Liên Minh Huyền Thoại: Hướng dẫn chơi Corki ở vị trí xạ thủ
Corki hiện tại được coi là xạ thủ có sát thương mạnh nhất trong Liên Minh Huyền Thoại.
Sau khi các vị tướng hot trên đấu trường công lí như Tristana, Lucian, Twitch, Kog’Maw đã “được” Riot chăm sóc một cách kĩ càng, chỉ còn lại Corki và Graves sở hữu sự toàn diện trong suốt cả trận đấu, kể cả sau những phút 40-45. Chính vì vậy, phiên bản trong thời điểm hiện tại được coi là của Corki ở vị trí xạ thủ. Ở bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu những thông tin và thủ thuật khi chơi Corki.
1. Tổng quan
Corki là một xạ thủ tương đối toàn diện trong Liên Minh Huyền Thoại. Sở hữu rất nhiều những ưu điểm tuyệt vời trong khi nhược điểm lại vô cùng ít, vị tướng này luôn có chỗ đứng trong đấu trường công lí kể từ mùa thi đấu thứ hai tới hiện tại. Ngoài ra, Corki thích hợp với rất hợp với nhiều chiến thuật, đặc biệt là chiến thuật cấu rỉa hoặc ép mạnh đối thủ vào thời điểm giữa trận đấu.
Corki là vị tướng thoạt nhìn là dễ chơi nhưng thực sự thì để đạt tới ranh giới đẳng cấp, các game thủ cần phải luyện tập bài bản kèm theo học hỏi từ cao thủ rất nhiều. Để chơi Corki tốt, người chơi cần có một sự tính toán, thông minh trong việc cấu rỉa máu, căn sát thương chuẩn xác, tinh tế trong từng pha thực hiện động tác vì Corki có từng cử động tương đối rườm rà. Hiện nay, số người thuần thục Corki không nhiều trong khi vị tướng này vô cùng mạnh. Tại sao chúng ta không lấy Corki làm thương hiệu cho những người yêu vị trí xạ thủ ? Một ý kiến tuyệt vời cho người chơi “Boy 1 Champs”.
Còn về sát thương, Corki xứng đáng ở vị trí số 1. Lucian bị nerf rất nhiều trong khi Graves dù là tướng có khả năng dồn sát thương nhưng chỉ ở khoảng 1-2s giây đầu, sau đó là sát thương theo đơn vị thời gian. Nếu đi cùng một số tướng hỗ trợ có hiệu ứng khống chế mạnh, khả năng cho đối phương đếm số là vô cùng cao. Vì vậy, Corki là tướng đa dạng, phù hợp với rất nhiều chiến thuật trong các trận đấu đỉnh cao của làng Liên Minh Huyền Thoại thế giới.
Kèo này Lucian có lợi lúc đầu, nhưng Corki sẽ bật ở khoảng thời gian sau.
2. Hệ thống kĩ năng
3. Bảng bổ trợ, Ngọc bổ trợ, Phép bổ trợ, Cách tăng kĩ năng và cách lên đồ
a. Bảng bổ trợ
b. Ngọc bổ trợ
- Đỏ: Tốc đánh x6, sát thương vật lí x3.
- Vàng: Giáp x9.
- Xanh: Kháng phép x9.
- Tím: Sát thương vật lí x2, Hút máu x1
c. Phép bổ trợ
Phép bổ trợ thường thấy ở xạ thủ.
d. Cách tăng kĩ năng
e. Cách lên đồ
Trang bị công.
Video đang HOT
Trang bị thủ (1 trong 4).
4. Cách chơi
Corki có rất nhiều lối đánh nhưng rất phụ thuộc vào kĩ năng và phong cách game thủ. Tuy nhiên, vị tướng này vẫn chỉ có 1 hướng đi chính.
Từ Cấp độ 1 – cấp độ 5: Cố gắng farm càng nhiều càng tốt. Giai đoạn này là giai đoạn Corki yếu nhất vì kĩ năng tướng đối khó trúng kèm theo lượng sát thương phụ thuộc vào sát thương tay tương đối nhiều. Ngoài ra, ở giai đoạn đầu, trang bị mạnh nhất của Corki xung quanh món nhỏ là Thủy Kiếm chưa xuất hiện nên giai đoạn đầu phụ thuộc vào hỗ trợ rất nhiều. Tuy nhiên, nếu đi với các xạ thủ yếu lúc đầu như Vayne, Twitch, Ezeal, Tristana,… người chơi có thể chủ động lên cao cấu rỉa máu kèm theo đì farm nhưng nhớ là không nên say máu quá mức cần thiết.
Từ Cấp độ 6 trở đi, Corki được gia tăng sức mạnh rất nhiều ở khoản đi đường. Chiêu cuối Tên Lửa Định Hướng có khả năng cấu rỉa mạnh trước khi giao tranh nhỏ lẻ hoặc tổng ở đường hoặc gần khu vực rồng. Nếu có trang bị thủy kiếm đi kèm, Corki còn mạnh hơn rất nhiều khi cứ dùng 1 kĩ năng kết hợp với 1 đòn bắn thường. Nếu sử dụng kĩ năng định hướng chuẩn xác, Corki có thể gây 400-500 sát thương chỉ trong vòng chưa đầy 1 giây, một con số khổng lồ ở khoảng phút thứ 12-15.
Corki rất mạnh khi có tam hợp kiếm.
Khi hoàn thành trang bị lớn đầu tiên là Tam Hợp Kiếm, Corki không có đối thủ trong khả năng solo 1 vs 1 giữa hai xạ thủ. Vị tướng này có thể tiễn đối thủ lên bảng chỉ trong khoảng tầm 2 -2,5 giây trong trận đấu. Đây có thể nói là lúc Corki mạnh nhất trận đấu cho đến khi hoàn thành 4 trang bị lớn.
Về cuối trận đấu, Corki bị giảm sức mạnh đôi chút vì 2 lí do. Thứ nhất là do sải tay ngắn không thể tối ưu hóa lượng sát thương trong giao tranh và thứ hai là theo khuynh hướng dồn sát thương nên thua thiệt những vị tướng có sát thương duy trì (Damage Per Second).
Vào giao tranh tổng, Corki vẫn cần sự bao bọc của đồng đội. Trước khi vào giao tranh, hãy cố gắng rỉa máu đối phương bằng chiêu cuối. Hãy cố gắng giữ vị trí và tiết kiệm chiêu Thảm Lửa càng lâu càng tốt vì kĩ năng này có thời gian hồi khá lâu và thường chỉ dùng được 1 lần trong giao tranh. Vì là sải tay ngắn, người chơi Corki cần rất bình tĩnh để chọn mục tiêu trong giao tranh.
Đầu tiên, hãy cố gắng gây sát thương mục tiêu gần trước, sau đó nếu đối phương thấp máu, đặc biệt là người chơi xạ thủ hoặc pháp sư, bạn hãy bay lên để kết liễu đối phương. Tuy nhiên, bạn cần quan sát thật kĩ vị trí bản thân của đối phương trong giao tranh để tìm vị trí an toàn sau khi dùng Thảm Lửa. Rất nhiều trường hợp người chơi dùng thảm lửa quá xa vào giữa đội hình đối phương hoặc lùi về khiến bạn mất thêm thời gian di chuyển lên hoặc xuống để gây sát thương.
Chọn mục tiêu trong giao tranh là yêu cầu rất cao đối với Corki.
5. Mẹo chơi Corki
a. Cấu rỉa máu
Khi có món trang bị thủy kiếm hãy bật chiêu E trước và bắn đối phương 1 đòn, sau đó mới tung kĩ năng khác hoặc dùng chiêu cuối trước và làm tương tự nếu có góc bắn.
Hãy sử dụng chiêu cuối vào Lính đối phương để nổ lan sang tướng địch xung quanh vì tên lửa định hướng sở hữu đường đi có kích cỡ rất nhỏ.
b. Combo Corki
Cách combo hiệu quả nhất của Corki là dùng Thảm Lửa bay lên, sau đó bật ngay chiêu Súng Máy (E) lúc đang bay, tiếp đất bắn 1 đòn, sử dụng Tên Lửa Định Hướng (R), bắn 1 đòn và cuối cùng là dùng chiêu Bom Phốt Pho (Q). Đó là combo tối ưu nhất của Corki vì nếu sử dụng chiêu Q sớm, đối phương có thể né bằng dạng lướt. Các game thủ cần luyện tập nhiều để thành thạo.
6. Đồng đội và kẻ thù
a. Đồng đội
Corki phù hợp với rất nhiều chiến thuật nên có thể đi cặp với tất cả các hỗ trợ như Thresh, Leona, Blitzcrank, Nami, Sona, Janna, Braum,… Tuy nhiên, nếu đánh giá tướng nào hợp nhất với Corki, chúng tôi vẫn nhận định đó là Nami vì cô nàng này có thể bảo kê Corki farm lúc đầu và bảo kê mạnh vào giai đoạn sau.
Nami được coi là hỗ trợ hợp nhất với Corki ở hiện tại.
b. Kẻ thù
Về xạ thủ, Corki hơi e ngại Caitlyn ở khoản đi đường. Những người chơi Caitlyn tốt thường ép Corki rất nhiều về mặt farm. Nếu người chơi hỗ trợ không có khả năng hồi máu hoặc tạo giáp, Corki thường bị thọt farm và trụ mất rất sớm nếu không có sự trợ giúp của đồng đội. Ngoài ra, Vayne cũng có khả năng chống trả Corki rất nhiều nếu vị tướng này thở được giai đoạn đầu trận đấu. Khi có 1 trang bị lớn, Vayne có thể Solo Kill hoặc Dual Kill không quá khó ở đường dưới.
Caitlyn khá khắc chế Corki lúc đầu.
Theo Gamek
Mini Guide Liên Minh Huyền Thoại: Annie - Đứa Trẻ Bóng Tối
Annie là một vị tướng có thể đảm nhiệm rất nhiều vị trí trong đấu trường Liên Minh Huyền Thoại.
Khi mới xuất hiện trong đấu trường Liên Minh Huyền Thoại, Annie được biết đến là một trong những pháp sư đường giữa có tầm đánh xa và khả năng dồn sát thương khủng khiếp. Thế nhưng, càng về sau thì Đứa Trẻ Bóng Tối càng thể hiện sự đa năng của mình khi có thể đảm nhiệm nhiều vị trí khác nhau như tướng đường trên hoặc tướng hỗ trợ.
Trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn một số phương pháp để có thể sử dụng tốt vị tướng Annie ở vị trí pháp sư đường giữa. (Hầu hết các bạn đã thuộc hết bộ kỹ năng của Annie nên xin phép không nhắc lại).
Ngọc Bổ Trợ:
- Ngọc đỏ: 0.87 xuyên kháng phép (9 viên)
- Ngọc vàng: 1.33 Máu theo cấp (9 viên)
- Ngọc xanh: 0.63 xuyên kháng phép (2 viên); 0.17 sức mạnh phép thuật theo cấp (7 viên).
Nhận xét: Annie là một vị tướng có tầm đánh rất xa đồng thời các kỹ năng hỗ trợ famr cũng như last hit tốt. Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu, Annie thường không trao đổi chiêu thức với đối phương nên việc để ngọc xanh sức mạnh phép thuật theo cấp cũng như ngọc vàng máu theo cấp sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn là cộng thẳng.
Khả năng sốc sát thương của Annie từ cấp độ 6 trở đi là vô cùng lớn, các đối thủ khi đi cùng Đứa Trẻ Bóng Tối chắc chắn sẽ phải lên sớm đồ kháng phép, khi đó lượng xuyên kháng phép bổ sung thêm từ ngọc bổ trợ sẽ khiến khả năng kết liễu đối phương trở nên cao hơn.
Bảng Bổ Trợ
Cũng giống như các pháp sư thông thường, Annie sẽ mạnh mẽ hơn khi để bảng 21-0-9. Tuy nhiên, ở bảng Đa dụng, chúng ta sẽ không lấy điểm ở bánh quy mà thay vào đó là tăng tốc độ di chuyển và kéo dài thời gian bùa lợi (Annie rất cần tốc độ di chuyển để liên tục đảo gank các đường).
Phép bổ trợ
Với Annie đường giữa, Thiêu Đốt và Tốc Biến là hai phép bắt buộc phải lựa chọn để tăng sự cơ động cũng như khả năng dồn sát thương chết ngay mục tiêu.
Cách tăng kỹ năng
Nhiều người khi nhìn vào bảng hướng dẫn tăng kỹ năng này sẽ thắc mắc rằng, tại sao lại không tăng max trước kỹ năng Hỏa Cầu (Q). Theo chia sẻ của nhiều game thủ chuyên nghiệp, (Q) chỉ cần tăng 1 điểm để giúp ăn lính dễ dàng lại không tiêu tốn năng lượng. Ưu tiên tăng max Thiêu Cháy (W) trước sẽ giúp khả năng dồn sát thương diện rộng tốt hơn, đẩy lính nhanh hơn khi cần. Khiên Lửa (E) chỉ cần tăng 1 điểm lúc đầu (ở cấp độ 4).
Cách lên đồ
Khởi đầu:
Nhiều người sẽ thích cách khởi đầu với 1 nhẫn Doran và 2 bình máu, thế nhưng theo chúng tôi, Annie sẽ đáng sợ hơn với 1 giầy và 4 bình máu. Thứ nhất, Annie last hit bằng Hỏa Cầu sẽ không tiêu tốn năng lượng, do đó tốc độ hồi năng lượng của nhẫn Doran là không thực sự cần thiết.
Thứ 2, giày sẽ giúp Annie trở nên cơ động hơn, né kỹ năng của đối phương tốt hơn cũng như có thể sớm đảo gank ở các đường khác ngay cấp độ 6. Tất nhiên, phụ kiện sẽ là mắt vật tổ (khi đạt cấp độ 9 thì đổi sang máy quét).
Sau đó:
Điểm mạnh của Annie là khả năng sốc sát thương lớn ngay ở thời điểm đầu trận đấu, vậy nên nhiệm vụ chính của bạn không phải là farm mà là lấy được mạng tướng địch. 2 Nhẫn Doran sẽ đảm bảo lượng sát thương phép, hồi năng lượng cũng như cho bạn chút cứng cáp để sẵn sàng trao đổi chiêu thức. Giày Pháp Sư giúp tăng tốc độ di chuyển và khả năng xuyên khác phép, phù hợp với nhiệm vụ đảo đường gank liên tục của Annie.
Món đồ cần có:
Nếu không gặp phải quá nhiều khó khăn ở giai đoạn đầu, bạn nên lên Bùa Đầu Lâu trước, khi đó gần như chắc chắn một combo chuẩn của bị sẽ tiêu diệt ngay tướng địch. Gậy đầu lâu nên lên khi đối phương có quá nhiều tướng gây sát thương phép).
Món đồ mơ ước:
Mũ Phù Thủy cùng với Gậy Hư Vô là hai món đồ mà gần như pháp sư nào cũng phải lên, Annie cũng không phải là ngoại lệ. Nếu team địch có quá nhiều tướng dạng khống chế hoặc lao thẳng vào như Vi, Malphite... thì có thể cân nhắc lên Đồng Hồ Cát để đảm bảo sự an toàn.
Điểm mạnh của Annie:
- Gây sát thương lớn và làm choáng trên diện rộng.
- Gấu Tibbers của Annie có thể dùng để chắn rất nhiều kỹ năng của đối phương, đồng thời lượng sát thương mà nó có thể gây ra cũng tạo không ít đột biến.
- Khả năng làm choáng liên tục từ nội tại thực sự khủng khiếp, để Annie sống sót lâu trong giao tranh sẽ đem lại hậu quả khôn lường.
- Dễ dàng last hit lính và lại không tốn năng lượng với chiêu (Q).
Điểm Yếu:
- Là pháp sư nhưng cần phải lao vào gần đối phương để gây tối đa sát thương.
- Có rất nhiều sát thủ và các tướng dạng cấu rỉa có thể gây khó khăn cho Annie.
- Không có kỹ năng dạng lướt nên rất dễ bị gank.
Cách chơi cơ bản
Giai đoạn đi đường
Như đã đề cập ở trên, ở những cấp độ đầu Annie không nên hổ báo trao đổi chiêu thức với đối phương (trừ khi đó là những tướng đánh gần). Hãy tập trung farm một cách tối đa nhất có thể. Dùng Hỏa Cầu (Q) last hit sẽ không tốn năng lượng, giữ lính ở vị trí an toàn khi chưa thấy rừng đối phương ở đâu. Nếu đối phương cố tình lao lên cấu rỉa, hãy tự tin bật Khiên Lửa mà trao đổi chiêu thức (để ý nội tại).
Annie cần một giai đoạn đầu bình lặng trước khi tỏa sáng ở cấp độ 6.
Khi thấy đối phương có dấu hiệu đẩy lính cao hoặc khi gần đạt cấp độ 6, hãy dùng Thiêu Cháy (W) để đấy lính nhanh. Thời điểm chuyển giao giữa cấp độ 5 và cấp độ 6 đặc biệt quan trọng, nếu bạn đạt cấp độ 6 trước, hãy tự tin tích nội tại và tốc biến lên thả gấu (R) làm choáng và dồn tất cả những gì mình có (bao gồm thiêu đốt) lên đối phương. Nếu khi đó có rừng đảo ra kịp thời, khả năng ăn mạng là cực cao, còn không thì bạn cũng sẽ khiến đối phương ít nhất mất đi tốc biến cũng như phải về nhà hồi máu.
Việc mua giầy sớm sẽ giúp bạn đảo gank tốt hơn, quan sát xem đường trên hay đường dưới của đối phương đẩy cao mà di chuyển kiếm mạng (thường là đường trên sẽ dễ gank hơn là đường dưới).
Giữa game
Đây là thời điểm mà Annie phát huy tối đa sức mạnh của mình, nói không quá thì gấu Tibbers mạnh không kém gì một vị tướng bình thường lúc này. Hãy tận dụng điều đó để mở giao tranh, đảo đường gây sức ép rồi lấy đi các mục tiêu lớn.
Gấu Tibbers rất mạnh.
Thông thường, bạn sẽ chủ động đẩy cao lính đường giữa, di chuyển xuống đường dưới cùng tướng đi rừng và lấy trụ ở đó. Bạn có thể xuống thẳng mặt hoặc gank bất ngờ, chỉ cần giết được một mạng thôi, với gấu Tibbers trong tay, team bạn sẽ không mất nhiều thời gian để ăn rồng.
Cuối game
Lúc này, sự ảnh hưởng của Annie không còn quá lớn (đối phương đã lên nhiều đồ kháng phép, đặc biệt là Dây Chuyền Chữ Thập). Bạn sẽ bị phụ thuộc rất nhiều vào phép bổ trợ Tốc Biến (thứ duy nhất giúp tiếp cận và tung chiêu cuối hoàn hảo). Hãy tìm cách phá bỏ đi lớp chống phép của Dây Chuyền Chữ Thập sau đó tìm góc tốc biến thả gấu vào Xạ Thủ và Pháp Sư đối phương (trúng càng nhiều càng tốt). Đó là tiền đề hoàn hảo cũng như cách duy nhất mà Annie có thể dùng để tham gia gao tranh.
Theo Gamek
Riven và những điều cần thiết để chơi tốt Riven là một vị tướng được nhiều người yêu thích, nhưng bạn có thực sự dùng vị tướng này hiệu quả? Lối tăng kĩ năng Một lối tăng kĩ năng được khuyến khích sử dụng cho Riven ở cả đường giữa và đường trên. Tam bộ kiếm [Q] là kĩ năng mạnh nhất và cũng đem lại cho Riven sự ảo diệu nhất,...