Liệt mềm toàn thân do biến chứng sau nhiễm vi rút Adeno
Bệnh viện (BV) Sản Nhi tỉnh Phú Thọ vừa ghi nhận bệnh nhi (BN) 2 tuổi bị biến chứng rất nặng sau nhiễm vi rút Adeno ( Adenovirus).
BN là Đ.V.T (ở Phú Thọ) được chuyển từ BV Nhi T.Ư (Hà Nội) về điều trị tại BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ với chẩn đoán nhiễm trùng huyết, nhiễm nấm Candidas tiết niệu, di chứng viêm não sau nhiễm vi rút Adeno ( liệt mềm toàn thân), suy hô hấp độ 3.
Theo gia đình BN, trước nhập viện, bé trai này hoàn toàn khỏe mạnh và khởi phát bệnh với triệu chứng ban đầu là sốt cao kéo dài, đi ngoài phân lỏng (9 – 10 lần/ngày), nôn nhiều (2 – 3 lần/ngày). Kết quả xét nghiệm PCR tại BV Nhi T.Ư xác định BN nhiễm vi rút Adeno. Lúc này, BN có các cơn co giật kéo dài khoảng 10 phút. Sau co giật, trẻ không tỉnh lại, giảm ý thức và bắt đầu có tình trạng yếu liệt chân tay 2 bên. BN được điều trị an thần, thở máy kết hợp kháng sinh liều cao, điều trị viêm não, màng não, chống phù não, tăng áp lực nội sọ.
Một bệnh nhi nhiễm Adenovirus điều trị tại Trung tâm Hô hấp – Bệnh viện Nhi T.Ư. Ảnh LÊ HIẾU
Sau đợt điều trị tại BV Nhi T.Ư, tình trạng của trẻ ổn định hơn nhưng di chứng của viêm màng não sau nhiễm vi rút Adeno khiến BN bị liệt mềm toàn thân, cần rất nhiều thời gian để cải thiện.
Video đang HOT
Hiện BN đang tiếp tục được điều trị tại BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ với phác đồ an thần thở máy, truyền albumin, truyền máu kết hợp sử dụng kháng sinh.
Theo BS Dương Thị Hồng Ngọc, Khoa Hồi sức tích cực chống độc, BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ, trong trường hợp trẻ được chẩn đoán nhiễm vi rút Adeno mức độ nhẹ với các biểu hiện như: sốt cao, ho ít kèm một số biểu hiện của đường hô hấp trên, gia đình có thể theo dõi và điều trị theo hướng dẫn của BS tại nhà.
Tuy nhiên, nếu trẻ có xuất hiện một số triệu chứng nặng như: sốt cao không đáp ứng thuốc hạ sốt; viêm kết mạc mắt, đau mắt hoặc có vấn đề về thị lực; nôn mửa, tiêu chảy, hoặc có dấu hiệu mất nước như: miệng khô, mệt mỏi, tiểu ít…, gia đình cần sớm đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh để bệnh diễn biến nặng gây ra biến chứng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Lo ngại virus đậu mùa khỉ sẽ nối tiếp đại dịch COVID-19
Nhiều người lo ngại trong bối cảnh thế giới chưa hoàn toàn phục hồi sau sự lây lan mạnh mẽ của coronavirus, virus đậu mùa khỉ có thể tạo nên đại dịch mới tiếp theo.
Đến ngày 20/5, thêm nhiều quốc gia châu Âu báo cáo các trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ hiếm gặp như Tây Ban Nha: 7 ca, Bồ Đào Nha: 14 ca, Italia: 1 ca, Anh: 7 ca, sau khi virus đậu mùa khỉ hiếm gặp - vốn chỉ xuất hiện giới hạn ở châu Phi - được ghi nhận đang có dấu hiệu bùng phát tại Mỹ và Canada.
Nhiều người lo ngại rằng trong bối cảnh thế giới vẫn chưa hoàn toàn phục hồi sau sự lây lan mạnh mẽ của coronavirus, lần đầu tiên xuất hiện tại Trung Quốc vào năm 2019, virus đậu mùa khỉ có thể tạo nên một đại dịch mới tiếp theo.
Virus đậu mùa khỉ có thể tạo nên một đại dịch mới tiếp theo?
Đậu mùa khỉ là một bệnh nhiễm virus hiếm gặp, họ hàng của virus sởi - vốn đã bị xóa sổ vào những năm 1980. Virus đậu mùa có hai chủng chính là chủng Congo và chủng Tây Phi. Trong đó chủng Congo thường gây bệnh nặng hơn, với tỉ lệ tử vong khoảng 10%, và chủng Tây Phi là khoảng 1%.
Virus đậu mùa khỉ được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1958, và tên bệnh được đặt xuất phát từ thực tế là hai đợt bùng phát một căn bệnh như bệnh đậu mùa xảy ra trên những con khỉ trong phòng thí nghiệm được giữ để nghiên cứu.
Bệnh có biểu hiện tương tự như bệnh đậu mùa, và thường có triệu chứng nhẹ. Các biểu hiện chính thường gặp của bệnh là sốt, đau cơ, sưng mặt và toàn thân. Các nốt mụn nước xuất hiện trên da trong vòng 3 ngày kể từ khi bắt đầu sốt, đi kèm các triệu chứng như đau nhức cơ, nhức đầu và cảm lạnh. Các triệu chứng bệnh xuất hiện từ 5 đến 21 ngày sau khi nhiễm bệnh.
Các biến chứng của bệnh đậu mùa khỉ bao gồm nhiễm trùng thứ phát, viêm phổi phế quản, nhiễm trùng huyết, viêm não và nhiễm trùng giác mạc.
Các bác sĩ hiện vẫn chưa chắc chắn bệnh đậu khỉ lây lan chính xác như thế nào. Họ cho rằng bệnh lây lan khi tiếp xúc gần với vết thương, chất dịch cơ thể hoặc các giọt đường hô hấp của người bị bệnh. Nó cũng có thể lây lan từ vết cắn hoặc vết xước của động vật bị nhiễm bệnh, hoặc do tiếp xúc trực tiếp với giường hoặc quần áo của người bị bệnh. Hoặc có khả năng lây lan qua việc sử dụng các sản phẩm mà người bị bệnh đã sử dụng và lây lan phổ biến hơn ở những người hành nghề mại dâm.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ngày 19/5, thông báo rằng đang phối hợp với giới chức y tế Vương quốc Anh và Liên minh châu Âu (EU) để đánh giá về bệnh đậu mùa khỉ. Trưởng nhóm kỹ thuật thuộc bộ phận dịch bệnh khẩn cấp của WHO, bà Maria Van Kerkhove lưu ý rằng cần "theo dõi việc tiếp xúc để bảo đảm rằng không có thêm sự lây truyền từ người sang người, cũng như truy ngược tiếp xúc để hiểu rõ hơn về nguồn lây nhiễm của các ca bệnh".
Các quan chức Anh cho biết hầu hết các trường hợp gần đây là những người đàn ông quan hệ tình dục đồng giới - và những người này không có tiền sử du lịch đến châu Phi. Điều đó cho thấy căn bệnh này đã và đang lây lan trong nước.
Hiện sự lây lan của dịch bệnh đậu mùa khỉ được cho rằng có thể kiểm soát bằng cách làm sạch các sản phẩm mà những người bị bệnh sử dụng bằng chất khử trùng.
Hiện chưa có vaccine đậu mùa khỉ, song giới chức y tế Anh cho biết vaccine đậu mùa vẫn có hiệu quả.
Người phụ nữ nhập viện, biến chứng nặng vì kiêng tắm Dù thời tiết lạnh, mọi người vẫn cần chú ý việc vệ sinh cơ thể hàng ngày, nếu không sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, đặc biệt là người có bệnh lý nền. Biến chứng vì lười tắm mùa lạnh Khi thời tiết lạnh, rất nhiều người ngại ra ngoài đường và không ít người còn xuất hiện tâm lý lười tắm,...