Liên minh châu Phi thông báo đình chỉ tư cách thành viên của Niger
Liên minh châu Phi (AU) thông báo đình chỉ tư cách thành viên của Niger và khuyến cáo các nước thành viên tránh mọi hành động dẫn tới việc hợp pháp hóa chính quyền quân sự tại Niger.
Người dân xếp hàng chờ được phát thực phẩm cứu trợ tại trại tị nạn Asanga, gần Diffa, Niger. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 22/8, Liên minh châu Phi (AU) thông báo đình chỉ tư cách thành viên của Niger sau vụ đảo chính quân sự tại nước này, đồng thời khuyến cáo các nước thành viên tránh mọi hành động dẫn tới việc hợp pháp hóa chính quyền quân sự tại Niger.
Trong thông cáo đưa ra ngày 22/8, Hội đồng Hòa bình và An ninh AU cho biết đã nắm được thông tin về quyết định kích hoạt lực lượng thường trực của Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi ( ECOWAS) và đề nghị Ủy ban AU đánh giá những tác động về kinh tế, xã hội và an ninh nếu lực lượng này được triển khai.
ECOWAS đã nhiều lần tham gia đàm phán với chính quyền quân sự ở Niger, trong khi vẫn để ngỏ khả năng cử quân đội can thiệp để khôi phục trật tự hiến pháp tại quốc gia này nếu các nỗ lực ngoại giao không mang lại kết quả.
Video đang HOT
Các nghị quyết mới nêu trong thông cáo của AU đã được thông qua trong một cuộc họp diễn ra ngày 14/8. Trong đó, AU nhắc lại lời kêu gọi những người dẫn đầu cuộc đảo chính tại Niger lập tức trả tự do cho Tổng thống Mohamed Bazoum. AU cũng phản đối mạnh mẽ mọi sự can thiệp từ bên ngoài châu Phi vào Niger.
Cuối tháng 7 vừa qua, một nhóm sỹ quan thuộc Lực lượng cận vệ Tổng thống của Niger đã tiến hành cuộc đảo chính, lật đổ Tổng thống Mohamed Bazoum. Hội đồng quốc gia bảo vệ tổ quốc được thành lập để điều hành đất nước và đứng đầu là Tướng Abdurahmane Tchiani.
Sau cuộc đảo chính, ECOWAS đã áp đặt trừng phạt Niger và đang xem xét các phương án nhằm “khôi phục trật tự hiến pháp” ở nước này, bao gồm cả khả năng can thiệp quân sự, song vẫn cam kết tìm giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng.
Ngày 19/8, Tướng Abdurahmane Tchiani tuyên bố rằng giai đoạn chuyển tiếp ở quốc gia Tây Phi này sẽ không kéo dài quá 3 năm, đồng thời cảnh báo các nước bên ngoài không thực hiện việc can thiệp quân sự vào tình hình Niger.
Trong diễn biến liên quan, Algeria tuyên bố từ chối đề nghị của Paris cho phép các máy bay của Pháp bay qua không phận nước này để thực hiện chiến dịch quân sự ở Niger.
Tối 21/8, Đài phát thanh quốc gia Algeria đưa tin chính phủ nước này phản đối mọi hành động can thiệp quân sự từ nước ngoài tại Niger và ủng hộ biện pháp ngoại giao để khôi phục trật tự hiến pháp. Từ trước khi xảy ra đảo chính quân sự tại Niger, Pháp đã bố trí khoảng 1.500 quân đồn trú tại quốc gia Tây Phi này.
Hiện chưa rõ chiến dịch mà Algeria nhắc tới là gì, trong bối cảnh Pháp chưa từng tuyên bố sẽ can thiệp quân sự vào Niger sau vụ đảo chính.
Chính quyền quân sự tại Niger công bố danh sách thành viên nội các
Đêm 9/8, chính quyền quân sự Niger đã công bố "danh sách 21 bộ trưởng" và thúc đẩy chương trình nghị sự của Nội các do quân đội đứng đầu.
Ông Mohamed Toumba (thứ 3, phải), thành viên chính quyền quân sự Niger tự xưng - Hội đồng quốc gia bảo vệ tổ quốc (CNSP) - dự cuộc mít tinh của những người ủng hộ, tại Niamey, ngày 6/8/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Thông tin này được đưa ra ngay trước thềm Hội nghị thượng đỉnh lãnh đạo các quốc gia thuộc Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) diễn ra trong ngày 10/8.
Lực lượng quân đội Niger đã tiến hành cuộc đảo chính lật đổ Tổng thống Mohamed Bazoum từ ngày 26/7 và người đứng đầu lực lượng này đã từ chối mọi nỗ lực ngoại giao và phớt lờ hạn chót mà ECOWAS đề ra để khôi phục quyền hành cho Tổng thống Bazoum. Tối 9/8, một nhân vật được chỉ định là "Tổng thư ký chính phủ", Mahamane Roufai Laouali, đã xuất hiện trên truyền hình, đọc tên những người sẽ tham gia nội các. Với 21 người, quy mô nội các này bằng một nửa so với nội các trước tại Niger.
Trong khi đó, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã bày tỏ quan ngại về tình trạng của Tổng thống Bazoum và gia đình sau khi có thông tin những người này đã bị giam lỏng trong Dinh thự tổng thống mà không có thực phẩm bổ sung, không có điện hay nước sử dụng trong nhiều ngày. Người phát ngôn LHQ cho biết ông Guterres kêu gọi lập tức trả tự do vô điều kiện và phục chức cho Tổng thống Bazoum.
ECOWAS dự kiến tổ chức hội nghị thượng đỉnh bất thường tại thủ đô Abuja của Nigeria vào ngày 10/8 để bàn về việc liệu có tiến hành can thiệp quân sự vào Niger hay không. Chính quyền quân sự Niger liên tiếp từ chối các đề nghị đàm phán ngoại giao từ các phái viên châu Phi, Mỹ và Liên hợp quốc, song đã đồng ý cuộc gặp với các đặc phái viên của Tổng thống Nigeria Bola Tinubu (đang giữ chức Chủ tịch ECOWAS) vào ngày 9/8 tại thủ đô Niamey. Theo đó, 2 đặc phái viên của Nigeria gồm ông Lamido Muhammad Sanusi và ông Abdullsalami Abubarkar, đã được phép vào Niger cho dù nước này đang đóng cửa biên giới.
Ông Sanusi đã gặp người đứng đầu Hội đồng Bảo vệ Tổ quốc (CNSP), lực lượng đang nắm quyền lãnh đạo Niger, Tướng Abdourahamane Tiani, trong khi ông Abubarkar gặp các đại diện khác ngay tại sân bay.
Phát biểu với báo giới khi trở về Abuja, ông Sanusi khẳng định sẽ tiếp tục nỗ lực, đồng thời khẳng định hiện là thời điểm cho ngoại giao công chúng.
Căng thẳng leo thang tại Niger làm trầm trọng hơn tình trạng bất ổn tại khu vực Sahel ở Tây Phi vốn là vùng nghèo nhất thế giới và đang phải đối mặt với khủng hoảng lương thực nghiêm trọng, cũng như các cuộc xung đột vũ trang vốn đã cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người và khiến hàng triệu người phải rời bỏ nhà cửa.
Phái đoàn ECOWAS đến Niger Theo hãng tin AFP, ngày 19/8, một phái đoàn của Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) đã tới Niger để đàm phán với các sĩ quan quân đội nắm quyền ở nước này sau đảo chính. Các đại biểu chụp ảnh chung tại Hội nghị bất thường của ECOWAS ở Accra, Ghana, ngày 17/8/2023. Ảnh: AFP/TTXVN Trước đó, ECOWAS...