Liên tiếp gặp sự cố chỉ trong 1 tuần, Facebook “bốc hơi” hơn 2.000 tỷ doanh thu
Doanh thu của Facebook đã bị “thổi bay” 100 triệu USD (hơn 2.000 tỷ đồng) chỉ trong 1 tuần vì các dịch vụ liên tiếp gặp sự cố ngưng hoạt động.
Forbes đưa tin, Facebook lại vừa gặp sự cố ngừng hoạt động vào chiều ngày 8/10 (theo giờ Mỹ). Đây là lần thứ hai trong một tuần, mạng xã hội lớn nhất hành tinh bị ngưng hoạt động trong vài giờ, điều này càng làm dấy lên lo ngại rằng Facebook đã bị tấn công.
Không chỉ Facebook, trong khoảng 2 giờ đồng hồ, ứng dụng Instagram và WhatsApp cũng đã ngừng hoạt động. Do sự cố này xảy ra vào lúc khoảng 2h sáng (theo giờ Việt Nam) nên sự cố không ảnh hưởng nhiều đến người dùng Việt.
Thông báo trên tài khoản Twitter, mạng xã hội lớn nhất thế giới thừa nhận gặp trục trặc, vấn đề phát sinh trong quá trình thay đổi cấu hình nhưng không liên quan đến sự cố hôm 4/10 vừa qua. Như vậy, chỉ trong 1 tuần, Facebook và các dịch vụ của mình đã ngưng hoạt động tổng cộng gần 9 giờ.
Ước lượng theo số liệu doanh thu hằng quý gần nhất của Facebook cho thấy, họ có thể kiếm được 13 triệu USD doanh thu mỗi giờ. Như vậy, với tổng cộng 9 tiếng đồng hồ ngưng hoạt động, doanh thu của Facebook đã bị “thổi bay” 100 triệu USD (hơn 2000 tỷ đồng) chỉ trong 1 tuần.
Đầu tuần này, Facebook và loạt dịch vụ của mình đã gặp sự cố trong khoảng 6 giờ đồng hồ. Điều này ảnh hưởng đến hàng tỷ người dùng các dịch vụ của Facebook trên toàn thế giới.
Trong 1 tuần, Facebook đã lên tiếng xin lỗi 2 lần vì sự cố khiến các dịch vụ ngưng hoạt động
Trong một thông báo được đăng tải trên blog của công ty, Facebook cho biết rằng một cuộc kiểm tra định kỳ đối với bộ định tuyến và mạng cáp quang của họ đã gặp trục trặc và họ đã tắt quyền truy cập vào một số trung tâm dữ liệu. Điều này buộc các kỹ sư công ty phải trực tiếp đến tận nơi để xử lý, do đó thời gian giải quyết sự cố bị kéo dài đến hàng giờ đồng hồ.
Sự cố toàn cầu vào đêm 4/10 không chỉ khiến cho tỷ phú Mark Zuckerberg bị mất gần 6 tỷ USD trong tài sản cá nhân, mà nó còn xảy ra vào đúng thời điểm Facebook đang đối mặt với nhiều khó khăn và bất ổn.
Tỷ phú Mark Zuckerberg đã bị mất gần 6 tỷ USD trong tài sản cá nhân sau khi loạt dịch vụ sập toàn cầu vào hôm 4/10
Video đang HOT
Trong những tuần gần đây, công ty đối mặt với không ít chỉ trích từ cộng đồng khi bị tố cáo bởi Frances Haugen, một cựu giám đốc sản phẩm của Facebook, người đang nắm trong tay hàng nghìn trang nghiên cứu nội bộ của công ty. Theo bà Frances Haugen, Facebook biết rõ về tác hại mà các dịch vụ của công ty gây ra, bao gồm cả việc Instagram khiến người dùng nữ trẻ tuổi cảm thấy tồi tệ hơn về bản thân mình, nhưng vẫn đặt lợi ích lên trên hết.
Facebook đang quá phụ thuộc vào thuật toán AI?
Facebook rơi vào khủng hoảng vì chạy theo lợi nhuận, lạm dụng các thuật toán khuếch đại những gì tiêu cực nhất trên mạng xã hội để tối đa hóa lượng tương tác.
Đứng trước Quốc hội Mỹ ngày 5.10, cựu nhân viên Facebook Frances Haugen chỉ trích các thuật toán và thiết kế nền tảng của Facebook là nguyên nhân khiến nội dung kích động thù hận, tin giả tràn lan trên mạng xã hội. Lời khai của Haugen có nhiều điểm tương đồng với những phát hiện từ cuộc điều tra của MIT Technology Review (tạp chí của Viện Công nghệ Massachusetts) vào đầu năm nay.
Thuật toán Facebook hoạt động như thế nào?
Thực tế Facebook có hàng trăm, hàng nghìn thuật toán để nhắm mục tiêu quảng cáo và xếp hạng nội dung. Một số thuật toán nhận biết sở thích của người dùng và đẩy những bài đăng phù hợp lên bảng tin của họ. Các thuật toán khác lại có nhiệm vụ phát hiện những nội dung vi phạm điều khoản. Nhìn chung, chúng được gọi là thuật toán học máy (machine learning).
Rất khó kiểm soát nội dung trên Facebook
Khác với thuật toán truyền thống, thuật toán học máy được đào tạo bằng cách phân tích dữ liệu đầu vào, sau đó nó có thể tự đưa ra các quyết định riêng. Ví dụ, một thuật toán được huấn luyện nhờ phân tích dữ liệu nhấp chuột vào quảng cáo sẽ nghiệm ra rằng phụ nữ xem quảng cáo quần tập yoga nhiều hơn đàn ông. Cuối cùng, mô hình học máy đó sẽ phân phát những quảng cáo tương tự cho phụ nữ nhiều hơn.
Nhờ lượng người dùng khổng lồ, thuật toán có thể phân loại các nhóm đối tượng rất chi tiết, chẳng hạn "phụ nữ từ 25 - 34 tuổi thường thích các trang liên quan đến yoga". Nhắm mục tiêu càng chi tiết, các hãng quảng cáo càng dễ tạo nhiều lợi nhuận hơn.
Tương tự, Facebook cũng có thể đào tạo những thuật toán để dự đoán từng nhóm đối tượng sẽ thích loại bài đăng nào và tiến hành xếp hạng. Ví dụ bạn thích xem ảnh thú nuôi thì các bài đăng như vậy sẽ được đẩy lên cao hơn trên News Feed của bạn.
Ai điều hành thuật toán Facebook?
Không có bộ phận nào phụ trách toàn bộ hệ thống xếp hạng nội dung trên Facebook, thay vào đó, mỗi nhóm kỹ sư đều có mục tiêu riêng, có nhóm xây dựng mô hình học máy để phát hiện nội dung xấu, có nhóm phụ trách chạy quảng cáo...
Công ty phát triển một bộ công cụ gọi là FBLearner Flow giúp các kỹ sư không có kinh nghiệm về học máy có thể phát triển bất cứ mô hình nào theo ý họ. Khi một mô hình không có hiệu quả, mức độ tương tác không cao, họ sẽ loại bỏ ngay.
Facebook ảnh hưởng tiêu cực đến thanh thiếu niên
Vài nhân viên Facebook cho rằng đây là một phần lý do tại sao Facebook không thể kiểm soát nội dung trên nền tảng, bởi các nhóm kỹ sư có mục tiêu riêng, cạnh tranh nhau, còn hệ thống ngày càng phức tạp đến nỗi không ai đủ sức theo dõi từng thành phần riêng lẻ nữa.
Facebook có thực sự ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của trẻ em?
Một nhóm nghiên cứu của Facebook từng phát hiện những người dùng hay đăng bài viết u sầu, buồn bã thì sẽ tương tác với nội dung tiêu cực nhiều hơn và rơi vào vòng luẩn quẩn không lối thoát.
Nhóm này đề xuất lãnh đạo thay đổi thuật toán. Một người cho biết: "Câu hỏi dành cho lãnh đạo là: Chúng ta có nên tối ưu hóa tương tác khi thấy ai đó đang trong trạng thái dễ tổn thương hay không?".
Mark Zuckerberg bị tố chỉ quan tâm lợi nhuận
Nhưng đề xuất của họ bị phớt lờ. Mức lương của nhân viên Facebook dựa vào đánh giá hiệu suất làm việc cũng như các dự án mà họ hoàn thành, vậy nên họ nhanh chóng học được cách bỏ qua những điều tiêu cực, tiếp tục làm theo chỉ thị từ cấp trên.
Tại sao việc xếp hạng nội dung lại là nguồn cơn gây kích động thù hận?
Các mô hình học máy giúp tăng tối đa tương tác, mà những bài có nội dung tranh cãi, thông tin sai lệch và cực đoan lại thu hút nhiều lượt tương tác nhất.
Điều này làm bùng phát những căng thẳng chính trị. Trường hợp tiêu biểu nhất là tin giả trên Facebook về nhóm thiểu số Hồi giáo Rohingya ở Myanmar đã khiến xung đột tôn giáo leo thang tại đất nước này.
Facebook không chỉ dung túng cho các nhóm cực đoan mà còn quảng bá những nhóm này tới người dùng. 64% người tham gia các nhóm cực đoan sau khi dùng tính năng đề xuất nhóm hay tính năng Khám phá của Facebook.
Năm 2017, Chris Cox - giám đốc sản phẩm của Facebook thành lập một nhóm nhân viên để tìm hiểu xem việc tối đa hóa tương tác của người dùng có góp phần vào sự phân cực chính trị hay không, rồi nhận thấy đúng là có mối tương quan giữa hai thành tố. Họ đưa ra một số đề xuất giải quyết vấn đề nhưng không được thực hiện, cuối cùng nhóm này giải tán.
Cựu nhân viên Frances Haugen
Một nhà nghiên cứu AI, nhân viên cũ của Facebook cho biết mình đã tiến hành nhiều nghiên cứu tương tự, nhưng kết quả chỉ có một: các mô hình tối đa hóa tương tác làm tăng sự phân cực, và các mô hình học máy khiến người dùng có quan điểm ngày càng cực đoan hơn.
Cựu nhân viên Frances Haugen nói rằng hiện tượng này còn tồi tệ hơn ở những khu vực không nói tiếng Anh, vì Facebook quá phụ thuộc vào các mô hình AI để tự động hóa việc kiểm duyệt nội dung trên toàn cầu.
Khi chiến tranh nổ ra ở vùng Tigray (Ethiopia), nhà nghiên cứu đạo đức AI Timnit Gebru nhận thấy Facebook thất bại trong kiểm soát thông tin sai lệch. Các cộng đồng nói thứ ngôn ngữ không được Thung lũng Silicon ưu tiên thường phải gánh chịu hậu quả nặng nề nhất từ môi trường internet thù địch.
Như thế chưa phải đã hết. Khi tin giả, ngôn từ thù hận không được kiểm duyệt, chúng sẽ được lấy làm dữ liệu đào tạo để xây dựng các mô hình học máy tiếp theo.
Biểu tình chống Facebook ở thủ đô Jakarta, Indonesia vào năm 2018
Những gì mà Haugen nói trước Quốc hội Mỹ càng củng cố thêm lập luận của nhiều chuyên gia và nhân viên Facebook trong nhiều năm qua: nếu công ty không thay đổi thiết kế của các thuật toán, các vấn đề trên nền tảng sẽ không được giải quyết.
Frances Haugen kêu gọi Facebook nên từ bỏ thuật toán xếp hạng nội dung và quay lại với dạng News Feed xếp theo trình tự thời gian.
Theo lời Ellery Roberts Biddle - giám đốc dự án của tổ chức Xếp hạng Quyền kỹ thuật số, chuyên nghiên cứu các hệ thống xếp hạng trên mạng xã hội và tác động của chúng đối với quyền con người, nhà lập pháp cần yêu cầu các công ty minh bạch công khai cách thức hoạt động của những thuật toán, hệ thống quảng cáo và xếp hạng nội dung, dù việc này không hề đơn giản.
Ác mộng tồi tệ nhất của Facebook Việc bị nhân viên cũ phơi bày hàng loạt sự thật nội bộ được coi là ác mộng mới và tệ nhất của Facebook. Facebook không còn xa lạ với Đồi Capitol - nơi đặt trụ sở Quốc hội Mỹ. Tại đây, CEO Mark Zuckerberg và một số giám đốc cấp cao khác của công ty nhiều lần bị triệu tập trong các...