Liên thông ngược và thay đổi đề thi Ngữ văn
Giáo dục tuần đầu tháng 4 song song với những thông điệp “đổi mới” phát đi từ Bộ GD-ĐT là kết luận lùm xùm chuyện hiệu phó đạo văn, cô giáo có hành động phản giáo dục phải nhận hình phạt…
Bộ thêm lãnh đạo mới
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận trao Quyết định và tặng hoa chúc mừng các đồng chí được bổ nhiệm và nghỉ hưu. Ảnh: Giáo Dục Thời Đại
Tại buổi họp giao ban tháng 4, Bộ GD-ĐT đã trao quyết định bổ nhiệm cho 3 cán bộ giữ vị trí công tác mới và 3 cán bộ thôi giữ chức vụ công tác, nghỉ hưu.
Theo đó, Bộ điều động và bổ nhiệm ông Phạm Sỹ Bỉnh – Trưởng phòng, Thư ký Lãnh đạo Bộ, giữ chức vụ Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thường xuyên kể từ ngày 16/3/2014.
Điều động và bổ nhiệm Tiến sĩ Phạm Xuân Hậu – Trưởng Khoa Khách sạn – Du lịch, Trường Đại học Thương mại – giữ chức vụ Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ kể từ ngay 31/3/2014.
Bổ nhiệm bà Lê Thị Phương Hồng – Trưởng phòng, Thư ký Ban Cán sự Đảng Bộ GD-ĐT – giữ chức vụ Phó Vụ trưởng, Chánh Văn phòng Ban Cán sự Đảng Bộ GD-ĐT kể từ ngày 3/4/2014.
Đề thi Ngữ văn nằm ngoài SGK
Các giáo viên phát biểu sôi nổi tại hội thảo “đổi mới kiểm tra đánh giá chất lượng học tập môn ngữ văn ở trường phổ thông diễn ra ngày 10/4″. Ảnh: Xuân Trung
Chỉ cách thời điểm diễn ra kỳ thi tốt nghiệp chưa đầy 2 tháng, Bộ GD-ĐT công bố đổi mới đề thi môn Ngữ văn. Thông điệp phát đi nhận được ủng hộ của số đông: đổi mới là tất yếu – tuy nhiên lại lo lắng vì sự đột ngột, không có lộ trình đã đẩy giáo viên, học sinh và phụ huynh hoang mang.
Thông điệp phát đi từ Bộ ngày 10/4 cho hay, năm nay, thời gian làm bài môn Ngữ văn tốt nghiệp THPT sẽ rút xuống còn 120 phút, kết cấu đề thi sẽ chia thành 2 phần đọc hiểu và làm văn. Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển, có thể đề thi năm nay sẽ ra văn bản nằm ngoài SGK.
Video đang HOT
Theo lập luận của Thứ trưởng cách hiểu “đề thi bám chương trình là không thoát ra khỏi các tác phẩm trong SGK” là cách hiểu không đúng. Mục đích của đề thi là để kiểm tra năng lực đọc hiểu, cảm thụ của học sinh, chứ không phải kiểm tra độ nhớ tác phẩm.
Ngược với những lo lắng của số đông những người thực thi là học sinh và giáo viên – Thứ trưởng khẳng định: Những dự kiến thay đổi này Bộ đã có chỉ đạo xuống các sở rồi, không có gì mới. Hội thảo chỉ mang tính quán triệt hơn những gì đã nói lâu nay.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng Bộ cần thay đổi có lộ trình để tránh bỡ ngỡ cho học sinh.
Thay đổi với có lộ trình – đây cũng là ý kiến của các chuyên gia, nhà quản lý giáo dục góp kiến cho vấn đề đổi mới tuyển sinh ĐH. Bài toán tuyển sinh cho các trường ĐH, CĐ ngoài công lập vẫn là bài toán khó đòi hỏi các nhà quản lý phải thận trọng khi giao quyền tuyển sinh riêng.
Liên thông ngược = thất nghiệp
Thí sinh tham gia phỏng vấn trong đợt tuyển sinh của Trường Trung cấp Du lịch và Khách sạn Saigontourist. Ảnh: Người Lao Động
Trong khi các nhà hoạch định chính sách tốn không ít thời gian nghiên cứu đưa ra những đổi mới phù hợp thực tế thì vấn đề “liên thông ngược” được các chuyên gia giáo dục mổ xẻ cho thấy tình trạng cử nhân thất nghiệp, thừa thầy thiếu thợ đang ngày càng đáng báo động.
Vấn đề được lãnh đạo Bộ Lao động, Thương bình và Xã hội cho rằng hiện tượng này là “lỗi do đào tạo”. Giữa đào tạo với sử dụng lao động có độ vênh, ví dụ học trung cấp mất hai năm, ĐH bốn năm, vậy phải tính toán để biết trong hai hay bốn năm tới nền kinh tế này cần những chủng loại lao động nào, học vấn ra làm sao, số lượng bao nhiêu?.
Học phí trường tư cao nhất 26 triệu/ tháng
Sở GD-ĐT TP.HCM đã công bố chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 và quy định mức học phí cho năm học 2014-2015 đối với các trường THPT, TT GDTX, phân hiệu bổ túc văn hóa…
Mức học phí năm học 2014-2015 của các trường tư thục, dân lập tại TP.HCM dao động từ 3 đến 5 triêu/học sinh/tháng. Trường có yếu tố nước ngoài cao nhất 26 triệu/tháng.
Hiệu phó ĐH Bách Khoa được minh oan
Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội Nguyễn Cảnh Lương
Sau hơn 3 tháng xác minh điều tra đơn tố cáo của công dân về việc luận án phó tiến sĩ khoa học Toán – Lý của PGS.TS Nguyễn Cảnh Lương “có dấu hiệu đạo văn và không trung thực” – ngày 8/4 Bộ GD-ĐT đã đưa ra kết luận điều tra.
Trong đó, Bộ GD-ĐT nêu rõ: Kết quả Luận án chủ yếu tập trung tại Chương 1, mục 3.1, 3.2 của Chương 3. Tại Chương 2, mục 3.3, mục 3.4 Chương 3 Luận án của ông Lương có nhiều đoạn sử dụng lập luận tương tự như lập luận trong luận án của PGS.TS Đặng Văn Khải, tuy nhiên các đối tượng nghiên cứu của hai luận án là khác nhau…
Kết luận cũng khẳng định không đủ cơ sở để kết luận ông Nguyễn Cảnh Lương không trung thực. Bộ GD-ĐT yêu cầu ông Lương bổ sung trích dẫn theo đúng quy định, có bản kiểm điểm trách nhiệm cá nhân đối với việc có nhiều đoạn sao chép lập luận trong Luận án của PGS.TS Đặng Văn Khải.
Cô giáo bị cảnh cáo
Đó là hình phạt cho cô giáo bắt học sinh tát bạn mắc lỗi xảy ra ở Trường THCS Phúc Xá (quận Ba Đình, Hà Nội).
Vụ việc xảy ra ở một lớp 6 của trường hồi cuối tháng 3. Vào giờ học môn Công nghệ, nhưng do cô giáo dạy môn này gặp tai nạn nên cô giáo N.T.A – giáo viên môn Lịch sử – được phân công quản lý lớp.
Do không biết thông tin này nên khi cô N.T.A bước vào lớp, một số học sinh đã nhốn nháo, gây mất trật tự. Cô N.T.A đã yêu cầu những học sinh này đứng góc lớp và bắt những học sinh khác trong lớp tát bạn mắc lỗi.
Cô N.T.A đã nhận hình phạt cảnh cáo cho việc ứng xử không đúng mực với học sinh. Đồng thời, nhà trường cũng yêu cầu cô N.T.A xin lỗi học sinh và học sinh vi phạm xin lỗi giáo viên.
Theo TTVN
Thi Ngữ văn: Đề nghị tăng điểm phần thi nghị luận xã hội
Cấu trúc đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn năm 2014 sẽ ra theo hướng mở, có thể thấy rõ nhất ở câu nghị luận xã hội và sẽ tăng điểm lên ở câu này, bên cạnh câu hỏi kiểm tra tổng hợp vận dụng kiến thức tiếng Việt.
Trao đổi với PV Infonet, PGS.TS Đỗ Ngọc Thống - Phó vụ trưởng Vụ giáo dục Trung học, thường trực Ban chỉ đạo đổi mới Chương trình - Sách giáo khoa sau năm 2015 (Bộ GD&ĐT) cho biết.
Ông Thống phân tích: "Đề thi môn Văn sẽ kiểm tra toàn diện, vận dụng cách đánh giá theo năng lực của từng học sinh. Đồng thời, nhằm xác định đúng năng lực viết và đọc hiểu văn bản của học sinh, câu hỏi nghị luận xã hội sẽ đánh giá đúng mục tiêu này. Không những vậy, đề Văn còn đề cập đến nhiều vấn đề đời sống, cơ hội cho thí sinh bộc lộ suy nghĩ, đưa ra những quan điểm sống của mình...".
Cấu trúc đề thi tốt nghiệp môn Văn sẽ theo hướng mở
Theo ông Thống, cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT năm 2014 môn Ngữ văn sẽ có khả năng ra các phần như: Phần đọc hiểu sẽ kiểm tra kiến thức về tiếng Việt, phần này đòi hỏi thí sinh phát hiện những sai sót về lỗi chính tả, ngữ pháp, chấm câu, lỗi câu, cách dùng từ, logic... từ một đoạn văn có nhiều sai sót cho trước.
Cũng có thể ra đề theo cách yêu cầu học sinh tóm tắt 1 đoạn văn liên quan đến các môn đã học ở THPT: Văn học, Sử, Địa, Khoa học tự nhiên... Hoặc có thể, yêu cầu thí sinh chỉ ra các biện pháp nghệ thuật đặc sắc và tác dụng của biện pháp đó trong một đoạn thơ/văn cho sẵn.
Ngoài ra, đề Ngữ văn còn có phần kiểm tra năng lực thí sinh bằng câu hỏi viết nghị luận xã hội, câu hỏi này yêu cầu thí sinh vận dụng tổng hợp các kiến thức về Văn học, Lịch sử, Địa lý, Đạo đức... vào câu trả lời, đồng thời vận dụng tổng hợp giữa kể, tả, biểu cảm, thuyết minh và nghị luận.
Như vậy, theo ông Thống, với tình huống giả định như trên, người viết không thể kể lung tung mà phải nêu được những địa danh lịch sử quan trọng và có ý nghĩa cả xưa và nay...
Theo ông Thống, việc ra đề thi môn Văn có câu nghị luận xã hội sẽ đánh giá được kiến thức tổng hợp của học sinh
"Việc ra đề Ngữ văn như thế không chỉ kiểm tra riêng kiến thức văn học, mà còn cả các kiến thức về lịch sử, địa lý, giáo dục đạo đức và công dân... của học sinh. Kiểm tra như thế là đổi mới đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực, học sinh sẽ vận dụng kiến thức tổng hợp vào bài viết" - ông Thống chia sẻ.
Ngoài ra, theo ông Thống, với đề văn trên, học sinh không cần phải chép lại đề, bài làm mà trả lời thẳng vào từng câu hỏi, học sinh hoàn toàn tự xác định những nội dung cụ thể theo cách hiểu của mình. Kể cả, trường hợp học sinh mang tài liệu vào phòng thi cũng không quay cóp được gì, người coi thi không vất vả khám hay bắt tài liệu các em...
Ông Thống đề xuất: "Phương hướng những năm tiếp theo chúng ta sẽ đổi mới đề thi môn Ngữ văn theo hướng kiểm tra toàn diện, bước đầu vận dụng cách đánh giá theo năng lực học sinh. Từ đó, chúng ta sẽ tiệm cận dần đến các yêu cầu khi thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới. Tổ chức một kỳ thi quốc gia, làm một bài thi tổng hợp để vừa xét tốt nghiệp THPT, vừa xét tuyển sinh đại học..."
Ngoài ra, do yêu cầu phân hóa cao hướng tới tuyển sinh đại học, đề thi còn yêu cầu vận dụng sáng tạo những hiểu biết về kiến thức và kĩ năng văn học để thực hành, phân tích, đánh giá, bình luận, phản bác một vấn đề văn học, một văn bản, trích đoạn chưa được học trong sách giáo khoa. Từ đó, các trường đại học, cao đẳng căn cứ vào điểm từng câu để xét tuyển sinh vào trường...
Theo ông Thống, chúng ta sẽ đánh giá, kiểm tra được năng lực của thí sinh qua cách ra đề Ngữ văn kiểu này: "Đây là đề xuất của cá nhân tôi để trao đổi. Còn Bộ vẫn tiếp tục lấy ý kiến giáo viên, học sinh để tham khảo và lấy ý kiến rộng rãi các chuyên gia, nhà nghiên cứu về đổi mới hướng ra đề thi tốt nghiệp THPT năm 2014..."
Theo VNE
Muốn đổi mới phải dùng "thuốc đắng" Trước những công bố mới nhất của Bộ GD-ĐT về thay đổi trong cách ra đề thi môn Ngữ văn, đồng thời giảm thời lượng làm bài còn 120 phút, nhiều ý kiến xin hoãn đã được phản ánh với Bộ GD-ĐT. Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển khẳng định muốn thay đổi thì phải dùng "thuốc đắng". - Đổi...