Liên minh châu Âu phân bổ quỹ cho các dự án mua sắm quốc phòng
Ủy ban châu Âu cho biết sẽ phân bổ 60 triệu euro (63,6 triệu USD) cho mỗi dự án trong khuôn khổ ‘Chương trình tăng cường công nghiệp quốc phòng châu Âu thông qua mua sắm chung (EDIRPA).’
Cờ của Liên minh châu Âu (EU). (Ảnh: IRNA/TTXVN)
Ủy ban châu Âu (EC) ngày 14/11 thông báo tài trợ cho 5 dự án mua sắm quốc phòng chung.
Trong một tuyên bố, Ủy ban châu Âu cho biết sẽ phân bổ 60 triệu euro (63,6 triệu USD) cho mỗi dự án trong khuôn khổ “Chương trình tăng cường công nghiệp quốc phòng châu Âu thông qua mua sắm chung (EDIRPA).” Như vậy, tổng số tiền mà EU dành cho EDIRPA tăng lên 300 triệu euro (316,33 triệu USD).
Theo Ủy ban châu Âu, trong số 5 dự án thuộc EDIRPA được lựa chọn tài trợ có dự án mua sắm hệ thống phòng không và tên lửa, xe bọc thép hiện đại và đạn dược.
Các dự án này liên quan đến 20 quốc gia, trong đó một số nước sẽ lần đầu tiên tham gia các dự án mua sắm quốc phòng chung của khối.
Bà Margrethe Vestager, Phó Chủ tịch điều hành phụ trách mảng kỹ thuật số của Ủy ban châu Âu, nhấn mạnh đây là lần đầu tiên EU sử dụng ngân sách để hỗ trợ các quốc gia thành viên mua sắm chung các sản phẩm quốc phòng.
Video đang HOT
Bà cho rằng chính sách này sẽ cải thiện ngân sách quốc phòng cho các quốc gia, tăng cường khả năng tương tác giữa các lực lượng vũ trang châu Âu và củng cố ngành công nghiệp quốc phòng của EU.
Trước đó, hồi tháng 3, EU đã vạch kế hoạch đầy tham vọng, thống nhất tạo lập quỹ 100 tỷ euro nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp quốc phòng và tìm cách giúp các quốc gia thành viên thoát khỏi sự phụ thuộc quá mức vào Mỹ.
Các kế hoạch của EU tập trung vào việc hợp lý hóa chính sách mua sắm vũ khí của 27 quốc gia thành viên EU và tăng cường sản xuất vũ khí, trị giá hàng tỷ USD./.
Bầu cử và tương lai của EU
Các đảng cực hữu đang tạo bước đột phá trong các cuộc thăm dò bầu cử Nghị viện châu Âu, sẽ diễn ra vào đầu tháng 6.
Hai phần ba số nước thành viên Liên minh châu Âu bị ảnh hưởng. Hậu quả sẽ ra sao đối với tương lai của Lục địa già nếu cuộc bỏ phiếu của cử tri xác nhận làn sóng này? Tương lai của các chính sách môi trường, nhập cư hoặc quốc phòng sẽ như thế nào?
Các cuộc bầu cử sẽ diễn ra từ ngày 6 đến 9/6 và không phải tất cả các quốc gia đều bỏ phiếu cùng một lúc. Gần 360 triệu cử tri châu Âu từ 27 quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu phải bầu tổng cộng 720 nghị sĩ châu Âu (MEP). Nhưng, những cử tri này đang phải đối mặt với nhiều vấn đề cấp thiết: hội nhập chính trị giữa các nước thành viên, các tiêu chuẩn chung về kinh tế và môi trường, lựa chọn giữa chủ quyền châu Âu và chủ quyền quốc gia.
Đây là những quyết định quan trọng vì Lục địa già là nơi diễn ra sự trỗi dậy chưa từng có của chủ nghĩa dân tộc và các đảng cực hữu. Họ đang dẫn đầu các cuộc bỏ phiếu ở 9 quốc gia thuộc Liên minh châu Âu, chẳng hạn như sự thắng thế của đảng Tập hợp quốc gia ở Pháp hay đảng Fratelli d'Italia của bà Giorgia Meloni ở Ý. Ở 9 quốc gia khác, các đảng cực hữu này xếp thứ 2 hoặc thứ 3, chẳng hạn như đảng AfD ở Đức hay Chega ở Bồ Đào Nha. 2/3 EU bị ảnh hưởng bởi bước đột phá mang tính dân tộc chủ nghĩa này.
Cuộc bầu cử ở châu Âu đầu tháng 6 tới là sự kiện quan trọng đối với EU.
Hậu quả
Nếu sự đột phá trong ý định bầu cử này được phản ánh vào thùng phiếu thì hậu quả sẽ ra sao? Đầu tiên, thành phần của Nghị viện châu Âu sẽ chuyển sang cánh hữu, đồng thời bổ sung thêm các ghế thuộc phe cánh hữu cổ điển là đảng Nhân dân châu Âu và các MEP cực hữu. Những thành viên cực hữu này được chia thành 2 nhóm trong nghị viện ở Strasbourg: một mặt là những người châu Âu theo chủ nghĩa cải cách bảo thủ (ECR) do Fratelli d'Italia của Giorgia Meloni lãnh đạo và đảng Pháp luật và Công lý (PiS) của Ba Lan, một đảng theo chủ nghĩa bảo vệ các giá trị của nền văn minh Cơ đốc giáo và ủng hộ NATO.
Mặt khác, nhóm Bản sắc và Dân chủ (ID), tập hợp các đảng Lega của Matteo Salvini, PVV của Geert Wilders và đảng AfD của người Đức - một nhóm theo chủ nghĩa siêu quốc gia, chống người di cư và ủng hộ Nga, trên hết, phản đối ảnh hưởng ngày càng sâu rộng của EU đối với khả năng hội nhập của Ukraine.
Tại sao sự thay đổi này lại quan trọng đối với tất cả người dân châu Âu? Bởi vì kể từ năm 2009 và khi Hiệp ước Lisbon có hiệu lực, Nghị viện Strasbourg đã quyết định trên cơ sở bình đẳng với các quốc gia thành viên, đó là quyết định chung, đặc biệt là về các vấn đề tự do, an ninh, công lý, ngoại thương, chính sách môi trường hoặc chính sách nông nghiệp chung. Nghị viện phê duyệt ngân sách và có quyền giám sát đối với Ủy ban châu Âu.
Chính sách môi trường
Sự đột phá của phe cực hữu vào ngày 9/6 sẽ có ý nghĩa quyết định đối với tương lai của châu Âu, bắt đầu từ chính sách nhập cư. Vào ngày 10/4, Nghị viện Strasbourg đã thông qua Hiệp ước Tị nạn và Di cư, một văn bản sàng lọc những người xin tị nạn ở biên giới Liên minh châu Âu và thử thách tình đoàn kết giữa các quốc gia thành viên EU: hoặc họ đồng ý chào đón người di cư, hoặc họ đóng góp tài chính để tiếp nhận ở các nước đến. Chính sách này không chỉ bị một số quốc gia như Hungary và Ba Lan bác bỏ, những nước không muốn chào đón người nhập cư hoặc trả tiền, mà còn bị phe cực hữu, những người không còn muốn chào đón người nước ngoài trên đất châu Âu, cho là quá mềm mỏng.
Một vấn đề quan trọng khác: chính sách môi trường. Sau bước đột phá của chủ nghĩa bảo vệ môi trường trong cuộc bầu cử châu Âu vào năm 2019, vấn đề môi trường đã trở thành ưu tiên hàng đầu của EU trong việc triển khai Thỏa thuận xanh, dự án quan trọng của Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen. Đặt mục tiêu đạt mức trung hòa carbon vào năm 2050. Tuy nhiên, tình hình đã thay đổi, sự tức giận của nông dân chống lại các tiêu chuẩn môi trường phần lớn nhắm vào thỏa thuận xanh và đã đến lúc phải tạm dừng.
Thủ tướng Hungary Viktor Orbán cho biết, cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu đại diện cho sự lựa chọn quan trọng giữa chiến tranh và hòa bình, tương lai của trẻ em và các cơ hội sống chung cho Hungary.
Trước nguy cơ chiến tranh ở Ukraine hoặc Gaza có thể trở thành xung đột toàn cầu, quốc phòng của châu Âu cũng đã trở thành một vấn đề lớn trong các cuộc bầu cử. Liệu 27 quốc gia của Liên minh châu Âu có nên tham gia "nền kinh tế chiến tranh" không? Có nên tạo quỹ 100 tỷ euro để hỗ trợ Ukraine về quân sự và tài chính? Nếu ông Donald Trump tái đắc cử vào tháng 11 tới, liệu người châu Âu có nên thành lập lực lượng quân đội của riêng các nước EU không, do ông Trump chủ trương giải tán NATO?
Trong cuộc khảo sát do cơ quan Eurobarometer của Nghị viện châu Âu tiến hành vào cuối năm 2023, đối với câu hỏi: "Bạn muốn Nghị viện châu Âu ưu tiên vấn đề nào?", phần lớn người châu Âu được khảo sát đều trả lời: đầu tiên là chống đói nghèo, sau đó là sức khỏe cộng đồng. Tình trạng khẩn cấp về khí hậu là mối quan tâm thứ 3. Vấn đề quốc phòng đứng vị trí thứ 7 và nhập cư ở vị trí thứ 9.
Có thay đổi quan hệ Nga - phương Tây?
Theo nhà báo Alexandre Lemoine của tờ Observateur Continental, cuộc bầu cử của Nghị viện châu Âu vào tháng 6 sẽ không thay đổi hoàn toàn mối quan hệ giữa Nga và EU, nhưng sẽ tạo cơ hội quyền lực ở châu Âu cho các chính trị gia thực sự làm việc vì lợi ích của đất nước hơn là những người chỉ tập trung vào các mối quan hệ và phổ biến các luận điểm của Washington.
Mỗi nhà lãnh đạo phương Tây đều được trao quyền hạn và thực hiện những nhiệm vụ cụ thể, dù không phải lúc nào cũng thành công. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thăm Trung Quốc, theo sau là Thủ tướng Đức Olaf Scholz. Ông Scholz đã lợi dụng chuyến đi tới Trung Quốc để "giải quyết các vấn đề mang tính chất Đức", bất chấp thực tế rằng Đức là đồng minh của Mỹ và hành động trong khuôn khổ lợi ích của họ.
Điều này trước hết có liên quan đến việc tranh giành quyền lực chính trị ở châu Âu giữa các quốc gia như Vương quốc Anh, Đức và Pháp. Mọi quốc gia đều được đo lường bằng hành động của các nhà lãnh đạo thời kỳ đầu và hiện tại, tuy nhiên, không có quốc gia nào thật sự nổi bật ở châu Âu và chỉ có một số chính trị gia đang cố gắng thay đổi mọi thứ. Chúng ta có thể kể tên nhiều nhất là mười người thực sự định hình chính sách châu Âu, không phải bằng cách tham gia vào các chiến dịch truyền thông hay tuyên bố các khẩu hiệu do Washington áp đặt.
Đối với Nga, những thay đổi này không có ý nghĩa gì đặc biệt. Nhưng, chúng rất quan trọng đối với việc tổ chức cuộc sống và quản lý kinh doanh ở châu Âu. Đã đến lúc châu Âu phải thay đổi
Báo động chuyện sống còn Năm 2024 đang trên đà trở thành năm nóng kỷ lục và hội nghị khí hậu của LHQ sắp diễn ra sau hàng loạt sự kiện thời tiết cực đoan trên toàn cầu. Trang The Verge ngày 9.11 dẫn báo cáo của Cơ quan Theo dõi biến đổi khí hậu Copernicus (C3S) thuộc Liên minh châu Âu (EU) dự báo 2024 sẽ là...