Liên tục thiếu SGK trước thềm năm học mới, phụ huynh lo lắng
Chỉ còn vài ngày nữa, năm học mới 2022-2023 sẽ bắt đầu tuy nhiên tới tại thời điểm này rất nhiều nơi còn thiếu sách giáo khoa (SGK) đặc biệt là những cuốn sách ở Chương trình giáo dục phổ thông mới.
Hàng loạt các nơi thiếu sách giáo khoa trước năm học mới
Vì có việc gia đình nên chị Nguyễn Thị Tuyết ( Hà Nội) không đặt mua SGK theo danh mục mà nhà trường đưa ra, nên khi con sắp vào năm học mới chị Tuyết mới vội vàng đi mua SGK theo danh sách mà con mình được cô giáo gửi. Tuy nhiên, đi khắp nơi và nhờ người mua chị Tuyết cũng không gom đủ bộ SGK lớp 3 cho con mình khi năm học mới đang tới gần.
“Tôi cũng được một số người bạn gửi nhờ mua vài cuốn sách nhưng tìm mua cũng không có. Đặc biệt nhất là các cuốn sách của bộ Kết nối tri thức cuộc sống. Một vài cuốn thuộc bộ sách Cánh diều. Nếu tìm mua lẻ tẻ thì cố gắng sẽ tìm mua được nhưng đặt nguyên bộ thì hiện nay rất nhiều nhà sách đã không còn.”
Hiện nay chủ trương của Bộ GD-ĐT chính là một chương trình có thể sử dụng nhiều bộ sách khác nhau, Ngoài các khối 1, 2, 6 đã sử dụng SGK theo chương trình mới từ năm học trước, năm học 2022 – 2023, học sinh lớp 3, 7, 10 sẽ học SGK mới. Có rất nhiều gia đình không thể tìm mua được bộ SGK theo tiêu chí các trường đề ra mà phải đi rất nhiều nhà sách để lựa chọn hoặc nhờ đặt mua.
Tại một số cửa hàng sách giáo khoa ở quận Thanh Xuân, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội), các cuốn sách thiếu chủ yếu là: sách Mỹ thuật lớp 3 của bộ sách Cánh diều, sách Âm nhạc lớp 3 của bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Sách Công nghệ, Âm nhạc, Hoạt động trải nghiệm lớp 7 của bộ sách Cánh diều. Theo tìm hiểu của phóng viên, rất nhiều nhà sách không đủ các bộ sách theo nhu cầu của người dân.
Bộ GD-ĐT yêu cầu các cơ sở giáo dục phải bảo đảm cung cấp đủ sách giáo khoa cho học sinh, không để xảy ra tình trạng thiếu sách giáo khoa đầu năm học
Video đang HOT
“SGK về theo đợt và không về cùng lúc – chúng tôi có hỏi khi nào có lượng sách về tiếp theo thì chỉ biết khoảng giữa tháng 9 sẽ có một đợt sách nữa về. Chỉ sợ lúc đó các học sinh đã bước vào năm học mới sách về lại khó bán, nên ai có nhu cầu chúng tôi đều ghi lại và yêu cầu cọc sách thì chúng tôi mới đặt hàng” – một hiệu sách trên đường Mỹ Đình, Hà Nội cho hay.
Các bộ SGK ở các lớp hiện nay đã tạm ổn nếu phụ huynh chịu khó đi tìm ở các nhà sách khác nhau, nhưng duy nhất bộ SGK lớp 10 vẫn còn khan hiếm rất nhiều. Đối với khối lớp 4, 8, 11, tuy học sinh vẫn học SGK theo chương trình cũ nhưng do sang năm các khối này sẽ thay sách nên năm nay nhà xuất bản chỉ in số lượng hạn chế để tránh dư thừa. Vì vậy, công ty cũng bị động, không dám nhập số lượng lớn. Một số trường đã đặt nhưng công ty không có SGK để giao.
Tình trạng khan hiếm SGK theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 không phải lần đầu được nhắc đến. Trong khoảng hai tuần đầu tháng 8.2022, vấn đề này đã được dự báo ở các địa phương khi việc chọn tổ hợp môn lớp 10 diễn ra khá muộn và sẽ ảnh hưởng đến việc mua sách giáo khoa của học sinh. Tuy nhiên, đến nay vấn đề này một lần nữa được nhắc lại và diễn ra nhiều hơn ở các địa phương khi năm học mới cận kề.
Vẫn duy trì đường dây nóng hỗ trợ phụ huynh
Trước thềm năm học mới, Bộ GD-ĐT đã có công văn yêu cầu Giám đốc Sở GD-ĐT các tỉnh, thành phố triển khai một số hoạt động đầu năm học 2022 – 2023, trong đó đặc biệt lưu ý về SGK cho học sinh.
Bộ GD-ĐT yêu cầu các cơ sở giáo dục chủ động rà soát, bổ sung trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi. Sửa chữa, nâng cấp trường, lớp học, ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tối thiểu bảo đảm thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Bảo đảm cung cấp đủ SGK cho học sinh, không để xảy ra tình trạng thiếu SGK đầu năm học.
Rất nhiều gia đình không thể tìm mua được đủ bộ SGK dù đã đi tìm khắp các nhà sách
Trên thực tế, NXB Giáo dục Việt Nam cho biết vẫn duy trì đường dây nóng để hỗ trợ việc mua SGK theo số điện thoại 0344181018 từ 8 giờ đến 22 giờ hằng ngày, trong khoảng thời gian từ ngày 15.6 đến ngày 15.9.2022, kể cả thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ. Trước đó, NXB Giáo dục Việt Nam cho biết, đối với sách giáo khoa lớp 4, 5, 8, 9, 11, 12 theo chương trình hiện hành, đơn vị này đã hoàn thành in, nhập kho 55 triệu bản. Đối với sách giáo khoa lớp 3, 7, 10 của chương trình Giáo dục phổ thông mới, đến nay đã in, nhập kho được 46,8 triệu bản. Đối với các lớp 1, 2, 3, 6, 7, 10 đã cung ứng tới các địa phương hơn 40 triệu bản sách.
Theo NXB Giáo dục Việt Nam, giá bán sách giáo khoa các lớp 4, 5, 8, 9, 11, 12 theo Chương trình phổ thông năm 2000 vẫn giữ như những năm học trước. Bảng giá SGK các lớp được niêm yết công khai tại các cửa hàng sách của NXB Giáo dục Việt Nam, các công ty sách – thiết bị trường học cả nước và trên website của NXB Giáo dục Việt Nam.
Các NXB có SGK được phê duyệt sử dụng trong các cơ sở giáo dục phổ thông chịu trách nhiệm cung ứng đầy đủ sách giáo khoa phục vụ nhu cầu của giáo viên, học sinh theo số lượng các địa phương đăng ký. Tuy nhiên trên thực tế, việc công bố danh mục SGK lớp 3, 7, 10 lựa chọn sử dụng trong nhà trường diễn ra chậm hơn nhiều so với thời gian quy định. Đặc biệt đối với sách giáo khoa lớp 10, ở nhiều môn học, học sinh sẽ lựa chọn từ các tổ hợp môn học khác nhau nên các tên sách cụ thể và số lượng tương ứng phụ thuộc rất nhiều vào sự lựa chọn của học sinh tại từng nhà trường, từng địa phương cụ thể.
Trên thực tế, việc công bố danh mục sách giáo khoa lớp 3, 7, 10 lựa chọn sử dụng trong nhà trường diễn ra chậm hơn nhiều so với thời gian quy định. Đây là một thử thách lớn đối với NXB Giáo dục Việt Nam trong việc cung ứng SGK theo chương trình mới để kịp phục vụ khai giảng. Việc các phụ huynh phải vất vả tìm mua SGK ở khắp nơi đã diễn ra từ rất lâu, thậm chí sự việc này diễn ra ở nhiều tỉnh thành trên cả nước. “Lời hứa của NXB là không để học sinh thiếu SGK trước thềm năm học mới chắc chỉ là lời nói trên báo chí. Thực tế khi tìm mua không được bộ SGK lớp 10 cho con ở Hà Nội, tôi đã cho các con về Thanh Hóa để thăm ông bà, tiện thể tìm SGK để mua luôn, hy vọng ở tỉnh thì không khan hiếm như Hà Nội nhưng tôi đã đi khắp thành phố vẫn không tim được đủ bộ SGK lớp 10 cho con mình. Hiện tại, gia đình tôi rất lo lắng khi không tìm đủ bộ sách cho con học và đang tính đến việc photo SGK cho con học tạm rồi chờ đến khi có sách thì họ sẽ giao” – anh Hoàng Thế Lực (Thanh Hóa) cho biết.
Trước thực tế này, NXB Giáo dục Việt Nam đã bám sát các địa phương, nhà trường để nắm bắt cụ thể số lượng từng tên sách và số lượng cần cung ứng, đồng thời đã chuẩn bị sẵn sàng mọi điều kiện để có thể triển khai in gấp, đảm bảo cung ứng đầy đủ theo nhu cầu.
Nâng cao chất lượng giảng dạy môn tiếng Anh chương trình giáo dục phổ thông
Ngày 14/8, Trường Đại học Hà Nội và Phòng Giáo dục và Đào tạo, thành phố Hải Dương phối hợp tổ chức Tọa đàm 'Nâng cao chất lượng giảng dạy môn tiếng Anh chương trình giáo dục phổ thông'.
Các diễn giả chia sẻ những thay đổi quan trọng của môn Tiếng Anh trong chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Bí thư Thành ủy Hải Dương Lê Đình Long đánh giá cao Đề án bồi dưỡng ngoại ngữ của Trường Đại học Hà Nội đã về với thành phố Hải Dương và mong muốn thông qua tọa đàm, các thầy cô giáo sẽ chia sẻ những khó khăn vướng mắc trong quá trình giảng với các chuyên gia đầu ngành. Từ đó, các thầy cô có chương trình thiết thực để giúp nâng cao chất lượng đào tạo môn Tiếng Anh, trình độ tiếng Anh của học sinh Hải Dương, hướng đến mục tiêu học sinh sử dụng được tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai.
Theo Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Hải Dương, đến nay, đội ngũ giáo viên tiếng Anh của thành phố đã cơ bản đạt chuẩn theo Luật Giáo dục năm 2019, say sưa với nghề, có trình độ chuyên môn giỏi. Nhiều trường có phòng học tiếng Anh, được trang bị bảng thông minh, hiện đại. Gần đây, việc dạy tiếng Anh có yếu tố nước ngoài đã được thành phố triển khai sâu rộng, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng học tập của học sinh. Học sinh thành phố Hải Dương đã tham gia nhiều cuộc thi, giao lưu, sân chơi và giành nhiều kết quả cao. Tuy nhiên, việc dạy, học tiếng Anh tại thành phố Hải Dương vẫn còn khó khăn, học sinh thiếu môi trường giao tiếp, chưa mạnh dạn trong giao tiếp, học thụ động. Việc dạy học nặng về rèn ngữ pháp, chưa tạo hứng thú học tập cho học sinh và chưa có nhiều sáng tạo trong giảng dạy.
Giáo viên trường THCS Lê Quý Đôn, Thành phố Hải Dương đặt câu hỏi với các khách mời chuyên gia.
Tại tọa đàm, các thầy, cô giáo cũng chia sẻ nhiều khó khăn trong quá trình trực tiếp giảng dạy hiện nay. Đó là sỹ số lớp học đông, phòng học chật chội, gặp khó khăn về phương pháp tổ chức lớp học để tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học tiếng Anh. Giáo viên mong muốn có nhiều cơ hội tham gia các khóa đào tạo bồi dưỡng để nâng cao trình độ giảng dạy.
Khách mời đến từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Hà Nội chia sẻ những thay đổi quan trọng và lợi ích trong chương trình tiếng Anh mới; chính sách nâng cao năng lực của giáo viên tiếng Anh; kinh nghiệm và kiến thức cập nhật về phương pháp sư phạm, các mô hình thành công, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy tiếng Anh theo chương trình giáo dục phổ thông mới...
Theo Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Văn Trào, Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội và Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Tô Chung, Phó Trưởng ban, Ban Quản lý Đề án Ngoại ngữ Quốc gia (Bộ Giáo dục và Đào tạo), chương trình mới cho phép giáo viên linh hoạt và chủ động hơn trong giảng dạy. Tuy nhiên, giáo viên cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn. Đó là một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa; học sinh có năng lực không đồng đều; phải tiếp cận với phương pháp dạy học mới trong điều kiện thời gian hạn hẹp và số học sinh đông. Thêm vào đó, năng lực của học sinh ngày càng cao, đòi hỏi giáo viên phải chủ động tự bồi dưỡng để đáp ứng với chương trình giáo dục phổ thông mới.
Để dạy học tiếng Anh theo chương trình giáo dục phổ thông mới với mục tiêu tăng cường năng lực giao tiếp cho học sinh, theo các chuyên gia, cần tận dụng những hoạt động triển khai trên lớp gắn với các tình huống học sinh thường gặp trong cuộc sống; khích lệ học sinh thực hành; đa dạng dữ liệu đầu vào cho học sinh; tạo tâm lý thoải mái để các em tham gia vào hoạt động học tập trên lớp. Để nuôi dưỡng động lực học tập cho học sinh, các phương pháp giảng dạy phải thay đổi phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi của học sinh, tính tương tác nhiều hơn... Cùng với đó, giáo viên cần sử dụng hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.
Ông Axel Berthome, Giám đốc đào tạo Học viện Anh ngữ Enspire đã chia sẻ về xu hướng giảng dạy tiếng Anh trong lớp học theo phương pháp mới, ứng dụng 4 kỹ năng (giao tiếp, hợp tác, làm việc nhóm, tư duy phản biện và sáng tạo) vào việc dạy tiếng Anh trong lớp học cho học sinh.
10 nhiệm vụ với giáo dục tiểu học năm học 2022 -2023 Bộ GD&ĐT đã có văn bản số 4088 hướng dẫn các Sở GD&ĐT triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học 2022-2023 đối với giáo dục tiểu học bằng 5 nhiệm vụ chung, 5 nhiệm vụ cụ thể. Giáo dục Tiểu học bước vào năm học mới với nhiều nhiệm vụ. Ảnh minh họa 5 nhiệm vụ chung: Tổ chức triển khai thực...