Liệu Azerbaijan có giúp ‘giải cứu’ châu Âu khỏi khủng hoảng khí đốt?
Cuộc chiến Nga-Ukraine làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, gây suy giảm tăng trưởng kinh tế trên toàn thế giới.
Nhưng nó cũng mở ra cơ hội cho Azerbaijan – quốc gia nằm ở điểm giao kết giữa châu Á và châu Âu.
Sơ đồ tuyến Hành lang khí đốt phương Nam (SGC), với ba tuyến đường ống hợp phần là SCP, TANAP và TAP đưa khí đốt từ Azerbaijan sang châu Âu. Ảnh: Azertag.az
Mỹ và phương Tây đã áp trừng phạt dầu mỏ, khí đốt nhằm vào Nga. Nhưng Azerbaijan lại đang trên lộ trình tăng lượng khí đốt xuất khẩu trong năm 2022 và những năm tiếp theo, thông qua tuyến đường ống Hành lang khí đốt phương nam (SGC).
Đây là tuyến đường ống dài 3.500km, chạy qua 7 nước, cung cấp khí đốt cho Thổ Nhĩ Kỳ và châu Âu. Hiện tại, Azerbaijan cung ứng khoảng 10 tỉ m3 khí đốt cho châu Âu và 6 tỉ m3 khí đốt cho Thổ Nhĩ Kỳ thông qua SGC.
Video đang HOT
Để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu của các nước, Azerbaijan sẽ đưa vào khai thác hai mỏ khí đốt mới, sẵn sàng bỏ vốn đầu tư để mở rộng công suất của SCG, thông qua việc lắp đặt thêm các trạm nén khí giúp tăng gấp đôi lượng khí vận chuyển qua tuyến đường ống. Theo Bộ trưởng Bộ Kinh tế nước này, điểm nghẽn nằm ở “đầu tư dưới chuẩn” của châu Âu về hạ tầng, cản trở khả năng cung ứng khí đốt của Azerbaijan.
Tuyến đường ống dẫn dầu Baku-Tbilisi-Supsa do Azerbaijan đầu tư chạy qua Biển Đen tạm thời ngừng hoạt động cho tới cuối tháng 6 này. Lượng dầu thô được chuyển sang tuyến đường ống Baku-Tbilisi-Ceyhan nằm ở bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ bên bờ Địa Trung Hải. Việc “nắn dòng” này giúp tăng vị thế của Ankara, khi Thổ Nhĩ kỳ là điểm trung gian của SGC, với tuyến đướng ống khí đốt Trans-Anatolian (TANAP) là hợp phần lớn nhất của hàng lang.
Hai hợp phần còn lại của SGC là đường ống dẫn khí Nam Caucasus (SCP), đường ống dẫn khí đốt xuyên Adriatic (TAP). Mạng lưới này giúp đảm bảo cung cấp khí đốt từ mỏ Shah Deniz ở Biển Caspi của Azerbaijan cho khu vực phía nam châu Âu gồm các nước Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, Albania, Bulgaria và nhiều nước Đông Âu
Phát biểu trước báo giới bên lề Diễn đàn Ngoại giao Antalya tại Thổ Nhĩ Kỳ hồi cuối tháng 3 vừa qua, Bộ trưởng Năng lượng Azerbaijan Parviz Shahbazov cho biết với trữ lượng 2,6 tỉ m3 khí đốt, Azerbaijan có đủ năng lượng để xuất sang các nước láng giếng và châu Âu. Ông khẳng định việc mở rộng SGC sẽ sớm được triển khai, khi Azerbaijan đã khởi động các cuộc đối thoại với các nước châu Âu, khu vực tây Balkan và vùng Đông Âu.
SGC là một trong số rất ít các dự án năng lượng lớn nhất được nguồn tín dụng của gần như toàn bộ các thiết chế tài chính lớn toàn cầu, từ Ngân hàng Thế giới (WB) Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu (EBRD), Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EBI), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Đầu tư hạ tầng châu Á (AIIB). Điều này chứng tỏ SCG là một dự án có độ tin cậy cao, cùng với đó là uy tín nổi bật của Azerbaijan, nước đóng góp hơn 10 tỉ USD trên tổng số 30 tỉ USD vốn đầu tư của dự án.
Là một lựa chọn thay thế mới, nhưng SGC không phải là “kẻ cạnh tranh” với các tuyến đường ống khí đốt hiện hữu ở châu Âu. Trái lại, hàng lang này kết nối châu Âu với nguồn khí đốt mới của Azerbaijan ở biển Caspi và nhìn về tương lai là các nước trong khu vực này. Kế đến, SGC tạo ra một hệ thống vận chuyển khí đốt thay thế, có thể mở rộng thêm nhiều tuyến, nhánh trong dài hạn.
Baku giờ đây có thể vào cuộc và đề nghị cung ứng năng lượng đáp ứng nhu cầu của châu Âu theo thỏa thuận mua bán có thời hạn hiệu lực kéo dài nhiều thập kỉ nhằm có được nguồn lực tài chính giúp mở rộng, nâng cấp SGC. Azerbaijan không muốn gây căng thẳng trong quan hệ với các nước láng giềng như Nga, Iran. Baku cũng sẽ không là bàn đạp để NATO dựa vào đó có các bước đi chống Nga. Azerbaijan viện trợ nhân đạo cho Ukraine, nhưng cũng không công khai lên tiếng chỉ trích Nga.
Azerbaijan có thể là nguồn cung ứng năng lượng đáng tin cậy cũng như điểm trung chuyển kết nối giao thông cho châu Âu. Nhưng Baku cũng phải tính đến quan hệ láng giềng và vì thế sẽ không gia nhập mặt trận chống Nga cùng phương Tây, nhất là khi Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) tỏ ra không mặn mà vào cuộc giúp xử lý xung đột Nagorno-Karabakh giữa Azerbaijan và Armenia.
Albania trở thành trung tâm khí đốt của Balkan sau thỏa thuận mới với Mỹ
Khi cuộc xung đột Nga-Ukraine ảnh hưởng đến nguồn cung năng lượng của châu Âu, Albania nổi lên là một trung tâm trung chuyển khí đốt của khu vực sau thỏa thuận với Mỹ.
Khu vực Narta, Albania, nơi một nhà máy nhiệt điện khí đốt sẽ sớm đi vào hoạt động sau khi được Mỹ đầu tư. Ảnh: Shutterstock
Theo trang tin Euractiv.com ngày 15/4, Albania có thể đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực khí đốt của châu Âu khi công ty Excelerate Energy Inc của Mỹ có kế hoạch đầu tư vào nước này để cung cấp khí đốt tự nhiên (LNG) và các sản phẩm từ khí đốt tự nhiên cho phần còn lại của khu vực, trong bối cảnh thị trường năng lượng toàn cầu rơi vào khủng hoảng.
Công ty trên dự kiến sẽ đầu tư vào các nhà máy điện của Albania, cho phép nước này sản xuất điện, thúc đẩy sản xuất và tăng xuất khẩu. Ngoài ra, công ty đang đàm phán với Exxon Mobil Corp để xây dựng một dự án LNG tại Vlora.
Giám đốc điều hành của Excelerate, Steve Kobos cho biết sẽ tận dụng dự án Vlora LNG để mở rộng sang các quốc gia khác trong khu vực.
"Đó là một dự án tốt cho Albania. Chúng tôi hy vọng dự án sẽ tạo cơ hội cung cấp khí đốt tự nhiên và bán khí đốt tự nhiên vào châu Âu", ông Kobos nói.
Albania đang phụ thuộc vào thủy điện và nhập khẩu năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch. Các nước khác trong khu vực chủ yếu dựa vào than. Trong khi đó, châu Âu đang tìm cách đa dạng hóa các nguồn khí đốt tự nhiên để giảm phụ thuộc vào Nga. EU cũng vừa cấm than của Nga và có thể hạn chế nhập khẩu dầu của Nga trong gói trừng phạt thứ 6.
Albania đã ký một thỏa thuận với ExxonMobil và Excelerate Energy để biến nhà máy nhiệt điện Vlora thành một trung tâm cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng vào tháng 3/2021.
Tuy nhiên, kế hoạch này có thể không nhận được sự ủng hộ của các tổ chức môi trường, những người gần đây đã kêu gọi Ủy ban châu Âu và các chính phủ trong khu vực tránh sử dụng khí đốt và đầu tư vào năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời và gió.
Armenia và Azerbaijan thống nhất đàm phán về vấn đề Nagorny-Karabakh Các nhà lãnh đạo Armenia và Azerbaijan đã nhất trí tổ chức những cuộc hòa đàm nhằm giải quyết căng thẳng liên quan đến vùng lãnh thổ tranh chấp Nagorny-Karabakh. Binh sĩ Armenia trong cuộc giao tranh với lực lượng Azerbaijan tại khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh ngày 25/10/2020. Ảnh: AFP/TTXVN Theo hãng tin Reuters của Anh, ngày 6/4, tuyên bố của Văn...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Cú sốc thuế quan với quốc gia 'chưa ai từng nghe đến'

Động lực và tia hy vọng mới cho mối quan hệ giữa Mỹ và Iran

Ba vấn đề nóng mà Tổng thống Trump phải quyết định trong vài tháng tới

Phát hiện đường dây buôn lậu linh kiện UAV tại châu Âu liên quan đến Hezbollah

Các tổ chức phi chính phủ châu Âu lo ngại nguy cơ bị cắt giảm tài trợ

Pháp đánh thuế người giàu để giảm thâm hụt ngân sách

Bài học từ chiến trường Ukraine tái định hình tương lai ngành công nghiệp quốc phòng Đức

Dân số Nhật Bản giảm mạnh nhất kể từ năm 1950

Bước đi của Mỹ có thể dẫn tới thay đổi sâu rộng trên thị trường vũ khí toàn cầu

Goldman Sachs tăng dự đoán giá vàng, hạ triển vọng giá dầu

EU hỗ trợ tài chính 1,8 tỷ USD cho Chính quyền Palestine

Campuchia tổ chức lễ cầu an nhân dịp Tết cổ truyền 2025
Có thể bạn quan tâm

Jennie tại Coachella 2025: Hát rap không ra hơi, bị yêu cầu tắt backtrack và về luyện tập lại!
Nhạc quốc tế
21:36:35 14/04/2025
10 giây tại concert Chị Đẹp chứng minh H'Hen Niê mãi là công chúa của chồng mới cưới
Nhạc việt
21:30:00 14/04/2025
Bê bối của Kim Soo Hyun khiến Good Day của G-Dragon kết thúc trong lặng lẽ
Sao châu á
21:24:40 14/04/2025
Bức ảnh của Sơn Tùng M-TP khiến Trấn Thành tự soi: "Không bênh được luôn, ớn lạnh!"
Sao việt
21:21:20 14/04/2025
Fabregas buông lời cảnh báo MU đừng động vào 1 cầu thủ
Sao thể thao
21:02:01 14/04/2025
Bắt vụ vận chuyển khí cười số lượng lớn
Pháp luật
19:25:51 14/04/2025
Ca tử vong thứ 4 nghi do bệnh dại tại Bình Thuận
Sức khỏe
19:21:26 14/04/2025
Algeria trục xuất 12 nhân viên Đại sứ quán Pháp

Phát hiện người yêu quen cùng lúc 3-4 cô, nữ ca sĩ Việt nổi tiếng: "Tôi quyết định chơi chiêu"
Tv show
19:18:47 14/04/2025
Đoạn clip 1 phút 30 giây khiến nửa triệu người dừng chân: Điểm 10 là chưa đủ!
Netizen
19:11:27 14/04/2025