Liên quan cựu thứ trưởng GTVT vừa bị bắt: Bùng nhùng dự án Cao tốc TPHCM – Trung Lương
Những bất thường trong thương vụ bán quyền thu phí tuyến cao tốc TPHCM – Trung Lương bắt đầu hé lộ vào cuối năm 2018 sau khi lãnh đạo Bộ GTVT phải cậy nhờ Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao và Ngân hàng Nhà nước can thiệp sau khi các bên liên quan đưa nhau ra tòa.
Trạm thu phí cao tốc TPHCM – Trung Lương Ảnh: Zing.vn
Từ ưu ái bất thường…
Cao tốc TPHCM – Trung Lương dài gần 40 km là công trình đường bộ đạt chuẩn cao tốc đầu tiên tại Việt Nam, được khởi công vào năm 2004 và hoàn thành, đưa vào sử dụng từ năm 2010. Tháng 2/2012, Bộ GTVT giao chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận (nay là Tổng Công ty đầu tư phát triển và quản lý hạ tầng giao thông Cửu Long) thu phí để hoàn vốn khoản tiền đầu tư hơn 9.880 tỷ đồng Nhà nước đã ứng trước từ nguồn trái phiếu Chính phủ. Tổng số tiền phí đã thu được trong 2 năm 2012 và 2013 là 720 tỷ đồng.
Kể từ ngày 1/1/2014, Công ty TNHH Yên Khánh (sau này đổi tên thành công ty cổ phần Tập đoàn Yên Khánh) được quản lý và thu phí tuyến cao tốc này theo Hợp đồng chuyển giao quyền thu phí với thời gian 5 năm (2014 – 2018). Theo tìm hiểu của PV Tiền Phong, để có ngay nguồn lực đầu tư cho các dự án khác, từ đề xuất của chủ đầu tư, Bộ GTVT đã chấp thuận cho mở thầu đấu giá thu phí tuyến đường cao tốc TPHCM – Trung Lương. Ông Nguyễn Hồng Trường, Thứ trưởng Bộ GTVT là Chủ tịch Hội đồng bán đấu giá quyền thu phí. Các ông Nguyễn Chí Thành (vụ phó Vụ Tài chính thuộc Bộ GTVT); Lê Trung Cường, chuyên viên Vụ Tài chính (Bộ GTVT) là thành viên, tham gia Tổ Thường trực giúp việc Hội đồng bán đấu giá.
Phiên đấu giá diễn ra vào tháng 11/2013 và chỉ có hai doanh nghiệp tham gia. Kết quả là công ty TNHH Yên Khánh (gọi tắt công ty Yên Khánh) trúng đấu giá do trả bằng giá khởi điểm Bộ GTVT đưa ra. Ngay sau đó, ông Nguyễn Hồng Trường ký quyết định số 3743 công nhận Công ty Yên Khánh là đơn vị trúng đấu giá quyền thu phí sử dụng đường bộ với thời hạn 5 năm, tính từ ngày 1/1/2014 với giá 2.004 tỷ đồng.
Theo thỏa thuận, Công ty Yên Khánh được quyền thu phí giao thông tại 4 trạm, gồm: Chợ Đệm, Tân An, Bến Lức, Thân Cửu Nghĩa và phải thanh toán 3 đợt trong vòng 6 tháng (phải tất toán vào tháng 10/2014), trong đó đợt 1 phải trả 40% giá trị hợp đồng và có trách nhiệm thanh toán đợt 1 ngay sau khi hợp đồng có hiệu lực. Tuy nhiên, Công ty Yên Khánh đã chiếm dụng vốn bằng cách kéo dài thời gian thanh toán thành …15 đợt và đến tháng 3/2017 mới hoàn tất nghĩa vụ thanh toán.
Vi phạm nghiêm trọng thỏa thuận thanh toán suốt hơn 2 năm, công ty Yên Khánh vẫn không bị xem xét, xử lý trách nhiệm theo hợp đồng đã ký. Không những thế, quá trình đấu giá quyền thu phí dự án TP HCM – Trung Lương còn được Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng (lúc đó) chỉ đạo sát sao và xem là hình mẫu để yêu cầu các chủ đầu tư đôn đốc tìm đối tác muốn mua quyền thu phí một số tuyến cao tốc khác như Cầu Giẽ – Ninh Bình, TPHCM – Long Thành…
Mãi đến khi ông Đinh La Thăng bị xử lý sai phạm; Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường nghỉ hưu (từ ngày 1/8/2017), Bộ GTVT và Tổng công ty Cửu Long mới thực hiện điều này.
…Đến cầu cứu
Theo chỉ đạo của Bộ GTVT, ngày 30/7/2018, Tổng Công ty Cửu Long đã có văn bản số 1910/CIPM-TCKT yêu cầu ngân hàng đã nhận bảo lãnh hợp đồng cho Công ty Yên Khánh với số tiền là 100,2 tỷ đồng để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán, xử phạt vi phạm hợp đồng thanh toán toàn bộ giá trị bảo lãnh thực hiện hợp đồng 100,2 tỷ đồng, nhằm thu hồi số tiền phạt cho ngân sách nhà nước. Ngoài ra, Tổng công ty Cửu Long yêu cầu bàn giao quyền thu phí 4 tháng còn lại.
Video đang HOT
Ngày 17/8/2018, Công ty Yên Khánh khởi kiện đòi Tổng Công ty Cửu Long thanh toán 127,5 tỷ đồng gồm tiền thuế VAT (gồm cả tiền phạt chậm nộp thuế) là 117,479 tỷ đồng và tiền lãi tính đến ngày 25/12/2018 là 6,824 tỷ đồng; tiền bù do thi công hệ thống quản lý giao thông thông minh – ITS là 2,39 tỷ đồng, tiền lãi phát sinh 0,85 tỷ đồng…
Cùng thời điểm này, Bộ GTVT cũng có văn bản số 11777/BGTVT-TC với nội dung tương tự, đề nghị TAND Tối cao; Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao xem xét thận trọng vụ án và cho áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời để hỗ trợ Tổng Công ty Cửu Long trong việc thu hồi đầy đủ tiền phạt do Công ty Yên Khánh chậm thanh toán giá trị hợp đồng để nộp ngân sách Nhà nước.
Ngày 28/12/2018, TAND quận Bình Thạnh đã xét xử sơ thẩm vụ tranh chấp hợp đồng mua bán quyền thu phí. Bản án sơ thẩm của TAND quận Bình Thạnh chấp thuận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của Công ty Yên Khánh và buộc Tổng Công ty Cửu Long phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền đầy đủ làm một lần cho Công ty Yên Khánh số tiền 127,5 tỷ đồng. TAND quận Bình Thạnh cũng buộc Công ty Yên Khánh thanh toán số tiền 160,33 tỷ đồng cho Tổng Công ty Cửu Long do lỗi chậm thanh toán theo quy định của hợp đồng.
Tháng 12/2018, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) phát hiện dấu hiệu nghi sử dụng phần mềm điện tử để giấu doanh thu tại Công ty Yên Khánh nhằm trốn thuế, gây thất thu cho ngân sách và tiến hành khởi tố vụ án “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”; vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Yên Khánh, Tổng Công ty Cửu Long và các đơn vị có liên quan trong việc đấu thầu và thu phí tuyến cao tốc TPHCM – Trung Lương.
Liên quan dự án này, tháng 12/2018, Bộ Công an đã khởi tố, bắt giam 5 người, gồm: Ngô Bá Thắng, Giám đốc chi nhánh Long An thuộc Công ty Yên Khánh…
Tháng 10/2019, Bộ Công an khởi tố, bắt giam ông Đinh Ngọc Hệ, tức “Út Trọc”, cựu chủ tịch hội đồng quản trị, cựu tổng giám đốc Công ty Thái Sơn; ông Phạm Văn Diệt, giám đốc điều hành Công ty Yên Khánh. Ngày 14/8 vừa qua, Bộ Công an tiếp tục khởi tố cựu Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng, bắt giam cựu Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường và nhiều cán bộ khác.
Vai trò của ông Nguyễn Hồng Trường ở dự án cao tốc Trung Lương
Ông Nguyễn Hồng Trường khi làm Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải đã ký quyết định công nhận Công ty Yên Khánh trúng đấu giá thu phí cao tốc TP HCM - Trung Lương.
Là cao tốc đầu tiên tại miền nam, tuyến TP HCM - Trung Lương dài 62 km, được đầu tư gần 10.000 tỷ đồng, hoạt động từ năm 2010. Năm 2012, Bộ Giao thông Vận tải giao Tổng công ty Cửu Long thu phí song phải đồng thời tìm kiếm nhà đầu tư muốn mua lại quyền thu phí. Việc này nhằm thu hồi vốn, lấy tiền đầu tư các dự án khác.
Việc bán quyền thu phí cao tốc TP HCM - Trung Lương thực hiện bằng hình thức đấu giá. Ông Nguyễn Hồng Trường, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải là Chủ tịch Hội đồng bán đấu giá quyền thu phí. Trong các thành viên Hội đồng có ông Nguyễn Chí Thành, vụ phó Vụ Tài chính, Bộ Giao thông Vận tải. Lê Trung Cường, chuyên viên Vụ Tài chính, tham gia Tổ Thường trực giúp việc Hội đồng.
Các thành viên Hội đồng bán đấu giá được phân công thẩm định hồ sơ, năng lực doanh nghiệp tham gia đấu giá và chịu trách nhiệm đánh giá kết quả đấu giá.
Lần đầu giá này chỉ có hai doanh nghiệp tham gia. Tháng 11/2013, Công ty TNHH Yên Khánh trúng đấu giá do trả bằng giá khởi điểm được Bộ Giao thông Vận tải đưa ra.
Ông Trường ký quyết định 3743/QĐ công nhận Công ty Yên Khánh là đơn vị trúng đấu giá quyền thu phí sử dụng đường bộ có thời hạn 5 năm từ ngày 1/1/2014, giá 2.004 tỷ đồng.
Lần đầu tiên tại Việt Nam, quyền thu phí có thời hạn một tuyến cao tốc thuộc về một doanh nghiệp dân doanh.
Thời kỳ đó, quá trình đấu giá quyền thu phí dự án TP HCM - Trung Lương được Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng chỉ đạo sát sao. Ông Thăng từng lấy kết quả này để yêu cầu các đơn vị của Bộ phải đôn đốc tìm đối tác muốn mua một số tuyến cao tốc khác như Cầu Giẽ - Ninh Bình, Ninh Bình, TP HCM - Long Thành.
Nguyên thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường khi đang đương chức. Ảnh: Anh Duy.
Theo thỏa thuận, Công ty Yên Khánh được thu phí tại 4 trạm gồm: Chợ Đệm, Tân An, Bến Lức, Thân Cửu Nghĩa. Yên Khánh trả tiền thành 3 đợt, kéo dài trong 6 tháng. Trong đó đợt 1 là 40% giá trị hợp đồng, trả ngay sau khi hợp đồng có hiệu lực.
Đơn vị quản lý dự án là Tổng công ty Cửu Long có trách nhiệm ký kết và quản lý hợp đồng bán quyền thu phí đường cao tốc với Công ty Yên Khánh, thực hiện các thủ tục bàn giao, tiếp nhận người lao động tại các trạm thu phí trên tuyến đường.
Thu phí trên cao tốc TP HCM - Trung Lương. Ảnh: Hữu Công.
Tuy nhiên, Công ty Yên Khánh kéo dài thời gian nộp tiền thành 15 đợt, đến tháng 3/2017. Trong khi đó theo hợp đồng chỉ có 3 đợt và kết thúc tháng 10/2014.
Vụ việc mang ra tòa phân xử. Theo phán quyết cuối năm 2018 của TAND quận Bình Thạnh, TP HCM, Công ty Yên Khánh đã vi phạm hợp đồng và phải chịu mức phạt 160 tỷ đồng do chậm thanh toán theo hợp đồng.
Khi hợp đồng chuyển giao quyền thu phí gần kết thúc, tháng 12/2018, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) thông báo phát hiện dấu hiệu nghi sử dụng phần mềm điện tử để giấu doanh thu tại Công ty Yên Khánh nhằm trốn thuế, gây thất thu cho ngân sách.
Vụ án Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng; vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Yên Khánh, Tổng công ty Cửu Long và các đơn vị có liên quan trong việc đấu thầu và thu phí tuyến cao tốc TP HCM - Trung Lương được Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an mở ra.
5 người đầu tiên bị bắt, gồm: Ngô Bá Thắng, Giám đốc chi nhánh Long An thuộc Công ty Yên Khánh; Trần Văn Miền, Phó giám đốc chi nhánh Long An kiêm Trạm trưởng Trạm thu phí Chợ Đệm, Công ty Yên Khánh; Tô Phước Hùng, kế toán trưởng Công ty Yên Khánh; Nguyễn Thị Kim Huệ, kế toán Công ty Yên Khánh; Nguyễn Văn Hiền, Giám đốc Công ty TNHH Kỹ thuật Xuân Phi.
Một năm sau, tháng 10/2019, Bộ Công an bắt tiếp ông Đinh Ngọc Hệ, tức "Út Trọc", cựu chủ tịch hội đồng quản trị, cựu tổng giám đốc Công ty Thái Sơn; Phạm Văn Diệt, giám đốc điều hành của Yên Khánh và Vũ Thị Hoan, tổng giám đốc Yên Khánh với cáo buộc Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng.
Cơ quan điều tra xác định, ông Hệ làm chủ Công ty cổ phần Tập đoàn Yên Khánh nhưng doanh nghiệp này không có vốn, không có cơ cấu tổ chức, nhân lực...; lập ra chỉ để ký hợp đồng liên doanh phục vụ cho mục đích cá nhân, kiếm lời. Ông Hệ hiện bị phạt 12 năm tù trong vụ án khác.
Về phía Tổng công ty Cửu Long, nhà chức trách bắt ông Dương Tuấn Minh, cựu tổng giám đốc; Dương Thị Trâm Anh, cựu phó tổng giám đốc; Nguyễn Thu Trang, cựu phó phòng đầu tư và quản lý đấu thầu về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí.
Mở rộng điều tra, ngày 14/8, Bộ Công an tiếp tục khởi tố ông Đinh La Thăng với cáo buộc liên quan sai phạm tại dự án này. Đây là vụ án thứ 4, cựu bộ trưởng Giao thông Vận tải bị khởi tố, sau hai vụ đã xét xử với mức án tổng cộng 30 năm tù và một vụ đang chờ ngày hầu tòa.
Cùng với ông Thăng, nhà chức trách cũng khởi tố, bắt cựu thứ trưởng Trường cùng ông Thành và Cường. Bốn người cùng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí.
Bộ Công an thông báo đang tiếp tục điều tra triệt để, mở rộng vụ án và thu hồi tài sản cho Nhà nước.
Cựu Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường bị bắt Ông Nguyễn Hồng Trường bị điều tra hành vi vi phạm quy định về sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí. Ngày 14/8, thiếu tướng Tô Ân Xô, Chánh văn phòng Bộ Công an, cho biết cơ quan cảnh sát điều tra vừa ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam và khám xét đối với...