Liệu châu Âu có nối lại dòng chảy năng lượng từ Nga hay không?

Theo dõi VGT trên

“Cây cầu năng lượng” giữa Nga và EU vốn được xây dựng trong nhiều thập kỷ và đã đứng vững trong những giai đoạn gập ghềnh nhất của Chiến tranh Lạnh.

Nhưng mọi thứ đã thay đổi kể từ tháng 2 năm nay.

Liệu châu Âu có nối lại dòng chảy năng lượng từ Nga hay không? - Hình 1
Đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 1 tại Lubmin, Đức, ngày 8/3/2022. Ảnh: Reuters/TTXVN

Tại cuộc họp chuyên ngành do Viện Nghiên cứu Năng lượng Oxford tổ chức tuần trước, các giám đốc điều hành, nhà hoạch định chính sách và chuyên gia tư vấn đã được đặt câu hỏi về việc liệu Liên minh châu Âu (EU) có một lần nữa chọn Nga là nhà cung cấp khí đốt chính của mình hay không.

Cuộc thăm dò trên cho thấy ý kiến của họ được chia thành hai nửa: 40% có và 40% không, phần còn lại chưa thể quyết định.

Tờ Bloomberg đã chỉ ra một vài yếu tố cho thấy khả năng dòng chảy năng lượng được khơi thông trở lại vẫn là lựa chọn tốt đẹp hơn cả. Dù các nhà lãnh đạo châu Âu cam kết sẽ không quay trở lại hoạt động kinh doanh tại Nga sau cuộc chiến ở Ukraine, nhưng thực tế khó phủ nhận về sức mạnh địa lý và thị trường của Moskva có thể lấn át ngay cả những nhà hoạch định chính sách kiên quyết nhất.

Việc điều đó có thành hiện thực hay không không chỉ quan trọng đối với thị trường năng lượng châu Âu và những “gã khổng lồ” công nghiệp ở đây, mà còn mang tính sống còn đối với tương lai của các khoản đầu tư khí đốt ở các quốc gia khác, từ Qatar đến Mozambique và Mỹ. Hàng tỷ USD trong các cơ sở xuất khẩu khí đốt đang bị đe dọa.

Đầu tiên, về lịch sử, trước khi Tổng thống Vladimir Putin phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine hồi cuối tháng 2, Moskva đã cung cấp cho châu Âu khoảng 40% lượng khí đốt mà lục địa này tiêu thụ. “Cây cầu năng lượng” giữa Nga và EU, vốn được xây dựng trong nhiều thập kỷ, đã đứng vững trong những giai đoạn gập ghềnh nhất của Chiến tranh Lạnh, sự sụp đổ của Liên Xô cũng như quá trình tự do hóa thị trường năng lượng châu Âu.

Thế nhưng, mọi thứ đã thay đổi kể từ tháng 2 năm nay. Sau khi hứng chịu hàng loạt biện pháp trừng phạt, Tổng thống Putin đã cắt giảm xuất khẩu sang châu Âu, với hy vọng phá vỡ được sự thống nhất ủng hộ Ukraine của khối này. Khu vực này vẫn còn mua nhiều khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga, nhưng xuất khẩu khí đốt qua đường ống đã sụt giảm. Tỷ lệ khí đốt của Nga trong hỗn hợp châu Âu sẽ giảm xuống dưới 10% vào năm 2023. Trong khi EU đã cấm nhập khẩu dầu từ Nga, thì họ lại không làm điều tương tự với khí đốt của Nga.

Tuy nhiên, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã lập mô hình một kịch bản cho thấy dòng khí đốt của Nga vào châu Âu giảm xuống mức nhỏ giọt vào năm 2025 và bằng 0 vào năm 2028, do nhập khẩu LNG nhiều hơn và sản xuất nhiều hơn tại các trang trại năng lượng mặt trời và gió.

Cơ quan này đánh giá sự rạn nứt thương mại khí đốt giữa Nga và châu Âu sẽ là vĩnh viễn. Tại các thủ đô châu Âu, giới chức địa phương kiên quyết khẳng định họ đã rút ra được bài học của mình. Bộ trưởng Năng lượng Áo Leonore Gewessler cho biết: “Chúng ta sẽ chỉ thực sự tự do khi hoàn toàn không sử dụng khí đốt của Nga”.

Liệu châu Âu có nối lại dòng chảy năng lượng từ Nga hay không? - Hình 2
Tàu chở khí tự nhiên hoá lỏng (LNG) neo gần nhà máy LNG trên đảo Sakhalin, ngoại ô thị trấn Korsakov thuộc Liên bang Nga. Ảnh: AFP/TTXVN

Video đang HOT

Trong khi đó, ông Michael Kretschmer, nhà lãnh đạo bang Sachsen của Đức và là một chính trị gia bảo thủ nổi tiếng, lại tuyên bố rằng việc vĩnh viễn mất đi nguồn khí đốt của Nga sẽ là sự thiếu hiểu biết về mặt lịch sử và sai lầm về mặt địa chính trị. Đối với nhiều chính trị gia Đức, giá cả rất quan trọng. Berlin đang trả 180 USD cho mỗi megawatt giờ để nhập khẩu khí đốt, cao hơn khoảng 7 lần so với mức trung bình từ năm 2010 đến năm 2020. Để hỗ trợ người tiêu dùng và các doanh nghiệp trong nước, Đức đang chi hàng tỷ USD tiền trợ cấp.

Trong lịch sử của ngành dầu khí, một số vụ nối lại giao thương tưởng chừng bất khả thi lại đã xảy ra. Điển hình là ví dụ của Iraq. Liên hợp quốc đã áp đặt lệnh cấm vận hoàn toàn đối với dầu mỏ của Iraq bốn ngày sau khi nước này xâm lược Kuwait vào tháng 8/1990.

Ngay cả sau khi Mỹ đánh bại nhà lãnh đạo Saddam Hussein một năm sau đó, Washington vẫn nhất quyết giữ lệnh cấm vận để tước bỏ khả năng tiến hành một cuộc chiến tranh khác của ông này. Năm 1996, Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận, thay thế nó bằng một hệ thống được gọi là đổi dầu lấy lương thực, cho phép Saddam sử dụng tiền thu được từ việc bán dầu thô cho các nhu cầu nhân đạo. Đến năm 2001, Mỹ đã nhập khẩu lượng dầu thô của Iraq nhiều như đầu năm 1990 – trong khi Saddam vẫn nắm quyền ở Baghdad.

Liệu đều tương tự có xảy ra đối với khí đốt của Nga? Hoàn toàn có thể. Châu Âu có lẽ không bao giờ quay trở lại các hợp đồng dài hạn như trước đây với Nga, cũng như sẽ nhập khẩu ít khí đốt hơn khi ngành năng lượng tái tạo phát triển mạnh. Nhưng nếu EU muốn duy trì tính cạnh tranh của các ngành công nghiệp hóa chất, thực phẩm và công nghiệp nặng, thì nó vẫn cần đến dòng khí đốt giá rẻ. Và không có nước nào ở châu Âu bán khí đốt rẻ hơn Nga.

Theo cách nào đó, Kiev có thể sẽ thuyết phục châu Âu mua khí đốt của Nga thông qua các đường ống chạy dọc Ukraine từ Đông sang Tây. Điều khoản về việc Nga phải đóng góp vào chi phí tái thiết Ukraine có thể là một phần trong bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào. Nguồn tiền đó sẽ lên tới hàng chục tỷ USD, nếu không muốn nói là nhiều hơn.

Vậy làm thế nào Điện Kremlin đền bù chi phí tái thiết cho Ukraine? Cũng giống như cách mà Saddam Hussein và các nhà lãnh đạo kế nhiệm của Iraq đã làm. Họ đã trả 52,4 tỷ USD tiền bồi thường thiệt hại cho Kuwait bằng cách bán các loại nhiên liệu hóa thạch.

Mới đây, ngày 5/12, EU, Australia và Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) bắt đầu áp giá trần đối với dầu thô Nga nhập khẩu bằng đường biển ở mức 60 USD/thùng để trừng phạt Moskva sau khi tiến hành chiến dịch ở Ukraine. Tuy nhiên, những tính toán giữa hai bờ Đại Tây Dương và cách mà Nga ứng xử với biện pháp trừng phạt mới này có thể khiến vấn đề đi lệch đường ray.

Xung đột Ukraine sẽ đẩy nhanh chuyển đổi năng lượng tái tạo ở châu Âu?

Sản xuất năng lượng tái tạo ở châu Âu đã đạt mức kỷ lục sau khi Nga triển khai chiến dịch quân sự tại Ukraine.

Điều này khiến một số nhà phân tích dự đoán rằng châu Âu đã sẵn sàng tăng tốc trong quá trình tạo ra năng lượng sạch.

Xung đột Ukraine sẽ đẩy nhanh chuyển đổi năng lượng tái tạo ở châu Âu? - Hình 1
Trạm nén khí của đường ống Yamal nối Nga với Tây Âu, thuộc sở hữu của Tập đoàn Gazprom. Ảnh: Reuters

Tuy nhiên, các nhà phân tích khác lại dự báo lượng khí thải của châu Âu sẽ giảm "nhờ" suy thoái kinh tế, chính sách "thắt lưng buộc bụng" năng lượng và phi công nghiệp hóa trong năm tới.

Theo báo cáo của các tổ chức nghiên cứu năng lượng E3G và Ember, từ tháng 3 đến tháng 9 năm nay, lượng điện năng được tạo ra từ gió và quang điện Mặt Trời ở Liên minh châu Âu (EU) đã tăng kỷ lục 13% so với cùng kỳ năm ngoái - từ 311TWh lên 350TWh.

Vào thời điểm Nga đang cắt giảm nguồn cung khí đốt cho châu Âu, làm dấy lên lo ngại về tình trạng thiếu điện, sự phát triển của năng lượng tái tạo dường như mang ý nghĩa to lớn. Đây được cho là nguồn cung năng lượng đảm bảo với mức giá ổn định. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), các nhà sản xuất nhiên liệu hóa thạch, bao gồm cả Nga, đã kiếm được 2 nghìn tỷ USD trong xung đột tại Ukraine.

E3G và Ember cho biết việc sản xuất điện Mặt Trời và điện gió của EU đã giúp lục địa này không phải nhập khẩu khoảng 70 tỷ m3 khí đốt, trị giá 99 tỷ USD.

Chuyên gia Artur Patuleia, một trong những tác giả của báo cáo, bình luận: "Cuộc xung đột này có hai tác động. Thứ nhất là giúp đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đã và đang trong quá trình thực hiện. Thứ hai là thúc đẩy tham vọng của các quốc gia thành viên EU trong những năm tới",

Giáo sư Jonathan Stern, người đứng đầu Viện Nghiên cứu Năng lượng Oxford, lại ít lạc quan hơn. Ông cho rằng: "Chúng tôi đang trải qua cuộc suy thoái kinh tế lớn ở châu Âu. Tôi nghĩ nó có thể còn tồi tệ hơn suy thoái do đại dịch COVID-19 trong năm 2020, dẫn đến quá trình phi công nghiệp hóa, buộc các ngành công nghiệp phải chuyển hướng sang thị trường Trung Đông và Mỹ. Không điều gì trong số đó là tín hiệu tốt và chúng cho thấy sự bất ổn chính trị".

Bên cạnh đó, các công ty công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng, chẳng hạn như kim loại, nói rằng giá năng lượng cao có thể khiến họ phải rời khỏi châu Âu.

Trong khi đó, ông Stern nhận định rằng năng lượng tái tạo vẫn sẽ hấp dẫn, nhưng nhiều quốc gia châu Âu sẽ không có đủ kinh phí để mở rộng quy mô, vì các chính phủ đã cam kết chi 500 tỷ USD để hỗ trợ ngành các công nghiệp và người tiêu dùng khi giá nhiên liệu tăng cao. Con số này cao gấp đôi so với việc EU đang cung cấp các khoản bảo lãnh cho vay đối với năng lượng tái tạo thông qua Quỹ phục hồi trong giai đoạn 2020-2027.

"Về khoản ngân sách 500 tỷ, khi lo sợ người dân sẽ bị cắt nguồn cung năng lượng, các chính phủ sẵn sàng cam kết gần như bất kỳ khoản tiền nào để ngăn chặn điều này. Tuy nhiên, một trong những vấn đề là có vẻ như đầu tư vào năng lượng tái tạo đang chậm lại, ít nhất là ở nhiều nước châu Âu. Cách để khắc phục điều này là các chính phủ phải vào cuộc và chi tiền để đảm bảo tiến trình chuyển đổi năng lượng. Tuy nhiên, trớ trêu thay, các chính phủ đang thiếu tiền".

Tác động lâu dài của xung đột

Xung đột Ukraine sẽ đẩy nhanh chuyển đổi năng lượng tái tạo ở châu Âu? - Hình 2
Ảnh minh họa: Reuters

IEA tin rằng rạn nứt năng lượng giữa EU và Nga là vĩnh viễn.

Theo một phần của lệnh trừng phạt của EU, khu vực này đã ngừng nhập khẩu than của Nga từ tháng 8, dầu thô sẽ ngừng chảy trong tháng 12 và các sản phẩm dầu tinh luyện sẽ bị cấm vào tháng 2/2023,

Để trả đũa, Nga đã cắt giảm 80% lượng khí đốt cấp cho châu Âu so với năm ngoái. IEA cho biết trong báo cáo Triển vọng Năng lượng Thế giới hàng năm, việc mất nguồn cung khí đốt của Nga đã dẫn đến sự phụ thuộc nhiều hơn vào than.

"Nhưng trong tất cả các kịch bản, EU đã bù đắp cho sự thiếu hụt năng lượng nhập khẩu từ Nga bằng quá trình chuyển đổi nhanh chóng khỏi khí đốt tự nhiên thông qua việc tăng cường bổ sung năng lượng tái tạo, thúc đẩy xây dựng thêm các tòa nhà và lắp đặt máy bơm nhiệt", báo cáo của IEA cho biết.

Điều này dẫn tới một số hiệu ứng mang tính toàn cầu. Nhiên liệu hóa thạch trong nhiều thập kỷ đã đáp ứng khoảng 80% tổng nhu cầu năng lượng. Lần đầu tiên, IEA nhận thấy con số này sẽ giảm xuống 75% vào năm 2030 và 60% vào năm 2050. Nếu những cam kết được thực hiện, tỷ lệ đó có lẽ sẽ giảm hơn nữa.

IEA cũng dự báo đầu tư hàng năm trên toàn cầu vào năng lượng tái tạo sẽ tăng gần gấp đôi, lên 2 nghìn tỷ USD vào năm 2030. Song cơ quan này cho rằng điều đó không đủ để đáp ứng mục tiêu về không phát thải ròng vào năm 2050 của Liên hợp quốc. Dẫy vậy, đây vẫn là sự cải thiện lớn.

"Đây có thể là bước ngoặt lịch sử hướng tới một hệ thống năng lượng sạch hơn và an toàn hơn nhờ phản ứng chưa từng có từ các chính phủ trên thế giới", Giám đốc Điều hành IEA Fatih Birol cho biết.

"Hành trình xanh" của châu Âu chao đảo

Xung đột Ukraine sẽ đẩy nhanh chuyển đổi năng lượng tái tạo ở châu Âu? - Hình 3
Đường ống dẫn khí đốt thuộc dự án Nord Stream 2 tại Lubmin, Đức ngày 21/9/2021. Ảnh: AFP

IEA cho biết 5 năm sau Hiệp định Paris - nơi các thành viên Liên hợp quốc cam kết hạn chế tình trạng nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C - đầu tư toàn cầu vào năng lượng tái tạo ở mức 1 nghìn tỷ USD/năm.

Vào năm 2020, trong thời kỳ suy thoái do đại dịch COVID-19, châu Âu đã tung ra gói kích thích trị giá 730 tỷ USD, thông qua Quỹ Phục hồi. Trong đó, 37% ngân sách đầu tư vào việc sản xuất điện tái tạo. Điều này nhằm giúp thực hiện mục tiêu tạo ra 32% tổng mức tiêu thụ năng lượng cuối cùng từ năng lượng tái tạo vào năm 2030.

Vào năm 2021, trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng có tác động nghiêm trọng hơn, EU đã quyết định đặt mục tiêu năng lượng tái tạo sẽ chiếm tỷ trọng 40% tổng mức tiêu thụ năng lượng vào năm 2030.

Ba tháng sau khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào tháng 2, EU đã nâng mục tiêu đó lên 45%.

Tổng tiêu thụ năng lượng cuối cùng bao gồm sản xuất điện, vận chuyển, sưởi ấm và làm mát. Để đáp ứng yêu cầu này, EU cần sản xuất ít nhất 69% điện năng từ năng lượng tái tạo.

E3G và Ember tin rằng tham vọng của một số quốc gia thành viên đã vượt xa mục tiêu đó. Bồ Đào Nha, Áo, Đan Mạch và Hà Lan có kế hoạch sản xuất tất cả điện từ năng lượng tái tạo vào năm 2030. Đức và Tây Ban Nha có kế hoạch sản xuất khoảng 80% vào thời điểm đó.

Vào tháng 7, Ủy ban châu Âu đã yêu cầu các quốc gia tự nguyện cắt giảm 15% lượng tiêu thụ khí đốt. Các nhà phân tích nói rằng hầu hết các quốc gia đã đạt được mục tiêu đó.

"Suy thoái sẽ giúp giảm lượng khí thải toàn cầu, ít nhất là trong ngắn hạn. Thế giới đã nhận thấy rõ điều này trong đại dịch COVID-19, khi lệnh phong tỏa giúp giảm 4% mức sử dụng năng lượng và giảm 5,8% lượng khí thải - mức lớn nhất từ trước đến nay. Giờ đây, mọi người cho rằng khủng hoảng năng lượng là một điều tốt, bởi vì dù sao chúng ta cũng phải cắt giảm lượng khí thải".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Nghi phạm cho nổ xe trước khách sạn Trump dùng ChatGPT lên kế hoạchNghi phạm cho nổ xe trước khách sạn Trump dùng ChatGPT lên kế hoạch
12:48:54 10/01/2025
Lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Trump hút tài trợ, 'cháy' ghế VIPLễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Trump hút tài trợ, 'cháy' ghế VIP
13:55:44 09/01/2025
Trận động đất vừa xảy ra ở Tây Tạng mạnh như thế nào?Trận động đất vừa xảy ra ở Tây Tạng mạnh như thế nào?
15:12:05 09/01/2025
Thực phẩm chức năng men gạo đỏ của Kobayashi liên quan đến tổn thương thận kéo dàiThực phẩm chức năng men gạo đỏ của Kobayashi liên quan đến tổn thương thận kéo dài
08:43:58 09/01/2025
Cơn ác mộng cháy rừng đẩy miền Nam California vào khủng hoảngCơn ác mộng cháy rừng đẩy miền Nam California vào khủng hoảng
20:54:47 09/01/2025
Thảm họa cháy rừng ở Mỹ: "Bão lửa" càn quét như địa ngụcThảm họa cháy rừng ở Mỹ: "Bão lửa" càn quét như địa ngục
10:00:11 10/01/2025
Hàn Quốc tìm cách bắt giữ pháp sư thân cận với Tổng thống YoonHàn Quốc tìm cách bắt giữ pháp sư thân cận với Tổng thống Yoon
12:55:43 09/01/2025
Tòa án tối cao bác kháng nghị, ông Trump sẽ bị tuyên án trong hôm nayTòa án tối cao bác kháng nghị, ông Trump sẽ bị tuyên án trong hôm nay
20:05:13 10/01/2025

Tin đang nóng

Khẩn trương điều tra nghi án hai vợ chồng giáo viên bị sát hại tại nhà riêngKhẩn trương điều tra nghi án hai vợ chồng giáo viên bị sát hại tại nhà riêng
18:19:29 10/01/2025
Vũ Thu Phương ly hôn chồng doanh nhân sau 13 năm gắn bóVũ Thu Phương ly hôn chồng doanh nhân sau 13 năm gắn bó
21:07:57 10/01/2025
Minh Tuyết, Minh Hằng sốc với kết quả công diễn 5 "Chị đẹp đạp gió 2024"Minh Tuyết, Minh Hằng sốc với kết quả công diễn 5 "Chị đẹp đạp gió 2024"
18:22:48 10/01/2025
Loạt sao Hollywood sụp đổ khi biệt thự bị thiêu rụi trong biển lửa ở CaliforniaLoạt sao Hollywood sụp đổ khi biệt thự bị thiêu rụi trong biển lửa ở California
22:05:18 10/01/2025
Sao Hollywood nghẹn ngào khi vợ sắp sinh mà nhà bị cháy rụiSao Hollywood nghẹn ngào khi vợ sắp sinh mà nhà bị cháy rụi
22:30:51 10/01/2025
Sao Việt 10/1: Hồ Ngọc Hà đọ sắc Lưu Diệc Phi, Anne HathawaySao Việt 10/1: Hồ Ngọc Hà đọ sắc Lưu Diệc Phi, Anne Hathaway
18:09:40 10/01/2025
9X Việt được chàng trai Đan Mạch rủ về nhà sống sau 3 tuần quen qua app hẹn hò, cái kết bất ngờ9X Việt được chàng trai Đan Mạch rủ về nhà sống sau 3 tuần quen qua app hẹn hò, cái kết bất ngờ
20:45:48 10/01/2025
Khán giả ở Mỹ đi xem Mỹ Tâm chật kín thang máy, một nữ nghệ sĩ choáng vángKhán giả ở Mỹ đi xem Mỹ Tâm chật kín thang máy, một nữ nghệ sĩ choáng váng
19:36:42 10/01/2025

Tin mới nhất

Hé lộ tác nhân bất ngờ gây ra hàng loạt bệnh ung thư tại Mỹ

Hé lộ tác nhân bất ngờ gây ra hàng loạt bệnh ung thư tại Mỹ

21:04:14 10/01/2025
Chúng đã xuất hiện ở những nơi xa xôi và nguyên sơ nhất trên Trái Đất, bao gồm Nam Cực, các rãnh đại dương sâu, và băng biển Bắc Cực".
Ông Trump xác nhận đang bố trí cuộc gặp với Tổng thống Putin

Ông Trump xác nhận đang bố trí cuộc gặp với Tổng thống Putin

20:32:12 10/01/2025
Ông Trump cam kết sẽ góp phần chấm dứt xung đột giữa Nga và Ukraine. Ông cũng tuyên bố sẽ đưa Tổng thống Putin và người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky đến bàn đàm phán.
Cận vệ Tổng thống đề nghị tránh đổ máu trong nỗ lực bắt giữ ông Yoon Suk Yeol

Cận vệ Tổng thống đề nghị tránh đổ máu trong nỗ lực bắt giữ ông Yoon Suk Yeol

20:26:26 10/01/2025
Ông Park Chong-jun, Giám đốc PSS, đưa ra những phát biểu này khi ông xuất hiện trước cơ quan cảnh sát để bị thẩm vấn về những cáo buộc liên quan hoạt động cố gắng bắt giữ Tổng thống Yoon Suk-yeol vào tuần trước của các nhà điều tra.
Dự báo kinh tế thế giới duy trì mức tăng trưởng 2,8% trong năm 2025

Dự báo kinh tế thế giới duy trì mức tăng trưởng 2,8% trong năm 2025

20:20:18 10/01/2025
LHQ lưu ý biện pháp nới lỏng tiền tệ sẽ không đủ để phục hồi tăng trưởng toàn cầu hoặc thu hẹp khoảng cách chênh lệch đang ngày càng tăng giữa các nền kinh tế.
Thực hư tin Trung Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp vì virus gây viêm phổi

Thực hư tin Trung Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp vì virus gây viêm phổi

20:20:14 10/01/2025
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc ngày 9.1 thông báo virus gây viêm phổi trên người (human metapneumovirus - HMPV) vẫn ở mức cao.
Đảng Tự do cầm quyền Canada ấn định thời điểm tổ chức bầu lãnh đạo

Đảng Tự do cầm quyền Canada ấn định thời điểm tổ chức bầu lãnh đạo

20:18:11 10/01/2025
Tuyên bố từ chức được đưa ra khi ông Trudeau chịu sức ép từ nội bộ đảng, trong bối cảnh kết quả của những cuộc thăm dò dư luận gần đây đều cho thấy đảng này sẽ thất bại nặng nề trong cuộc bầu cử tiếp theo.
Thách thức bủa vây trước lễ nhậm chức của ông Trump

Thách thức bủa vây trước lễ nhậm chức của ông Trump

20:11:16 10/01/2025
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump hiện bước vào giai đoạn quan trọng trước lễ nhậm chức ngày 20.1. Ông cũng gặp khó khăn khi nội bộ đảng Cộng hòa vẫn chưa thống nhất về chiến lược lập pháp.
Từ biến đổi khí hậu tới thảm họa cháy rừng

Từ biến đổi khí hậu tới thảm họa cháy rừng

20:10:51 10/01/2025
Hiện tại, thời tiết đã đổi chiều. Hạn hán đã bao trùm miền Nam California sau một trong những mùa Hè nóng nhất từng được ghi nhận tại khu vực này và khởi đầu mùa mưa khô hạn nhất trong lịch sử.
Ngân hàng, nhà mạng Thái Lan sẽ đền tiền cho khách hàng bị lừa qua mạng?

Ngân hàng, nhà mạng Thái Lan sẽ đền tiền cho khách hàng bị lừa qua mạng?

20:07:58 10/01/2025
Bộ Kinh tế và Xã hội kỹ thuật số Thái Lan thúc đẩy sửa đổi luật tăng hình phạt tù giam đối với tội phạm mạng và buộc các ngân hàng, nhà mạng chịu trách nhiệm đối với các vụ khách hàng bị lừa qua mạng.
Liên hợp quốc thúc đẩy các sáng kiến hòa bình tại Yemen

Liên hợp quốc thúc đẩy các sáng kiến hòa bình tại Yemen

20:05:57 10/01/2025
Ngoài ra, chuyến thăm này cũng là để thúc đẩy việc trả tự do cho các nhân viên của LHQ, các tổ chức phi chính phủ, các nhân viên ngoại giao đã bị Houthi bắt giữ trước đó.
Airbus trên đà phục hồi, giao hơn 760 máy bay trong năm 2024

Airbus trên đà phục hồi, giao hơn 760 máy bay trong năm 2024

20:03:25 10/01/2025
Đánh giá về những kết quả này, ông Christian Scherer, Giám đốc bộ phận máy bay thương mại của Airbus, vẫn coi năm 2024 là một năm thành công, bất chấp môi trường kinh doanh phức tạp và đang thay đổi nhanh chóng mà hãng phải đối mặt.
Trung Đông âm ỉ bất ổn

Trung Đông âm ỉ bất ổn

20:02:34 10/01/2025
Triển vọng ngừng bắn giữa Israel và Hamas chưa rõ ràng trong khi Syria đối diện nguy cơ bất ổn mới trước đe dọa quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ.

Có thể bạn quan tâm

Ngoại hình "không góc chết" của bạn trai Hoa hậu Hương Giang

Ngoại hình "không góc chết" của bạn trai Hoa hậu Hương Giang

Sao việt

23:48:46 10/01/2025
Bạn trai của Hoa hậu Hương Giang là Nguyễn Phú Cường, gây ấn tượng với ngoại hình điển trai, phong thái cuốn hút, vẻ nam tính và thân hình săn chắc.
"Kiều nữ" Hàn Quốc quyết kiện sau khi bị dọa giết

"Kiều nữ" Hàn Quốc quyết kiện sau khi bị dọa giết

Sao châu á

23:24:46 10/01/2025
Nữ diễn viên Hàn Quốc Bae Seul-ki và chồng là YouTuber Shim Lee-seob có hành động pháp lý mạnh mẽ sau khi nhận được những lời đe dọa.
Siêu phẩm ngôn tình chiếu 200 lần vẫn top 1 rating, nam chính là tổng tài bá đạo 20 năm không có đối thủ

Siêu phẩm ngôn tình chiếu 200 lần vẫn top 1 rating, nam chính là tổng tài bá đạo 20 năm không có đối thủ

Phim châu á

23:20:08 10/01/2025
Hoàng Tử Ếch cũng được coi là siêu phẩm xuất sắc nhất của thể loại tình yêu cổ tích giữa nàng Lọ Lem và hoàng tử.
Tại sao sự nghiệp điện ảnh của Song Joong Ki gặp khó khăn?

Tại sao sự nghiệp điện ảnh của Song Joong Ki gặp khó khăn?

Hậu trường phim

22:48:57 10/01/2025
Sau Ro Gi Wan, đến lượt phim mới Bogotá: The Last Chance của Song Joong Ki thất bại tại phòng vé, khiến nam diễn viên kéo dài chuỗi thất bại của mình.
'Khai rạp' đầu năm Ất Tỵ với 'Đèn âm hồn': Bộ phim tâm linh đậm chất văn hóa dân gian

'Khai rạp' đầu năm Ất Tỵ với 'Đèn âm hồn': Bộ phim tâm linh đậm chất văn hóa dân gian

Phim việt

22:40:28 10/01/2025
Phim điện ảnh Đèn âm hồn với những hình ảnh ma mị, kỳ bí đan xen với yếu tố văn hóa dân gian độc đáo chắc hẳn sẽ là lựa chọn thú vị để các khán giả yêu thích dòng phim tâm linh khai rạp đầu năm.
Jungkook: BTS sẽ đoàn tụ sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự

Jungkook: BTS sẽ đoàn tụ sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự

Nhạc quốc tế

22:25:47 10/01/2025
Năm 2025 là năm vô cùng đặc biệt với BTS và những người hâm mộ khi đánh dấu sự trở lại của đầy đủ 7 thành viên sau khi hoàn thành nghĩa vụ của mình.
Dương Edward bắt tay Nguyễn Minh Cường ra mắt EP Song Song

Dương Edward bắt tay Nguyễn Minh Cường ra mắt EP Song Song

Nhạc việt

22:22:59 10/01/2025
Dương Edward (phải) và nhạc sĩ Nguyễn Minh Cường cho biết, các ca khúc trong Song song sẽ lần lượt được ra mắt trong thời gian sắp tới
Bộ Y tế vào cuộc vụ 1 người tử vong, 4 người nghi ngộ độc rượu ngâm lá cây

Bộ Y tế vào cuộc vụ 1 người tử vong, 4 người nghi ngộ độc rượu ngâm lá cây

Tin nổi bật

22:17:12 10/01/2025
Theo đó, Cục An toàn thực phẩm đã nhận được báo cáo nhanh của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Quảng Ninh về vụ nghi ngờ ngộ độc do sử dụng rượu ngâm với cây lạ lấy trong rừng.
Điều gì xảy ra với cơ thể nếu ăn đậu bắp thường xuyên?

Điều gì xảy ra với cơ thể nếu ăn đậu bắp thường xuyên?

Sức khỏe

22:15:09 10/01/2025
Nhờ chứa canxi, vitamin K và axit folic nên đậu bắp sẽ giúp cải thiện quá trình trao đổi chất ở các khớp xương từ đó giúp xương chắc khỏe, giảm tình trạng mất xương hoặc loãng xương nghiêm trọng.
Quyền Linh ngỡ ngàng khi người đàn ông U.60 từ chối bà chủ salon xinh đẹp

Quyền Linh ngỡ ngàng khi người đàn ông U.60 từ chối bà chủ salon xinh đẹp

Tv show

22:07:46 10/01/2025
Ông chủ tiệm hoa đến Bạn muốn hẹn hò tìm hạnh phúc mới, được Quyền Linh mai mối cho chủ salon xinh đẹp. Sau quá trình trò chuyện, đàng trai gây bất ngờ khi từ chối hẹn hò vì thấy chưa rung động.
Bức ảnh chụp màn hình trị giá 2,7 tỷ đồng khiến hàng ngàn người giật mình

Bức ảnh chụp màn hình trị giá 2,7 tỷ đồng khiến hàng ngàn người giật mình

Netizen

22:05:34 10/01/2025
Nhìn bức ảnh này, có người nể, có người lại bảo chẳng ham . 2,7 tỷ đồng - Nếu đây là số dư sổ tiết kiệm, hẳn mọi người đều sẽ phấn khởi ra mặt; nhưng nếu đây là dư nợ, câu chuyện chắc chắn sẽ rất khác.