Liệu có tái diễn tình trạng 6 điểm 3 môn đỗ đại học?
Theo thống kê sơ bộ cho thấy, năm nay, nhiều trường đại học top dưới, đặc biệt là các trường đại học ngoài công lập, đang thiếu nguồn tuyển sinh.
Ngày 9/9, các trường đại học, cao đẳng trên cả nước đã nhận xong hồ sơ đăng ký xét tuyển nguyện vọng 2, bao gồm cả những hồ sơ gửi qua đường bưu điện. Tuy nhiên, Bộ GD&ĐT vẫn chưa có thống kê cuối cùng về tình hình đợt 2 xét tuyển này.
Qua khảo sát sơ bộ tại nhiều trường đại học, cao đẳng, năm nay, nhiều trường đại học top dưới, đặc biệt là các trường đại học ngoài công lập đang thiếu nguồn tuyển.
Tình trạng thiếu nguồn tuyển không phải năm nay mới xuất hiện. Thậm chí, trước đây, có trường gọi cả thí sinh đạt 6 điểm 3 môn nhập học. Tuy nhiên, điều khác biệt của kỳ tuyển sinh năm nay là một số trường vốn không phải lo về nguồn tuyển thì giờ cũng thiếu, như: Đại học Lâm Nghiệp hiện vẫn còn thiếu tới 700 chỉ tiêu.
Trường top giữa vốn rất hút thí sinh đăng ký vào hệ cao đẳng này, năm nay, lượng hồ sơ chỉ bằng 1/10 năm 2014.
Theo số liệu từ Bộ GD&ĐT, hơn 2/3 lượng thí sinh đã đỗ vào các trường đại học ngay từ đợt xét tuyển đầu tiên. Đồng thời, trên toàn hệ thống cũng đã có gần một nửa các trường tuyển đủ chỉ tiêu ngay từ đợt 1. Một nửa số trường còn lại chỉ có 1/3 số thí sinh thi THPT quốc gia có điểm trên sàn để tuyển sinh. Như vậy, cho dù cộng cả số thí sinh xét bằng học bạ thì chắc chắn nguồn tuyển vẫn thiếu.
Video đang HOT
Theo VTV
Xét tuyển đại học, các trường nhấp nhổm ngồi chờ bộ
Thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển vào Đại học Sài Gòn năm 2014. Ảnh: Nguyễn Duy
Ngày 1.8, các trường đại học, cao đẳng bắt đầu xét tuyển nguyện vọng một nhưng đến nay vẫn chưa hình dung phần mềm của Bộ Giáo dục sẽ hỗ trợ như thế nào. Trong khi đó phổ điểm ít có sự phân hóa, lại có gần 200 trường xét tuyển bằng học bạ THPT.
Ông Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm Tư vấn tuyển sinh và Dịch vụ đào tạo, Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP HCM cho biết, những năm trước, thí sinh nộp hồ sơ vào các trường rồi mới thi tuyển. Do đó, cách tính điểm chuẩn, phân bổ chỉ tiêu, xét tuyển đều được các trường chủ động làm.
"Năm nay, sử dụng phần mềm xét tuyển chung của Bộ nên mọi thứ mới mẻ. Các trường chỉ biết phần mềm qua tập huấn chứ chưa chạy thử", ông Sơn nói và cho biết thêm những trường tốp trên và giữa sẽ không bị ảnh hưởng nhiều bởi tỷ lệ ảo. Tuy nhiên, lượng ảo sẽ tập trung vào 200 trường xét tuyển bằng học bạ.
"Rất nhiều em tham dự kỳ thi THPT quốc gia nhưng vẫn xét tuyển đại học bằng học bạ. Nhưng dữ liệu tuyển sinh bằng học bạ không được đưa vào phần mềm tuyển sinh chung của Bộ. Do đó, sẽ có nhiều thí sinh trúng tuyển bằng cả 2 phương thức nên tỷ lệ ảo sẽ rất lớn", ông Sơn nói.
Giám đốc Trung tâm Tư vấn tuyển sinh và Truyền thông, Đại học Công nghệ TP HCM Nguyễn Quốc Anh cho rằng, việc xét tuyển năm nay giống như người mù đi trong đêm. Những năm trước, đại học này có khoảng 14.000 thí sinh dự thi. Chấm xong, trường thu được dữ liệu khoảng 6.000 em có tổng điểm 3 môn trên điểm sàn của Bộ. Chỉ cần tính điểm chuẩn, trường tuyển 60% chỉ tiêu. Nhưng năm nay trường mới có hơn 500 hồ sơ xét tuyển bằng học bạ.
"Chúng tôi rất lo lắng. Chỉ tiêu của trường năm nay là 5.100. Chắc chắn trường sẽ xét hết 4 đợt cho đến khi đủ chỉ tiêu", ông Quốc Anh nói.
Đại học Nông lâm TP HCM sẽ xét tuyển 30 ngành và 54 chuyên ngành bằng 4 khối A, A1, B, D1. "Phổ điểm năm nay không có sự phân hóa nên nhiều thí sinh sẽ trúng tuyển bằng một mức điểm. Trường dự định đưa tiêu chí phụ để phân loại thí sinh nhưng Bộ không cho nên chưa biết làm như thế nào", ông Trần Đình Lý, Trưởng phòng Đào tạo nói.
Dự kiến, điểm chuẩn vào Đại học Nông lâm TP HCM sẽ tăng hơn năm trước 2 điểm. Các khối A, A1, D sẽ lấy ở mức 20 điểm và khối B là 22 điểm. Trường chỉ xét nguyện vọng một chứ không xét nguyện vọng bổ sung. Điều trường này băn khoăn là không biết sử dụng phần mềm nào.
"Năm nay, Bộ yêu cầu tất cả trường phải xét tuyển theo phần mềm chung. Nó mới mẻ nên chưa biết hiệu quả ra sao. Trong khi đó, hơn 10 năm qua phần mềm xét tuyển của trường chạy rất ổn định và không có sai sót", ông Lý cho biết.
Ông Lý cũng lo lắng khi rút hồ sơ các trường có thực hiện đúng quy định là xóa dữ liệu của thí sinh đó để trường sau nhập vô hay không. Mỗi thí sinh được xét 4 ngành trong một trường khiến việc xác định thí sinh trúng tuyển từng ngành sẽ rắc rối hơn, đòi hỏi các trường phải tính toán rất kỹ. Để đảm bảo quyền lợi các em, những trường sử dụng phần mềm chung chỉ nhập dữ liệu của thí sinh có giấy chứng nhận kết quả thi bản gốc và 3 ngày phải cập nhật một lần để tránh sai sót.
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP HCM) đã cho thí sinh nộp hồ sơ trực tuyến trên website. Ông Phạm Tấn Hạ, Trưởng phòng Đào tạo cho biết, việc này sẽ giúp thí sinh làm quen với công tác xét tuyển và trường đỡ mất thời gian nhập dữ liệu. "Khi thí sinh gửi phiếu điểm qua đường bưu điện, trường mới đẩy thông tin lên phần mềm của Bộ. Tôi chỉ lo phần mềm xét tuyển chạy có ổn định hay không", ông Hạ nói.
Trong khi đó, Đại học Cần Thơ sẽ xây dựng phần mềm tuyển sinh riêng chứ không dụng phần mềm của Bộ Giáo dục. Hiệu phó Đỗ Văn Xê cho biết, việc này giúp trường xét tuyển một cách chủ động, không phụ thuộc vào dữ liệu chung. Thí sinh có thể nộp hồ sơ trực tuyến rồi gửi bản gốc giấy chứng nhận kết quả thi đến trường bằng đường bưu điện.
"Trường chỉ xét tuyển một đợt từ kết quả thi do các trường đại học chủ trì. Kinh nghiệm cho thấy, chỉ cần trừ đi 20% thí sinh ảo là được", ông Xê nói.
Ở nguyện vọng một, mỗi em được chọn 4 ngành trong một trường theo thứ tự ưu tiên. Trong quá trình xét tuyển, thí sinh được rút phiếu điểm để nộp qua trường khác. Không trúng tuyển ở đợt này, thí sinh còn 4 đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung.
Theo Vnexpress
Điểm chuẩn nguyện vọng 2 vào trường ĐH Công nghiệp Vinh ĐH Công nghiệp Vinh vừa công bố điểm chuẩn nguyện vọng 2 vào các nghành dành cho hệ đại học và cao đẳng. Đồng thời trường cũng công bố mức thu học phí cụ thể. ĐH Công nghiệp Vinh vừa thông báo tiếp tục xét tuyển nguyện vọng 2 ở tất cả các ngành đào tạo với 2000 chỉ tiêu hệ đại học...