Liên tiếp những vụ tát trẻ: Cách gì giúp con vượt qua?
Một cô giáo Quảng Bình yêu cầu học sinh tát bạn 231 cái khiến em này nhập viện chưa kịp lắng xuống thì ngay giữa Thủ đô, một giáo viên dạy lớp hai cũng bị “tố” yêu cầu học sinh tát bạn 50 cái.
Điều này gây phẫn nộ dư luận xã hội. Vậy các phụ huynh cần phải làm gì để giúp trẻ phản ứng lại những hình thức kỷ luật phi giáo dục?
Giúp trẻ đối diện với nỗi buồn
Chuyên gia về giáo dục, ĐB HĐND TP Hà Nội, Chủ tịch kiêm TGĐ Công ty TalentPool Đỗ Thùy Dương chia sẻ, bản thân chị đã từng “tát vào má con trai mình một cái cách đây 15 năm khi mới 3 tuổi”. Và đó là cái tát mà đến tận bây giờ, chị không thể “tha thứ cho mình, mỗi lần nhìn con ngủ, mỗi lúc con cười, tôi đều nhìn vào má con, cứ như là có một vết hằn ở đó”.
Ảnh minh họa
Lý giải cho hành vi này của mình, chị cho biết “có một cơn giận thật lớn đã khiến tôi làm điều mà chắc chắn sẽ không làm nếu tỉnh táo hoặc có thể những trận đòn dù hiếm hoi của bản thân chịu hồi bé khiến tôi vô thức tát con mà không nhận thức được hậu quả”. Rút kinh nghiệm sâu sắc điều này, chị không bao giờ áp dụng biện pháp “ giáo dục trừng phạt” với hai con sau. Và để ngừng đánh con chị đã học và đọc rất nhiều thứ để biết cách trưởng thành cùng các bạn.
Trong đó, với tư cách là một phụ huynh, chị Thùy Dương đã cố gắng để các con có nhiều ký ức yêu thương và hạnh phúc, pha loãng những ký ức buồn. Chị cũng chủ động nói chuyện với các con về “cái tát” nói riêng và những “ lỗi lầm” mà mẹ từng mắc phải.
Theo đó, chị Thùy Dương đã dạy con “đối diện với nỗi buồn”. “Bởi chỉ khi bạn, con bạn đối diện với điều đó – mới là cách tốt nhất để cùng vượt qua”. Và điều mà chị Thùy Dương muốn nhắn gửi đến các bậc phụ huynh cũng như học sinh, nếu chẳng may con lỡ trở thành nạn nhân của bạo lực học đường, lỡ gặp chuyện gì khó nói bố mẹ hãy khuyên con “đừng chịu đựng nó một mình, hãy chủ động nói ra với một vài người mà các con tin tưởng về cảm xúc các con đã trải qua, để những gì đã qua không làm hại các con được nữa”.
“Trong trường hợp này mình nhắc lại là phụ huynh cần khéo léo nói chuyện với các con hàng ngày để nắm bắt tình hình ở trường và phối hợp chặt chẽ với nhà trường để tìm hiểu và thống các hình thức uốn nắn những hành vi chưa phù hợp. Phụ huynh/ ban phụ huynh là những người sâu sát nhất với nhà trường và cố gắng nhận diện dấu hiệu để thảo luận cùng cô”, chị Thùy Dương nhận định.
Chung quan điểm này, TS Vũ Thu Hương, nguyên giảng viên trường ĐH Sư phạm Hà Nội, chuyên gia kỹ năng sống cho trẻ cho rằng, bố mẹ hãy luôn thân thiết và gần gũi với con. Lắng nghe con rất kĩ càng nhưng tuyệt đối không xúi bẩy, ép con phải giải quyết theo cách của mình.
Hãy dạy trẻ biết tự vệ
Video đang HOT
Vậy làm thế nào để giải quyết được việc này, TS Vũ Thu Hương cho rằng, trước hết cha mẹ phải dạy trẻ hiểu biết về luật. Dạy con về pháp luật. Đánh người, xúc phạm người khác, dày vò người khác…. đều là vi phạm pháp luật. Theo đó, bố mẹ hãy nói với con tuyệt đối không được đánh bạn. Ngược lại, bất kể những hành động nào, xâm phạm nào đến thân thể của con thì điều đó là hoàn toàn vi phạm pháp luật và con có quyền chống cự lại trước những hành động sai trái đó.
Để làm được điều này, bố mẹ hãy dạy trẻ tự vệ. Có rất nhiều thế tự vệ khác nhau để tránh bạo lực mà không cần bất kể hành vi bạo lực nào. Đơn giản nhất là khi ai đó định dùng tay đánh mình thì phản xạ đầu tiên là phải gạt tay thật quyết liệt hoặc né người ra, để người đó sẽ không thể chạm vào cơ thể mình. Trong trường hợp bị đánh liên tiếp mấy cái thì phải biết chạy.
“Khi dạy trẻ hiểu rõ luật pháp thì trẻ sẽ có kiến thức để phê phán và tiếp nhận các cách phòng chống bạo lực học đường. Phải hình thành cho trẻ kỹ năng nhận biết, phân tích, đánh giá các hành vi, biểu hiện thái độ của những người xung quanh. Trẻ sẽ biết phân định đâu là đúng – sai, tốt – xấu”, TS Hương bày tỏ quan điểm.
Ngoài gia, chuyên gia tâm lý kỹ năng sống Vũ Thu Hương cũng cảnh báo các bố mẹ không dạy con theo kiểu áp đặt, bố mẹ có quyền con là con phải nghe lời bố mẹ. Việc làm này sẽ khiến con luôn nghĩ: Người lớn luôn đúng và phải tuân thủ tất cả những lời người lớn nói. Điều đó sẽ khiến con mất dần đi khả năng phản biện, phản kháng và tự vệ.
Vì thế, cha mẹ hãy cố gắng thực hiện các nội quy gia đình và luật pháp nghiêm túc để con tuân thủ theo. Nếu muốn con làm việc gì ngoài các quy định thì cần có đàm phán chứ không thể lấy quyền làm bố, mẹ để trấn áp con cái. Bản thân bố mẹ phải tôn trọng con không được bạo hành con dưới mọi hình thức.
Dạy con và chỉ ra các hành vi vi phạm pháp luật, không ủng hộ vi phạm pháp luật dưới mọi hình thức. Ví dụ nếu cô giáo hoặc một người lớn yêu cầu con đánh bạn, hãy nói thẳng với người đó hành vi đó là sai và đã vi phạm pháp luật. Nếu cô không nghe, con có thể chạy ra ngoài sân trường và hô hoán lên”, TS. Hương lưu ý.
HUYỀN ANH (Kiến thức gia đình số 50)
Theo nongnghiep
Từ chuyện bắt học sinh tát bạn 231 cái đến đào tạo thế hệ vâng lời
PGS Bùi Thiện Dụ cho rằng giáo dục trước hết phải tạo ra con người nhân văn, là chủ thể của cuộc sống và ý thức đầy đủ về công dân toàn cầu.
Câu hỏi "Triết lý giáo dục của Việt Nam là gì?" một lần nữa được đưa ra tại hội thảo góp ý Luật Giáo dục sửa đổi do Liên hiệp các hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam tổ chức ngày 11/12 tại Hà Nội.
Đào tạo những con người ngoan ngoãn
PGS.TS Bùi Thiện Dụ - Hiệu trưởng ĐH Phương Đông, Hà Nội - nêu vấn đề được dư luận quan tâm thời gian qua là vụ cô giáo Quảng Bình cho học sinh tát bạn 231 cái.
Thời điểm này, ngành giáo dục bị hứng nhiều sự phê phán gay gắt của xã hội như gian lận trong kỳ thi THPT quốc gia, học sinh đánh bạn hội đồng và cô giáo chỉ đạo học sinh tát bạn... Dù vậy, trách nhiệm không riêng của ngành giáo dục mà của toàn xã hội.
PGS Bùi Thiện Dụ cho rằng giáo dục phải đào tạo con người nhân văn, toàn diện. Ảnh: Q.Q.
Trong vụ việc tại Quảng Bình, nhiều ý kiến cho rằng cô giáo sai khi vi phạm luật pháp, kém hiểu biết, thiếu nhân tính, mắc bệnh thành tích... Các ý kiến này đều không sai nhưng dư luận nên xem xét nguyên nhân cơ bản, toàn diện là tại sao lại có đến 231 cái tát?
Câu trả lời là bởi mỗi học sinh tát bạn đủ 10 cái, không ai hơn, không ai kém, còn cô giáo là người tát cái cuối cùng.
"Thật bàng hoàng và đau xót, học sinh đã nghe lời, ngoan ngoãn, bị robot hóa sau một thời gian dài được đào tạo trong nền giáo dục chỉ biết chấp hành. Giá như ở lớp có vài học sinh tát thiếu, đếm nhầm... nhưng tất cả đều đếm đúng 10 cái", PGS Bùi Thiện Dụ bày tỏ cảm xúc.
Theo ông, hành động của học sinh đặt ra câu hỏi: Bản năng nhân văn, suy nghĩ phản biện, tự quyết định khi thấy điều phi lý của các em ở đâu? Những điều đó không được nuôi dưỡng, phát triển và bị thui chột.
Công tác 50 năm trong ngành giáo dục, PGS Dụ cho hay ông hiểu rõ xu thế đào tạo những con người ngoan ngoãn không chỉ có trong ngành giáo dục mà còn cả ở xã hội. Ông từng nói với học sinh về câu nói của triết gia giáo dục Nga rằng quá trình học tập hay cuộc sống luôn phải tự hỏi: "Tại sao lại thế này, có thể khác được không, và làm thế nào để tốt hơn?".
Vì vậy, vẫn theo PGS Bùi Thiện Dụ, góp ý cho Luật Giáo dục trước tiên mục tiêu giáo dục phải chỉnh sửa cho rõ nét. Giáo dục trước hết là để tạo ra những con người nhân văn, chủ thể của cuộc sống, một người Việt Nam yêu đất nước và ý thức đầy đủ về công dân toàn cầu.
Tuy nhiên, hiện tại, mục tiêu giáo dục của luật ở điều 2 còn chung chung, không toát ra được ý chính là phải đào tạo con người nhân văn, phát triển và hiện đại.
Chưa rõ triết lý giáo dục của Việt Nam
Phát biểu tại hội thảo, GS.TS Nguyễn Hữu Tăng - nguyên Phó trưởng ban thường trực Ban Khoa giáo Trung ương Đảng, cho rằng triết lý giáo dục của nhiều quốc gia khác nhau, trong khi đó Việt Nam chưa rõ là gì.
"Tôi cho rằng triết lý giáo dục của Việt Nam là vì con người. Tùy theo thể chế của mỗi quốc gia có sự quan tâm khác nhau nhưng đều tiến tới người nào trong đất nước cũng được hưởng nền giáo dục", GS Tăng nói.
Khi đọc bản dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi, ông Tăng chưa hiểu về triết lý giáo dục. Ông chia sẻ nền giáo dục đang lộn xộn, chất lượng xuống thấp, trong đó có một phần trách nhiệm do Luật Giáo dục, vì vậy cần sửa một cách triệt để, mang lại hiệu quả trong tương lai.
Gần đây, giáo dục Phần Lan được ca ngợi vì từ năm 1963 họ đã có luật tiến bộ. Bởi vậy, Luật Giáo dục rất quan trọng, nên chi tiết cụ thể, không dừng lại ở khung. Ngay phần đầu tiên của luật phải khẳng định giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là cho sự phát triển.
Ông Nguyễn Vi Khải - nguyên thành viên Ban nghiên cứu Thủ tướng, chỉ ra rằng triết lý giáo dục tại Mỹ là "tự chủ - tự do", tạo ra sự đa dạng về nhân tài, sinh ra sự phồn thịnh về thành quả cho kinh tế, xã hội.
Tiến sĩ Thomas Armstrong - Giám đốc điều hành Viện Nghiên cứu và Phát triển con người Mỹ - chỉ ra triết lý giáo dục 5H là "Head, Heart, Hand, Health và Human".
Trong đó, "Head" chỉ sự phát triển tối đa trí tuệ của trẻ ở khả năng tư duy tích cực, phản biện. "Heart" xây dựng cho trẻ nền tảng về cảm xúc giàu nhiệt huyết, ứng xử tích cực với bản thân và người khác. "Hand" là thường xuyên rèn luyện để có những thói quen tốt, hữu ích. "Health" xây dựng nền tảng thể chất, phát triển. "Human": Bốn yếu tố trên tạo nên năng lực nhân văn hoàn thiện trong đời sống của trẻ.
Triết lý giáo dục của Phần Lan là niềm tin vào khả năng của con người. Mục đích của giáo dục, không phải đưa con người vào khuôn khổ mà giúp phát hiện tố chất vốn có của bản thân.
Tuy nhiên, khi tìm trong Nghị quyết 29, các văn bản khác nhận thấy Việt Nam không có văn bản nào định danh triết lý giáo dục dạng kinh điển, ngắn gọn, súc tích. Các ý tưởng về triết lý giáo dục dàn trải ở nhiều văn bản khác nhau. Những điều này rất đáng suy ngẫm trước nhận định chúng ta có triết lý giáo dục nhưng chưa tường minh, mạch lạc, tranh luận chưa ngã ngũ...
Đầu tháng 6, đại biểu Nguyễn Thanh Hải đặt câu hỏi cho Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ về cốt lõi triết lý giáo dục của Việt Nam.
Thảo luận ngày 15/11 tại Quốc hội, đại biểu Phạm Trọng Nhân (Bình Dương) cho biết không quá khó để tìm thấy khẩu hiệu trong các trường học hiện nay, nhưng ông băn khoăn liệu có khẩu hiệu nào đủ cô đọng để trở thành triết lý giáo dục của Việt Nam hay không?
Giải trình về dự thảo Luật Giáo dục, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết triết lý giáo dục được nhiều đại biểu quan tâm và đây là vấn đề cần phải nghiên cứu thấu đáo để tạo được sự đồng thuận cao trong xã hội, vì liên quan quan điểm giáo dục.
"Chúng tôi đã chỉ đạo một nhóm nghiên cứu đề tài cấp quốc gia để nghiên cứu một cách thật sự, cẩn thận về triết lý giáo dục Việt Nam trong mục tiêu và nguyên lý giáo dục, để tạo ra sự thống nhất cao, từ đó có định hướng trong chỉ đạo các hoạt động giáo dục tới đây", Bộ trưởng Nhạ nói.
Theo Zing
Hệ lụy khi "chuột chạy cùng sào thì đành... đi dạy" "Cô giáo bắt học sinh uống nước giẻ lau" tốt nghiệp ĐH Kinh tế; cô giáo trong sự việc cho học sinh tát bạn 50 cái được biết cũng tốt nghiệp... một ngành nghề khác, ra trường học văn bằng 2 Sư phạm rồi "ghé" vào công việc dạy học. Sự "chắp vá", "tạm bợ" trong nghề giáo là chuyện đã được cảnh...