cuộc vẫn im thin thít, cười trừ hoặc mãi mới thốt ra được một câu khi gặp người nước ngoài. Tóm lại, bí quyết đầu tiên nếu muốn giỏi tiếng Anh đơn giản chỉ là vượt qua được sự sợ hãi của chính mình. Nói thì đơn giản, nhưng làm e rằng cũng không dễ.
Vừa nghe, vừa nói
Đừng chỉ nghe mà không nói hoặc chỉ nói mà không nghe, nhất thiêt phải vừa nghe vừa nói.
Nếu bạn chỉ nghe mà ít rèn luyên kỹ năng nói như nghe băng đĩa, xem phim, nghe đài… bạn sẽ “biết tiếng Anh” nhưng không biết “dùng tiếng Anh”, vì nghe là phản ứng thụ động. Nếu bạn rất chăm tập nói như rèn luyện ngữ âm, tập nói một mình, thuyết trình trong lớp, mà ít rèn luyện kỹ năng nghe, bạn sẽ biết “dùng tiếng Anh” nhưng rất dễ dùng sai, vì bạn không được nghe tiếng Anh chuẩn của người khác nói.
Video đang HOT
Vừa nghe vừa nói giúp bạn sử dụng tối đa kỹ năng, phản xạ, giác quan, trí nhớ của mình. Bạn vừa học, vừa thực hành ngôn ngữ, rèn luyện tác phong giao tiếp. Do đó hãy tìm kiếm các cơ hội để được thực hành nghe nói tiếng Anh trực tiếp với nhiều người khác nhau, nhất là những người giỏi tiếng Anh thực sự.
Lên mạng học tiếng Anh
Nếu không thể dễ dàng tìm thấy những người nói tiếng Anh xung quanh bạn thì sao? Bạn có thể tìm họ trên internet, công cụ kết nối mọi người khắp nơi trên thế giới. Kết bạn qua mạng xã hội, Yahoo, sử dụng voice chat tại các chat room, vào Paltalk… là những cách hơi mất thời gian nhưng khá hữu ích để tìm bạn nói tiếng Anh trên mạng.
Nếu có điều kiện hơn, bạn có thể sử dụng dịch vụ dạy tiếng Anh qua Skype. Đây là hình thức dạy 1:1 một thầy một trò qua Skype, cách này bắt người học phải giao tiếp tiếng Anh gần giống như có gia sư tại nhà vậy, nhưng thuận tiện hơn vì có thể linh hoạt lịch học và chọn học nhiều giáo viên khác nhau để nghe được nhiều giọng tiếng Anh đa dạng với các giáo viên thật sự từ khắp nơi trên thế giới.
Trên thế giới có khá nhiều website cung cấp dịch vụ này, chỉ tội so với Việt Nam thì chi phí cao quá. Ở Việt Nam thì bạn có thể vào http://studynet.vn để tìm kiếm các giáo viên nước ngoài hay Việt Nam luyện nghe nói tiếng Anh với họ, chi phí sẽ hợp lý hơn vì đây là website cung cấp dịch vụ học Tiếng Anh trực tuyến qua Skype dành cho người Việt Nam. Học cách này cho phép bạn dùng toàn bộ thời gian để Nghe và Nói với giáo viên, tránh được việc mất tập trung, không hiệu quả khi học lớp có nhiều người. Hơn nữa việc đối thoại “thông qua” voice call hay video call bằng Skype cũng làm những người chưa giỏi tiếng Anh bớt “ngượng ngùng” vì không phải gặp mặt trực tiếp giáo viên mặc dù vẫn có thể nhìn thấy họ. Hệ thống liên lạc điện tử còn giúp bạn có thể trao đổi thông tin với giáo viên liên tục và phần nào giúp bạn cải thiện cả kỹ năng viết và đọc hiểu.
Đừng sợ nữa, hãy “liều” đi thôi! Trong thế giới hội nhập mà kém ngoại ngữ thì “buồn lắm”! Hãy bắt đầu ngay hôm nay, hãy bắt đầu ngay tại nơi bạn đang ngồi, hãy bắt đầu ngay bây giờ nếu có thể. Bạn cần phải chiến thằng sự sợ hãi, sức ì của chính bản thân mình. Kết quả chỉ đến với những người dám chấp nhận thử thách. Bạn hãy thử “liều” xem!
Theo Bưu Điện Việt Nam
Đạt điểm cao môn Tiếng Anh, chỉ cần 2 phương pháp
Tiếng Anh là một môn thi rất dễ "kiếm" điểm cao mà cũng là môn thi rất dễ mất điểm. Cô Nghiêm Thu Huyền, giáo viên Anh văn Trường THPT Đào Duy Từ, Hà Nội đưa ra 2 phương pháp giúp học sinh đạt điểm cao trong thi tốt nghiệp THPT.
"Kỵ" vừa học tiếng Anh vừa nghe nhạc
Bám sát sách giáo khoa và cấu trúc đề thi tốt nghiệp của Bộ GD-ĐT (có trong quyển "Hướng dẫn ôn tập thi tốt nghiệp THPT").
Lên kế hoạch cụ thể ôn ngữ pháp, các cấu trúc, từ mới, ví dụ như sau:
- Ngữ pháp: định rõ lượng thời gian ôn và làm bài tập cho từng phần ngữ pháp, ví dụ: 2 ngày - ôn lại thời của động từ làm bài tập; 2 ngày - ôn câu bị động bài tập; 1 ngày - ôn câu điều kiện bài tập...
- Cấu trúc, từ mới: nên chú ý ôn nhiều ở sách lớp 12, mỗi ngày học ít nhất 10 cấu trúc từ mới, phải viết lại mỗi cấu trúc, từ mới ít nhất 3 lần, đặt câu với mỗi cấu trúc hoặc từ mới đó. (Mách nhỏ: nên dành khoảng 20 phút sau khi ngủ dậy buổi sáng để học thuộc và ôn lại 15 phút trước khi đi ngủ, đảm bảo có hiệu quả!). Khi học từ mới, phải chắc chắn mình phát âm đúng bằng cách nghe thầy cô đọc trên lớp đọc rồi đọc theo, phiên âm hoặc tra lại từ điển nếu cần ( vì trong bài thi có phần "chọn từ có phần gạch chân phát âm khác với các từ còn lại trong mỗi nhóm"). Tạo ấn tượng với những quy tắc khó nhớ, ví dụ1: đuôi "ed" có 3 cách phát âm là /id/, /t/ và /d/, ta làm như sau: những đông từ có kết thúc là "đếm tiền" - tức là "d" và "t" thì phát âm là /id/ như "wanted", "needed"...; những từ có kết thúc là "phòng không sẵn ghế cho xe SH" - tức là "p, k, ss, gh, ch, x, sh" thì phát âm là /t/ như " watched", " laughed"..., phát âm là /d/ với các từ còn lại. Ví dụ 2: mạo từ "an" đứng trước những danh từ đếm được số ít bắt đầu bằng "uể oải hát không thành lời" - tức là " u, e, o, a, i và h câm" như "an orange", " an hour"...
Làm các bài tập lớn có cấu trúc giống bài thi tốt nghiệp trong khoảng thời gian 50 phút, sau đó kiểm tra đáp án và đánh dấu vào những câu sai để ôn lại cấu trúc và ngữ pháp đó.
Trên lớp, các em chú ý lắng nghe thầy cô chữa bài, phân tích câu để rút ra kỹ năng làm bài. (Rất quan trọng đấy!)
Không nên vừa học tiếng Anh vừa nghe âm nhạc, dù là các Abài hát bằng tiếng nh.
Nên nghỉ thư giãn từ 15 phút đến 30 phút giữa các môn ôn thi.
Làm bài thi: Chú ý các câu hỏi có từ "EXCEPT" hoặc "NOT"
Làm bài thi với tinh thần bình tĩnh, tự tin.
Đảm bảo hiểu rõ yêu cầu đầu bài. Đọc lướt bài thi từ đầu đến cuối một lượt, câu nào đã chắc kiến thức thì làm luôn, đồng thời đánh dấu để không mất thời gian đọc lại. Chú ý các câu hỏi có từ "EXCEPT" hoặc "NOT" .Dành ít nhất 7 phút xem lại bài, kiểm tra để chắc chắn không bỏ sót câu nào.
Chúc các em ôn tốt, thi tốt!
Nghiêm Thu Huyền
Giáo viên môn Anh văn, Trường THPT Đào Duy Từ, Hà Nội
Theo Dân Trí
Thi Tốt nghiệp tiếng Anh: chẳng khó chút nào Những teens nào còn đang lo sợ môn học này thì hãy nhanh tay nhanh mắt zoom vào đây nhé! Với những teens học ban A hay ban C thì tiếng Anh thực sự là môn học "tử thần" nếu trước đó các bạn không chú tâm học hành. Thế nhưng, có những cách để học tiếng Anh vừa nhẹ nhàng vừa có...