Liên tiếp triệt phá 10 nhóm “tín dụng đen” ở Bình Phước
Sau thời gian tiến hành theo dõi và củng cố chứng cứ, trong các ngày từ 19/9/2022 đến nay, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội công an tỉnh Bình Phước cùng các phòng nghiệp vụ phối hợp với công an TP Đồng Xoài, huyện Chơn Thành, huyện Đồng Phú và cảnh sát hình sự các tỉnh Thanh Hóa, Lâm Đồng, Tây Ninh, Đắk Nông…
Liên tiếp triệt phá thành công 10 đường dây hoạt động “tín dụng đen” trên địa bàn, bắt giữ 25 đối tượng (trong đó có 10 đối tượng cầm đầu các đường dây), thu giữ nhiều tài liệu liên quan đến hoạt động cho vay lãi nặng, trong đó có nhiều sổ sách, CPU máy tính thể hiện có 584 nạn nhân vay số tiền gần 9,4 tỷ đồng với lãi suất phải trả từ 365%-1.460% tùy theo loại hình vay.
Đồng loạt ra quân
Sau thời gian triển khai các biện pháp nghiệp vụ, nắm thông tin địa bàn, các tổ trinh sát đều có nhận định chung là hầu hết những người mà các đối tượng nhắm vào là dân nghèo, công dân, cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ, kinh doanh thua lỗ, người bán vé số… cần tiền xoay vòng trong ngày, họ có nơi ở không ổn định. Đặc biệt, trong thời gian này, trinh sát đã xác định được nhân thân một số đối tượng trong các băng nhóm và chứng minh được việc các đối tượng đang thực hiện hoạt động cho vay, nhưng khi tiếp cận nạn nhân thì tất cả đều từ chối hợp tác vì sợ bị trả thù.
Nhiều trường hợp vay lãi quá cao, không có khả năng trả nợ nên trốn tránh, tắt điện thoại, chuyển chỗ ở, không tìm được, có trường hợp gọi điện được thì không tin là công an, sợ các đối tượng giả danh hoặc sợ đối tượng cho vay nhờ công an tìm kiếm bắt trả nợ hoặc sợ bí tố cáo hành vi lạm dụng nên né tránh.
Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Bình Phước quyết tâm đánh sập các băng nhóm “tín dụng đen”.
Để vận động những nạn nhân đứng ra tố cáo nhằm củng cố chứng cứ phạm tội để có đủ cơ sở đấu tranh, triệt phá các băng nhóm hoạt động “tín dụng đen”, Thượng tá Nguyễn Trường Giang, Phó trưởng Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an tỉnh Bình Phước đã trực tiếp cùng anh em trinh sát ngày đêm tìm đến các địa phương, tìm gặp để thuyết phục từng nạn nhân đứng ra tố cáo với sự đảm bảo sẽ bảo vệ an toàn tính mạng cho họ và những người thân. Trải qua hơn một tháng hòa mình với cuộc sống của người dân để vận động, đến giữa năm 2022, Thượng tá Giang cùng các trinh sát đã nhận được sự ủng hộ quý giá là nguồn tin tố giác của các nạn nhân ở thị xã Chơn Thành và huyện Đồng Phú.
Lần theo những thông tin tố giác này, trinh sát phát hiện trên địa bàn tỉnh có 10 nhóm đối tượng đã và đang hoạt động “cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự” có tính chất “tín dụng đen” với số tiền lớn; hoạt động liên tuyến, liên huyện (chủ yếu thuộc các địa bàn: TP Đồng Xoài, huyện Đồng Phú, huyện Chơn Thành…).
Video đang HOT
Nhân thân của các đối tượng cầm đầu cũng nhanh chóng được làm sáng tỏ gồm Lò Thế Vinh, Lê Văn Tài, Lê Công Thọ, Hoàng Việt Hùng, Hoàng Văn Mạnh, Vũ Văn Dân, Nguyễn Việt Hưng, Lê Văn Anh, Bùi Văn Khoa, Phạm Đình Tuấn, Chu Văn Dương, Hoàng Duy Tú, Phạm Văn Hùng, Trương Ngọc Tuấn.
Hầu hết các đối tượng này đều từ một số tỉnh miền Bắc vào hoạt động. Các đối tượng hoạt động manh động, liều lĩnh nhưng có nhiều hình thức tinh vi, xảo quyệt, có nhiều cách thức để đối phó với lực lượng Công an, thường xuyên đe dọa, chửi bới, đánh đập người vay khi không trả tiền đúng hạn, thậm chí có trường hợp nạn nhân bị chúng dùng hung khí tấn công khi có ý định bỏ trốn khỏi địa phương vì tán gia bại sản. Để khủng bố nạn nhân mất khả năng đóng “lãi đứng lãi ngồi”, các đối tượng còn tung hình ảnh và họ tên, địa chỉ của họ lên các trang mạng xã hội rồi gán cho họ tội lừa đảo để bôi xấu với bà con xóm giềng. Ngoài ra, chúng còn cho in hình ảnh, tên tuổi, địa chỉ những người này ra nhiều tờ giấy A4 mang dán ở những nơi có nhiều người qua lại để nạn nhân không dám ra đường nhìn mặt ai…
Công an tỉnh Bình Phước lấy lời khai của một đối tượng trong đường dây “tín dụng đen”.
Các trinh sát chia thành nhiều tổ công tác, trong đó có 3 nhóm phối hợp với Công an TP Đồng Xoài và huyện Chơn Thành, huyện Đồng Phú lập tức tiến hành xác minh, 4 tổ công tác khác lên đường phối hợp với công an các tỉnh Thanh Hóa, Lâm Đồng, Đắk Nông và Tây Ninh truy vết đối tượng. Đến ngày 19/9/2022, khi đã nắm trong tay bản danh sách nhân thân của 10 đối tượng cầm đầu 10 đường dây và 15 đối tượng là tay chân phục vụ đắc lực cho hoạt động “tín dụng đen”, đồng thời xác định phương thức, thủ đoạn và nơi ở cũng như tất cả những nơi các đối tượng thường lui tới, trinh sát hình sự cùng các đơn vị phối hợp được chia thành nhiều mũi bất ngờ ập vào 10 địa chỉ được xác định từ trước bắt giữ tất cả các đối tượng. Khám xét khẩn cấp nơi ở, các đơn vị phối hợp thu giữ CPU máy tính chứa dữ liệu về hoạt động cho vay nặng lãi; hàng trăm sổ sách ghi chép thu chi và những khoản vay và họ tên, địa chỉ, số điện thoại của người vay; nhiều giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, căn cước công dân, giấy đăng ký xe mô tô do người vay nợ thế chấp cùng hàng trăm giấy nợ viết tay…
Qua tính toán từ sao kê ngân hàng, truy xuất từ ứng dụng quản lý vay, sổ sách, giấy tờ thu giữ được của các đối tượng, Cơ quan công an bước đầu xác định có 584 người vay với hơn 1.752 lượt vay. Tổng số tiền mà số người này vay lên đến 9,4 tỷ đồng và họ đã phải trả số tiền lãi tổng cộng hơn 3,2 tỷ đồng (tương ứng với mức từ 365% đến 1.460%/năm tùy theo hình thức vay).
Ngay sau khi các băng nhóm hoạt động “tín dụng đen” này bị triệt phá, nhiều người dân đã gửi thư cảm ơn đến Chủ tịch UBND, Ban Giám đốc Công an tỉnh… Hầu hết các bức thư cảm ơn đều mong muốn trong thời gian tới Cơ quan công an tiếp tục trong công tác đấu tranh triệt phá tận gốc loại hình tội phạm “tín dụng đen” để nhiều người dân nghèo ít hiểu về pháp luật không bị rơi vào cảnh tán gia bại sản.
Lời khai của các đối tượng
Tại Cơ quan công an, lúc đầu, các đối tượng Vinh, Tài, Hùng, Thọ, Mạnh, Dân, Hưng, Anh, Khoa, Tuấn, Dương, Tú đinh ninh rằng do đã từng nhiều lần dằn mặt thì chắc chắn các con nợ sẽ không dám đứng ra tố cáo nên tất cả đồng loạt tìm cách quanh co chối tội. Chỉ đến khi Cơ quan công an mời được 86 trong tổng số 584 nạn nhân đến làm việc và họ cùng đứng ra tố giác thì cả đám mới cúi đầu nhận tội.
Một số loại giấy tờ mà người vay thế chấp thu được từ các đối tượng.
Theo lời khai của các đối tượng, vào khoảng đầu năm 2022, do tình hình dịch bệnh COVID-19 kéo dài, buôn bán khó khăn nên nhiều người dân và các tiểu thương trên địa bàn tỉnh Bình Phước có nhu cầu vay vốn để làm ăn kinh doanh. Nắm bắt được tình hình đó, các đối tượng từ miền Bắc mà phần lớn là có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Thanh Hóa, TP Hải Phòng đến cư trú tại địa bàn tỉnh Bình Phước rồi rủ rê các đối tượng khác là anh em, bạn bè tham gia hoạt động “cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự” có tính chất “tín dụng đen”. Các đối tượng hoạt động cho vay chủ yếu tại các địa bàn TP Đồng Xoài, các huyện Chơn Thành, Đồng Phú, Phú Riềng, Phước Long, tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các khu vực có đông công nhân sinh sống, khu vực buôn bán kinh doanh nhỏ lẻ.
Ban đầu, để tìm người vay, các đối tượng dán mẩu tin quảng cáo cho vay ở nhiều nơi công cộng, rải tờ rơi để tiếp cận những người đang có nhu cầu vay tiền. Sau đó, các đối tượng sử dụng mạng xã hội Facebook, Zalo tạo trang tự giới thiệu là công ty tài chính, hỗ trợ cho vay chạy quảng cáo theo khu vực chỉ định để tiếp cận thông tin của những người đang có nhu cầu vay tiền, sau đó liên lạc, tiếp cận tư vấn cho vay. Khi tư vấn, các đối tượng không đề cập đến các khoản phí, các khoản phạt khi nộp trễ để dụ dỗ người vay đồng ý vay tiền.
Các đối tượng chủ yếu cho vay với hình thức vay góp và “vay đứng”. Đối với cho vay góp, các đối tượng thường cho vay với số tiền từ 2.000.000 đến 50.000.000 đồng, số ngày góp trung bình khoảng từ 21 đến 25 ngày với lãi suất từ 365%/năm đến 1.460%/năm.
Ngoài ra, các đối tượng còn thu phí trái pháp luật khi cho người dân vay tiền, số tiền phí thường được tính bằng một ngày góp. Đối với hình thức vay đứng, các đối tượng cho vay với lãi suất khoảng 365%/năm tính lãi theo ngày và lấy 5-10 ngày lãi một lần, tiền phí được lấy từ 5-10% của số tiền cho vay. Khi cho vay, các đối tượng thường giữ giấy tờ của người vay như: Căn cước công dân, chứng minh nhân dân, giấy phép lái xe, sổ hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn, giấy khai sinh…
Các đối tượng quảng cáo trên mạng xã hội để dụ người có hoàn cảnh khó khăn vay tiền.
Các đối tượng sử dụng các app cho vay như Mecash, Business Suite, phần mềm Excel để quản lý các gói vay, người vay và thống kê các ngày đã góp. Sử dụng Google Drive để trao đổi thông tin, quản lý các tệp dữ liệu người vay gồm họ tên, số điện thoại, nơi cư trú, số tiền vay, số ngày góp, số ngày còn nợ… Khi người vay lần đầu, các đối tượng thường đến nhà gặp trực tiếp để xác định nơi ở của người vay rồi sau đó giao dịch bằng hình thức chuyển khoản, nhận tiền góp hằng ngày cũng bằng hình thức chuyển khoản (trừ một số người buôn bán lớn tuổi không dùng dịch vụ ngân hàng thì mới trực tiếp đi thu). Khi người vay không có tiền trả lãi, trả gốc hay trả chậm thì nhóm đối tượng này gọi điện hăm dọa, theo dõi, thường xuyên túc trực tại nhà riêng hoặc nơi làm việc của con nợ gây ồn ào, dùng vũ lực, hung khí để đòi nợ đã gây ra những hệ lụy nguy hiểm cho xã hội như: Cố ý gây thương tích, cưỡng đoạt tài sản, bắt giữ người trái pháp luật… làm mất an ninh, trật tự ở địa phương. Các đối tượng khi đòi nợ còn thách thức nếu người dân báo công an, đe dọa sẽ đánh đập nên người dân sợ không dám trình báo và hợp tác với cơ quan chức năng.
Quá trình hoạt động cho vay, các đối tượng che giấu nhân thân, nơi ở, sử dụng nhiều số điện thoại, nhiều tài khoản Zalo và thường xuyên thay đổi tài khoản ngân hàng để đối phó với Cơ quan công an. Đối tượng cầm đầu thường ngồi một chỗ điều khiển đàn em đi phát tờ rơi và trực tiếp gặp mặt để vừa kiểm tra nơi ở cũng như tài sản rồi dùng những lời đường mật dụ dỗ người cần tiền làm ăn, buôn bán. Khi đưa được các con mồi vào tròng thì yêu cầu họ thế chấp giấy tờ… rồi báo về cho đối tượng cầm đầu ra tiền bằng hình thức chuyển khoản. Riêng phần đòi nợ, các các đối tượng cầm đầu thường sử dụng nhóm thanh niên nghiện ngập, từng có tiền án, tiền sự, nhóm này sẵn sàng sử dụng hung khí để đe dọa hoặc tấn công phủ đầu những ai chậm trả tiền hoặc khủng bố những ai mất khả năng chi trả bằng nhiều chiêu trò bẩn thỉu.
Hiện, vụ việc vẫn đang được Cơ quan công an tiếp tục điều tra, mở rộng
Vay 300 triệu, nửa năm sau lãi thành 900 triệu đồng
Sáng 12/10, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận cho biết đã thi hành lệnh bắt khẩn cấp và thi hành khám xét nhà ở của đối tượng Huỳnh Tuấn Thành (SN 1991, trú tại xã Mương Mán, huyện Hàm Thuận Nam) về hành vi cho vay lãi nặng.
Trước đó vào ngày 22/3/2022, Nguyễn Thùy Thiên A. (SN 1984, trú tại xã Hàm Thạnh, huyện hàm Thuận Nam) hỏi vay đối tượng Huỳnh Tuấn Thành 50 triệu đồng. Sau khi thỏa thuận và thống nhất với lãi suất là 40% tháng, Huỳnh Tuấn Thành đã đưa cho Nguyễn Thùy Thiên A. 40 triệu đồng, còn 10 triệu đồng không đưa, xem như trừ tiền lãi 15 ngày đầu. Cũng với hình thức trên, vào các ngày 26/3 - 24/4 - 15/5- 25/5 Nguyễn Thùy Thiên A. tiếp tục vay đối tượng Huỳnh Tuấn Thành với tổng số tiền vay là 250 triệu đồng.
Đối tượng Huỳnh Tuấn Thành tại Công an huyện Hàm Thuận Nam.
Đến ngày 10/10, tổng số tiền gốc và lãi Nguyễn Thùy Thiên A. nợ Thành là khoảng 900 triệu đồng. Huỳnh Tuấn Thành đã cùng ba đối tượng khác đến nhà Nguyễn Thùy Thiên A. yêu cầu viết giấy nợ 900 triệu đồng.
Trong lúc hai bên đang viết giấy vay nợ thì bị lực lượng chức năng phát hiện bắt giữ. Qua đấu tranh đối tượng Huỳnh Tuấn Thành đã thừa nhận hành vi phạm tội của mình.
Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Hàm Thuận Nam đang củng cố hồ sơ để xử lý nghiêm đối tượng trước pháp luật.
Tháo thiết bị định vị, ổ nhóm cầm cố ô tô cho vay lãi nặng hầu tòa Trong hai ngày 21 và 22/9, TAND TP Hà Nội đã mở phiên toà hình sự sơ thẩm xét xử nhóm đối tượng tiêu thụ của gian, cho vay lãi nặng, đánh bạc và lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thành Công (SN 1989, trú tại xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng...