Liên tục ban hành các quyết định giảm lãi suất, NHNN đang nới lỏng chính sách tiền tệ?
Ngân hàng Nhà nước đã ban hành hàng loạt quyết định giảm lãi suất trên hệ thống ngân hàng như trần lãi suất huy động kỳ hạn ngắn, lãi suất cho vay lĩnh vực ưu tiên và gần đây nhất là lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc của các ngân hàng tại Ngân hàng Nhà nước. Phải chăng đây là động thái nới lỏng chính sách tiền tệ?
Thông điệp của Ngân hàng Nhà nước
Mới đây nhất, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành hàng loạt quyết định đối với tiền gửi của các tổ chức tín dụng tại NHNN. Trong đó đáng chú ý là quy định lãi suất đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng VND sẽ giảm xuống là 0,8%/năm sau 14 năm áp dụng mức lãi suất 1,2%/năm kể từ 2005.
Theo TS Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ( BIDV), việc giảm lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc ở thời điểm này là phù hợp bởi vì mức lãi suất 1,2% đã duy trì trong suốt 14 năm qua và đến nay mặt bằng lãi suất nói chung đã giảm đáng kể. Cùng với việc giảm trần lãi suất huy động dưới 6 tháng, giảm trần lãi suất cho vay các lĩnh vực ưu tiên, động thái này của NHNN sẽ hỗ trợ đáng kể cho nỗ lực giảm mặt bằng lãi suất cho cả nền kinh tế.
Còn theo báo cáo của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), việc giảm lãi suất dự trữ bắt buộc của NHNN có 2 mục đích chính.
Thứ nhất là khuyến khích các ngân hàng đang có thanh khoản dư thừa, thường xuyên có tiền gửi vượt mức dữ trữ bắt buộc tại NHNN tăng cường hoạt động cho vay ra nền kinh tế thay vì để tiền ở NHNN để hưởng lãi suất.
Khi chi phí cơ hội của hoạt động cho vay giảm xuống do nhận được ít tiền lãi hơn từ NHNN, các ngân hàng thương mại (NHTM) có thể sẽ xem xét tăng cho vay nhiều hơn”.
Nhiều khả năng tình hình tăng trưởng tín dụng trong 11 tháng đầu năm còn cách khá xa mục tiêu 14% nên NHNN đang tăng cường các giải pháp để thúc đẩy tín dụng” – báo cáo của BVSC nhận định.
Video đang HOT
Định hướng của Chính phủ và NHNN là giảm mặt bằng lãi suất, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh
Nhìn rộng ra thế giới thì hiện nay, Nhật Bản và châu Âu là những khu vực đang áp mức lãi suất âm (lần lượt là -0,1% và -0,5%) cho các khoản tiền của NHTM gửi tại NHTW khi vượt một ngưỡng nhất định. Điều này đồng nghĩa các NHTM thậm chí phải trả một khoản phí cho ngân hàng trung ương thay vì được hưởng lãi.
Mục đích thứ hai, theo BVSC là việc giảm lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc sẽ giúp giảm chi phí nhất trong quá trình điều hành chính sách của NHNN. Tuy nhiên, BVSC không đánh giá quá cao mục tiêu này.
Ngân hàng có thiệt hại nhiều?
Trước đó, NHNN đã ban hành hàng loạt quyết định giảm trần lãi suất huy động kỳ hạn dưới 6 tháng tại các NHTM, đồng thời giảm trần lãi suất cho vay lĩnh vực ưu tiên xuống 6,0% thay vì 6,5% trước đó. Cùng với quyết định giảm lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc lần này, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng.
Theo số liệu thống kê của NHNN, tính đến tháng 9/2019, tổng tiền gửi tại các TCTD là gần 8,5 triệu tỷ đồng. Theo quy định, tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các TCTD là 3% với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng; 1% với tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên.
Tính toán của TS Cấn Văn Lực cho thấy, tại BIDV, tổng số tiền dự trữ bắt buộc tại NHNN hiện ở mức khoảng 20 nghìn tỷ đồng. Với việc giảm lãi suất dự trữ bắt buộc từ 1,2% xuống 0,8%, lợi nhuận ngân hàng sẽ giảm khoảng 80 tỷ đồng/năm. “BIDV hiện có thị phần khoảng 12%, như vậy tính ra mức giảm của cả hệ thống ngân hàng sẽ vào khoảng 600 tỷ đồng” – vị chuyên gia cho biết. Ông cũng cho răng đây là mức giảm không lớn nên tác động sẽ không nhiều.
Đánh giá về hàng loạt động thái giảm lãi suất của NHNN có phải nới lỏng chính sách tiền tệ hay không, TS Cấn Văn lực cho rằng, đã giảm lãi suất là nới lỏng tiền tệ, nhưng với các quyết định của NHNN thì tác động là không nhiều.
“Việc giảm trần lãi suất huy động, trần lãi suất cho vay lĩnh vực ưu tiên, mục tiêu chính là giảm mặt bằng lãi suất cả huy động lẫn cho vay theo định hướng chung của Chính phủ cũng như định hướng điều hành của NHNN trong bối cảnh lạm phát thấp.
Tuy nhiên, việc giảm lãi suất huy động chỉ áp dụng với kỳ hạn ngắn, còn lãi suất cho vay chỉ áp dụng các lĩnh vực ưu tiên nên tác động đến kết quả kinh doanh các ngân hàng là không nhiều và các ngân hàng cần phải chia sẻ với nền kinh tế” – vị chuyên gia nêu quan điểm.
Theo anninhthudo.vn
Vì sao lãi suất thị trường đồng loạt hạ?
Động thái hàng loạt ngân hàng giảm lãi suất đầu vào ở thời điểm này gây khá nhiều bất ngờ với thị trường. Tuy nhiên đi kèm với lãi suất vay hạ, dự kiến hàng trăm tỷ đồng tiền lãi của các ngân hàng đang bị hao hụt nhằm mục tiêu chia sẻ với doanh nghiệp và người vay. Điều này cho thấy nỗ lực lớn của ngành ngân hàng trong việc tiết giảm chi phí đầu vào để hướng tới giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ doanh nghiệp theo chỉ đạo của Chính phủ.
Lãi suất tiền gửi và tiền vay trên thị trường đang hạ 0.1 - 0,5%
Điều chỉnh bằng công cụ
Tại báo cáo trước Quốc hội về việc sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết: "Phấn đấu năm 2020 giảm ít nhất 0,5% lãi suất cho vay, đặc biệt là đối với những lĩnh vực ưu tiên". Thực hiện chủ trương của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về phấn đấu giảm lãi suất cho vay, trên cơ sở diễn biến kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ, ngoại hối, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành các văn bản điều chỉnh giảm lãi suất và có hiệu lực kể từ ngày 19/11/2019.
Theo đó, lập tức trong ngày 18/11, NHNN đã phát đi tín hiệu quan trọng trong điều hành chính sách tiền tệ. NHNN yêu cầu tổ chức tín dụng áp dụng mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng giảm từ 1,0%/năm xuống0,8%/năm; lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng giảm từ 5,5%/năm xuống 5,0%/năm; lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng tại Quỹ tín dụng nhân dân, Tổ chức tài chính vi mô giảm từ 6,0%/năm xuống 5,5%/năm; lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên do TCTD ấn định trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường.
Cùng đó, NHNN cũng ban hành Quyết định số 2416/QĐ-NHNN (18/11/2019) về mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của TCTD đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế.
Theo đó, lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với các nhu cầu vốn phục vụ nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao giảm từ 6,5%/năm xuống 6,0%/năm; lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô đối với các nhu cầu vốn này giảm từ 7,5%/năm xuống 7,0%/năm.
Lãi suất thị trường "tuân lệnh"
Việc ngân hàng giảm lãi suất tiền gửi và lãi suất vay lập tức diễn ra đồng loạt. Cụ thể, một số ngân hàng đã tuyên bố giảm lãi suất với các khoản huy động tiền gửi từ người dân ở nhiều kỳ hạn. Việc điều chỉnh lãi suất diễn ra ở hầu hết các kỳ hạn, trong đó giảm mạnh nhất ở kỳ hạn dài trên 1 năm. Đơn cử: TPBank thay đổi biểu lãi suất huy động với việc giảm lãi suất tiền gửi cao nhất từ 8,6%/năm xuống 7,6%/năm với tiền gửi kỳ hạn 18 tháng và 24 tháng. Hàng loạt ngân hàng khác như ACB, Eximbank, ABBank, OCB, SCB, Vietcapitalbank... đều đã giảm lãi suất tiền gửi ở nhiều kỳ hạn khác nhau. Mức giảm phổ biến tại các ngân hàng này là từ 0,1-0,4%/năm.
Trước đó, chiều 18/11,Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) công bố quyết định giảm lãi suất cho vay VND đối với các khách hàng doanh nghiệp với mức giảm lên tới 0,5% tại tất cả các đối tượng doanh nghiệp đang có khoản vay tại ngân hàng.
Mức giảm lãi suất 0,5%/năm được Vietcombank áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp vay vốn, với dư nợ VND hiện hữu. Điểm đáng chú ý, lần giảm lãi suất này Vietcombank được tính cho tất cả các khoản dư nợ đã có từ ngày 0/1/11/2019. Mức giảm 0,5%/năm áp dụng cho đến ngày 31/12/2019.
Vietcombank trở thành ngân hàng đầu tiên thực hiện chủ trương này, nối tiếp là Vietinbank. Cụ thể, Vietinbank đã giảm lãi suất các khoản tiền gửi kỳ hạn 12 tháng từ 7% xuống 6,8%/năm. Các kỳ hạn dài 24 tháng và 36 tháng cũng sẽ áp dụng mức lãi suất mới này (6,8%/năm) từ mức 6,9% trước đó.
MB cũng nhanh chóng đứng trong số các ngân hàng giảm lãi suất vay hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa với mức giảm từ 0.1-0,5%/năm. MB cho biết việc này nhằm tuân thủ quy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đồng hành hỗ trợ tối đa doanh nghiệp.
Đại diện một ngân hàng thương mại cho hay, việc hạ lãi suất tiền gửi đợt này có liên quan tới việc mục tiêu giảm lãi suất cho vay của Chính phủ. "Đây là thời điểm căng thẳng của việc huy động vốn vì ngân hàng phải chuẩn bị vốn cho dịp cuối năm. Tuy nhiên, do đây là đợt giảm lãi suất chung của toàn hệ thống nên sẽ không có tác động riêng lẻ lên từng ngân hàng", đại diện này nói.
Từ đầu năm 2019 đến nay, NHNN điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế; thanh khoản của TCTD được đảm bảo và có dư thừa, thị trường tiền tệ, ngoại hối ổn định, thông suốt. Hiện tăng trưởng nền kinh tế quý III/2019 đạt 7,31%, lạm phát được kiểm soát dưới mục tiêu 4% đề ra từ đầu năm.
KHÁNH HUYỀN
Theo tienphong.vn
Lãi suất có thể tăng nhẹ và phân hóa giữa các ngân hàng Gần đây, nhiều ngân hàng thương mại (NHTM) tiếp tục tăng nhẹ lãi suất huy động cùng với việc đẩy mạnh huy động vốn qua phát hành trái phiếu. Xu hướng tăng lãi suất được dự báo là sẽ tiếp diễn trong những tháng cuối năm, song mức độ tăng không đáng kể. Lãi suất huy động ngắn hạn và dài hạn của...