Liên kết trường sư phạm với trường mầm non để nâng cao chất lượng đào tạo
Ngày 28/10 tại TPHCM đã diễn ra Hội thảo khoa học quốc tế liên kết trường sư phạm với trường mầm non rèn nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên.
Gắn lý luận với thực tiễn
Diễn văn khai mạc của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng sư phạm Trung ương TPHCM, Nguyễn Nguyên Bình cho biết: Thực hành thực tập rèn luyện nghiệp vụ sư phạm là hoạt động giáo dục đặc thù của các trường cao đẳng, đại học có đào tạo ngành sư phạm nhằm hình thành, phát triển và rèn luyện phẩm chất, năng lực nhà giáo cho giáo sinh theo mục tiêu đào tạo đã đề ra.
Quá trình thực tập rèn luyện nghiệp vụ sư phạm giúp người học, cơ sở đào tạo đáp ứng theo nhu cầu xã hội với phương châm “Học đi đôi với hành, gắn lý thuyết với thực hành, lý luận với thực tiễn”. Kết quả thực hành thực tập là một trong những điều kiện bắt buộc nhằm đánh giá khả năng và năng lực của người học, là cơ sở để các nhà tuyển dụng chọn lựa giáo viên mầm non tương lai; đồng thời cũng là tiêu chí chính đáp ứng nhu cầu xã hội.
Đối với quá trình GD-ĐT nói chung, thực hành nghề nghiệp là một trong những nội dung cốt lõi quyết định chất lượng đào tạo của một chương trình; đối với quá trình giáo dục và đào tạo nghề giáo viên nói riêng, cụ thể là nghề giáo viên mầm non, các cơ sở đào tạo – trường sư phạm luôn đặt công tác tổ chức thực hành rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ở vị trí quan trọng không thể thay thế.
TS Vũ Thanh Bình – Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ, Môi trường – Bộ GD&ĐT đánh giá cao Trường Cao đẳng sư phạm Trung ương TPHCM đã có sáng kiến tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế được tổ chức. Đây là dịp để các nhà quản lý giáo dục, cơ sở đào tạo giáo viên mầm non cùng chia sẻ, thảo luận kinh nghiệm về những vấn đề xoay quanh mạng lưới liên kết giữa trường sư phạm với trường mầm non để tổ chức thực tập rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành GDMN.
Hiệu trưởng Trường Cao đẳng sư phạm Trung ương TPHCM Nguyễn Nguyên Bình.
Theo đánh giá, các báo cáo tham luận tại Hội thảo hết sức đúng và trúng vấn đề, đó là bàn về các vấn đề liên kết các trường sư phạm để phát huy thế mạnh đào tạo giáo viên mầm non. Những tham luận tại hội thảo đại diện cho các địa bàn trường sư phạm khác nhau trên cả nước tập trung vào các nhóm nội dung chính thể hiện nhu cầu và sự cần thiết của việc liên kết trường sư phạm với trường mầm non để rèn nghiệp vụ cho sinh viên sư phạm mầm non.
Chia sẻ kinh nghiệm hay
Bên cạnh đó, nhóm cơ sở lý luận và thực trạng về xây dựng mô hình, mạng lưới liên kết giữa trường sư phạm với trường mầm non để tổ chức thực tập rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành GDMN. Nội dung mang tính chất nền tảng, cơ bản đáp ứng được việc mô tả một phần cơ sở lý luận và thực trạng ở các địa phương khác nhau về xây dựng mô hình, mạng lưới liên kết giữa trường sư phạm với trường mầm non để tổ chức thực tập rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành GDMN.
Video đang HOT
Nhóm những giải pháp và bài học kinh nghiệm trong xây dựng mạng lưới, mô hình liên kết giữa trường sư phạm với trường mầm non để tổ chức thực tập rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành GDMN của các cơ sở đào tạo trong nước và trên thế giới. Là những bài học kinh nghiệm từ hoạt động thực tập trong đào tạo giáo viên mầm non tại một số quốc gia trên thế giới, mô hình trong đào tạo giáo viên mầm non ở Đại học Quebec – Canada.
Tham luận tại Hội thảo của đại diện Trường Cao đẳng sư phạm Trung ương Hà Nội.
Đây là bức tranh khá sinh động và nhiều màu sắc và chi tiết hơn, có tác dụng gợi ý, bổ sung thêm các mô hình, mạng lưới liên kết đa dạng, thật sự đáp ứng quá trình tìm kiếm giải pháp, học tập kinh nghiệm về xây dựng mạng lưới, mô hình liên kết giữa trường sư phạm với trường mầm non để tổ chức thực tập rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành GDMN.
Nhóm những góc nhìn, cách tiếp cận cụ thể góp phần trong việc xây dựng mạng lưới, mô hình liên kết giữa trường sư phạm với trường mầm non để tổ chức thực tập rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục mầm non. Đây là góc nhìn theo quan điểm, phương pháp giáo dục mầm non theo STEAM, STEINER đến cách tiếp cận thông qua các học phần, giờ chơi ngoài trời, giờ ngủ của trẻ hoặc các trò chơi vận động.
Ngoài ra, nhóm nội dung này cũng ghi nhận các bài viết từ góc nhìn của một quan sát viên trường Đại học Bắc Colorado, những yêu cầu cần đạt với vai trò giáo viên sư phạm trưởng đoàn, giáo viên mầm non hướng dẫn thực tập và cách thức quản lý chương trình thực hành thực tập có áp dụng công nghệ thông tin theo xu hướng hiện nay.
Một trong những yếu tố đảm bảo chất lượng của quá trình thực hành thực tập là sợi dây liên kết giữa trường sư phạm và cơ sở GDMN nhằm rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành GDMN. Xây dựng được mạng lưới liên kết giữa trường sư phạm và trường mầm non để tổ chức công tác thực hành thực tập có chất lượng, hiệu quả, linh hoạt cho sinh viên ngành GDMN rèn nghề sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên mầm non, bổ sung cho ngành GDMN lực lượng giáo viên có kỹ năng nghề cao, góp phần đáp ứng nhu cầu xã hội.
Trường ĐHSPHN2 triển khai công tác thực tập sư phạm năm học 2022-2023
Hội nghị triển khai công tác thực tập sư phạm năm học 2022-2023, diễn ra 4 tổ thảo luận: khối THPT, khối GD tiểu học, khối GD mầm non, đào tạo và bồi dưỡng GV.
Ngày 21/10, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức Hội nghị triển khai công tác thực tập sư phạm năm học 2022-2023 tại Tam Đảo.
Phát biểu khai mạc, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Quang Huy - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng nhà trường gửi lời chào mừng và cảm ơn chân thành đến các Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường phổ thông, tiểu học, mầm non trong thời gian qua đã tạo mọi điều kiện hỗ trợ để nhà trường hoàn thành tốt chương trình đào tạo sinh viên các ngành sư phạm.
Thầy Hiệu trưởng cho biết, Hội nghị triển khai công tác thực tập sư phạm là một trong những sự kiện thường niên của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Triển khai một trong những khâu quan trọng nhất trong chương trình đào tạo, đồng thời cũng là dịp để nhà trường lắng nghe ý kiến của các nhà tuyển dụng và sử dụng sản phẩm đào tạo của nhà trường.
Toàn cảnh Hội nghị. Ảnh: ĐHSPHN2
Thực tập sư phạm là giai đoạn hết sức quan trọng trong quá trình đào tạo giáo viên và hình thành một nhà giáo thực thụ. Thông qua thực tập sư phạm, sinh viên tiếp tục hoàn thiện các năng lực cần có của người giáo viên.
Các đợt thực tập sư phạm tạo điều kiện để sinh viên thực hành những lý thuyết giáo dục mà họ đã được trang bị trong trường đại học, qua đó thu hẹp khoảng cách giữa nhà trường và môi trường nghề nghiệp tương lai.
Với tinh thần đó, lãnh đạo Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 luôn coi mỗi đợt sinh viên đi thực tập là một đợt sát hạch thực tiễn quan trọng về công tác đào tạo của nhà trường, một dịp lấy ý kiến phản hồi quan trọng từ các nhà sử dụng lao động.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Quang Huy - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng phát biểu khai mạc. Ảnh: ĐHSPHN2
Quan trọng hơn nữa, thông qua thực tập sư phạm, sinh viên được giới thiệu và tiếp nhận văn hóa nghề nghiệp, qua đó góp phần hình thành và đa dạng hóa bản sắc nghề giáo. Giúp sinh viên tăng thêm lòng yêu nghề và nhiệt huyết của người giáo viên tương lai.
Tiếp theo chương trình, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Thụ - Trưởng phòng Đào tạo báo cáo tổng kết công tác thực tập sư phạm năm học 2021-2022.
Báo cáo khẳng định trong năm học 2021-2022, dù bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến khắp các địa phương trên cả nước nhưng với tinh thần sáng tạo, chủ động, thích ứng trước mọi tình huống, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã sửa đổi quy chế thực tập sư phạm, trong đó có thực tập trực tuyến và thực tập tại nơi cư trú, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên hoàn thành nhiệm vụ thực tập sư phạm, đảm bảo đúng tiến độ học tập.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Thụ - Trưởng phòng Đào tạo báo cáo tại Hội nghị. Ảnh: ĐHSPHN2
Trưởng phòng Đào tạo Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tiếp tục triển khai công tác thực tập sư phạm năm học 2022-2023.
Tại Hội nghị, Tiến sĩ Nguyễn Thị Việt Nga - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Sư phạm báo cáo về những nội dung cơ bản, điểm mới trong quy định thực tập sư phạm năm học 2022-2023.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Việt Nga - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Sư phạm báo cáo tại Hội nghị. Ảnh: ĐHSPHN2
Sau phiên toàn thể, Hội nghị chia làm 4 tiểu ban để tiếp tục làm việc, gồm có: khối trung học phổ thông, khối giáo dục tiểu học, khối giáo dục mầm non, đào tạo và bồi dưỡng giáo viên.
Đây chính là điểm mới của Hội nghị so với những năm trước đây, nhằm tiếp nhận được nhiều hơn ý kiến đóng góp từ các nhà giáo tham dự Hội nghị, nỗ lực cải tiến chất lượng đào tạo.
Tại phiên làm việc của các tiểu ban, các đại biểu thảo luận về những nội dung chính. Tiểu ban 1,2,3 tập trung thảo luận: Các giải pháp nâng cao chất lượng thực tập sư phạm; những kiến thức, kỹ năng cần trang bị thêm cho sinh viên để đáp ứng yêu cầu dạy học và giáo dục phẩm chất, năng lực học sinh; góp ý cho quy định về thực tập sư phạm của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2; khó khăn của các trường khi thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và kiến nghị hỗ trợ đối với Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
Đại biểu làm việc tại các tiểu ban. Ảnh: ĐHSPHN2
Tiểu ban 4 tập trung thảo luận: Đào tạo đại học chính quy theo đơn đặt hàng quy định tại Nghị định số 116/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ; đào tạo nâng chuẩn giáo viên theo Nghị định số 71/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 của Chính phủ; bồi dưỡng giáo viên thường xuyên và bồi dưỡng giáo viên đáp ứng Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và sách giáo khoa mới; nhu cầu tuyển dụng và bồi dưỡng giáo viên; đổi mới phương thức hợp tác giữa các địa phương và Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 và bồi dưỡng giáo viên.
Các đại biểu thảo luận tại tiểu ban. Ảnh: ĐHSPHN2
Thông qua các ý kiến thảo luận của các đại biểu, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 sẽ có những điều chỉnh phù hợp để công tác thực tập sư phạm ngày càng hiệu quả, góp phần nâng cao và khẳng định chất lượng đào tạo.
Theo kế hoạch của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, năm học 2022-2023, sinh viên K46 sẽ thực tập sư phạm trong thời gian 5 tuần từ ngày 24/10 đến 26/11/2022, sinh viên K45 thực tập sư phạm trong 7 tuần.
Tín hiệu vui Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, cả nước hiện có hơn 50 trường đại học đào tạo giáo viên. Quy mô đào tạo chính quy trên 50 nghìn giáo sinh. Ảnh minh họa Internet. Năm 2021 chứng kiến sự quay trở lại tốp đầu của nhóm ngành khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên với số lượng thí sinh đăng ký...