Liên kết “chui”, sinh viên lãnh đủ
Không có giấy phép nhưng Trường ĐH Hòa Bình, một trường có trụ sở ở Hà Nội, vẫn bắt tay liên kết đào tạo với Trường ĐH công nghệ thông tin Gia Định TP.HCM tổ chức tuyển sinh, đào tạo ngoài luồng đến 350 sinh viên hệ cao đẳng chính quy từ năm 2010.
Sau gần hai năm học, 298 sinh viên còn lại giờ đứng trước nguy cơ phải ngưng học vì mọi hoạt động liên kết đào tạo đều trái quy định hiện hành.
Chưa có phân hiệu cũng tuyển sinh
Trong năm 2010, Trường ĐH Hòa Bình đã ký hợp đồng liên kết đào tạo với Trường ĐH công nghệ thông tin Gia Định TP.HCM và tuyển sinh 350 sinh viên bậc cao đẳng (trúng tuyển qua hình thức xét tuyển NV2). Đến nay, còn 298 sinh viên theo học ba ngành: quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng và kế toán. Đến trước thời điểm bị phát hiện, số sinh viên này được bố trí học tại địa chỉ 137E Nguyễn Chí Thanh, P.9, Q.5, TP.HCM.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, địa chỉ trên vừa là văn phòng đại diện vừa là Trung tâm Hợp tác đào tạo quốc tế của Trường ĐH Hòa Bình đặt tại TP.HCM. Trường ĐH Hòa Bình cũng chưa được phép lập phân hiệu tại TP.HCM. Trong khi đó, theo khoản 1 điều 48 quyết định 58 của Thủ tướng Chính phủ về điều lệ trường đại học có nêu rõ: “Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của trường đại học… không thực hiện tuyển sinh, không tổ chức hoạt động đào tạo và hoạt động khoa học – công nghệ”. Cũng theo quyết định 58, các trường đại học muốn đào tạo chính quy tại các tỉnh, thành phố khác với nơi đặt trụ sở chính của trường phải lập phân hiệu. Việc thành lập phân hiệu phải do bộ trưởng Bộ GD-ĐT ra quyết định thành lập khi đáp ứng các điều kiện như thành lập trường đại học theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Chưa hết, trong tháng 4-2011 Trường ĐH Hòa Bình cũng ký kết hợp đồng thực hiện liên kết đào tạo liên thông từ trung cấp nghề lên cao đẳng nghề với Trường trung cấp nghề Thủ Đức và Trường trung cấp nghề Nhân đạo (quận 3) nhưng chưa có giấy phép của cơ quan quản lý.
Nơi đào tạo “ngoài luồng” 298 sinh viên sáng 12-1 đã treo bảng cho thuê nhà.
Thu gần 1 tỉ đồng
Video đang HOT
Đáng nói là Trường ĐH công nghệ thông tin Gia Định TP.HCM tuy đứng tên ký kết hợp đồng liên kết nhưng lại khẳng định tất cả việc tuyển sinh, cấp giấy báo trúng tuyển, tổ chức đào tạo trường này đều “không hề hay biết, tất cả đều do Trường ĐH Hòa Bình quyết định”.
Trao đổi với chúng tôi về hợp đồng đã ký kết với Trường ĐH Hòa Bình, TS Nguyễn Đăng Liêm, hiệu trưởng Trường ĐH công nghệ thông tin Gia Định TP.HCM, cho rằng: “Hợp đồng ký kết với Trường ĐH Hòa Bình chỉ là hợp đồng nguyên tắc chứ chưa thực hiện. Còn việc tuyển sinh, quản lý và triển khai đào tạo tôi không hề biết. Tất cả đều do phía Trường ĐH Hòa Bình thực hiện”.
Thế nhưng, theo tìm hiểu của chúng tôi, theo như nội dung thỏa thuận, bên A (Trường ĐH Hòa Bình) chịu trách nhiệm “tổ chức xét tuyển đầu vào, nội dung chương trình đào tạo, cấp bằng tốt nghiệp, thu học phí”. Trong khi đó, bên B (Trường ĐH công nghệ thông tin Gia Định TP.HCM) phối hợp tổ chức giảng dạy, quản lý đào tạo, hỗ trợ cơ sở vật chất. Về tài chính, bản thỏa thuận bên A chi trả cho bên B 10% tổng học phí thu được. Và thực tế, Trường ĐH công nghệ thông tin Gia Định TP.HCM đã nhận của Trường ĐH Hòa Bình 10% trên tổng số học phí thu được từ 298 sinh viên (gần 1 tỉ đồng) với số tiền gần 100 triệu đồng vào ngày 16-3-2011.
Nói về việc liên kết này, GS.TSKH Đặng Ứng Vận, hiệu trưởng Trường ĐH Hòa Bình, thừa nhận: “Về chương trình đào tạo cho sinh viên từ năm 2010 đến nay cả hai bên đều tham gia. Tuy nhiên, trách nhiệm chính vẫn là Trường ĐH Hòa Bình quản lý và chúng tôi giao cho văn phòng đại diện tại TP.HCM triển khai”.
Tuy nhiên, theo quyết định 42 về liên kết đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học do Bộ GD-ĐT ban hành, đơn vị chủ trì đào tạo, cụ thể là Trường ĐH Hòa Bình phải có văn bản cho phép mở ngành đào tạo định liên kết, được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt chỉ tiêu, được Bộ GD-ĐT ra quyết định cho phép liên kết đào tạo… Thực tế, Trường ĐH Hòa Bình không hề chuẩn bị đầy đủ các thủ tục pháp lý này trước khi thực hiện liên kết đào tạo.
Trong khi hai bên vẫn còn đùn đẩy trách nhiệm, số phận của 298 sinh viên trên vẫn rất mập mờ. Sáng 12-1, chúng tôi trở lại căn nhà 137E Nguyễn Chí Thanh, P.9, Q.5, TP.HCM thì tất cả đã trống vắng. Không còn sinh viên nào ở đây. Phía trước căn nhà đã dán biển cho thuê nhà. Một số người có mặt tại đây cho biết các lớp học đã chuyển địa điểm nhưng dời đi đâu không ai biết.
Sẽ chuyển sinh viên sang trường khác? Thông tin từ Bộ GD-ĐT cho hay việc Trường ĐH Hòa Bình và Trường ĐH công nghệ thông tin Gia Định TP.HCM ký hợp đồng liên kết đào tạo và giao cho Trung tâm Hợp tác quốc tế của Trường ĐH Hòa Bình tại TP.HCM thực hiện là trái quy định. Hiện Bộ GD-ĐT đang xem xét đình chỉ hoạt động liên kết đào tạo nói trên, đồng thời yêu cầu hai đơn vị nhanh chóng khắc phục sai phạm nhằm đảm bảo quyền lợi cho 298 sinh viên. Trong đó, phương án chuyển toàn bộ số sinh viên này sang một trường khác cũng đang được Bộ GD-ĐT tính đến.
Theo BĐVN
Thêm cơ hội chọn ngành học, nơi học
Nhiều ngành, chuyên ngành mới sẽ được các trường tuyển sinh trong năm 2012. Bên cạnh đó, nhiều trường ĐH vừa được thành lập cũng chính thức tuyển bậc ĐH từ năm nay. Cơ hội chọn lựa ngành học, nơi học của thí sinh sẽ nhiều hơn.
Kỳ thi tuyển sinh năm 2012, ĐHQG TP.HCM sẽ có thêm ba ngành mới được tuyển sinh ở các trường thành viên. Trong đó, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn tuyển mới ngành ngữ văn Ý với 50 chỉ tiêu. Ngành này chỉ tuyển khối D1. Trường ĐH Khoa học tự nhiên cũng sẽ tuyển mới ngành kỹ thuật hạt nhân (khối A). Trường ĐH Kinh tế - luật sẽ tuyển mới ngành kinh doanh quốc tế (tuyển khối A và D1).
Mặc dù Trường ĐH Bách khoa không mở ngành mới nhưng TS Nguyễn Thanh Nam - trưởng phòng đào tạo - cho biết trường mở thêm hai chuyên ngành mới gồm: hóa dược (thuộc nhóm ngành công nghệ hóa - thực phẩm - sinh học) và kỹ thuật thiết kế (thuộc nhóm ngành cơ khí - cơ điện tử). Trường dự kiến tuyển 3.950 chỉ tiêu, tăng 50 chỉ tiêu so với năm trước.
Nhiều ngành, chuyên ngành mới
So với những kỳ tuyển sinh trước đây, số ngành mới được mở trong kỳ tuyển sinh năm nay tương đối ít. Đa số trường chỉ mở thêm chuyên ngành. Riêng tại Trường ĐH Tài chính - marketing, một số chuyên ngành trước đây được tách ra thành ngành mới trong kỳ tuyển sinh năm nay.
Th.S Hứa Minh Tuấn - trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Tài chính - marketing - cho biết kỳ thi tuyển sinh năm 2012, trường sẽ tuyển ba ngành mới gồm kinh doanh quốc tế, bất động sản và quản trị khách sạn. Các ngành này tuyển hai khối A và D1 với chỉ tiêu mỗi ngành khoảng 200.
Trường ĐH Nông lâm TP.HCM mở thêm chuyên ngành địa chính và quản lý đô thị thuộc ngành quản lý đất đai. PGS-TS Huỳnh Thanh Hùng - phó hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm TP.HCM - cho biết do khó khăn trong nguồn tuyển nên năm nay trường dự kiến ngừng tuyển sinh hai ngành: song ngữ Pháp - Anh, phát triển nông thôn và khuyến nông. Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM dự kiến mở hai ngành mới là công nghệ kỹ thuật điện - điện tử và công nghệ kỹ thuật môi trường.
Ông Nguyễn Anh Sơn - giám đốc trung tâm tuyển sinh nhà trường - cho biết ngành môi trường tuyển khối A, B trong khi ngành kỹ thuật điện tuyển khối A. Nếu Bộ GD-ĐT bổ sung khối A1, trường cũng sẽ bổ sung khối thi này cho các ngành đào tạo.
Kỳ thi tuyển sinh năm 2012, Trường ĐH Văn hóa TP.HCM sẽ có điều chỉnh về tên khối thi. Th.S Nguyễn Thanh Tùng - phó phòng đào tạo Trường ĐH Văn hóa TP.HCM - cho biết tuy môn thi vẫn giữ nguyên nhưng tên gọi khối thi sẽ thay đổi. Khối thi R được chuyển thành khối N. Bên cạnh đó trường cũng mở thêm chuyên ngành truyền thông và văn hóa thuộc ngành văn hóa học (tuyển khối C và D1).
Trường ĐH Sư phạm TP.HCM dự kiến tuyển 3.800 chỉ tiêu, trong đó hệ sư phạm có 2.100, cử nhân ngoài sư phạm 1.300 và 400 chỉ tiêu đào tạo theo địa chỉ. Dự kiến khối thi vẫn như năm trước, chỉ đổi tên ngành sử - giáo dục quốc phòng thành giáo dục quốc phòng an ninh.
Thí sinh dự thi vào Trường ĐH Nguyễn Tất Thành (bậc CĐ) năm 2011. Năm nay trường này tuyển 4 ngành bậc đại học.
Thêm lựa chọn nơi học
Năm 2011 nhiều trường CĐ ở hầu hết các địa phương được nâng cấp lên ĐH và chính thức tuyển sinh ĐH từ năm nay. Điều này sẽ thuận lợi hơn cho thí sinh trong việc lựa chọn nơi học phù hợp nhất với mình. Chẳng hạn, những năm trước đây, nếu muốn học ngành kiến trúc, thí sinh khu vực phía Nam chỉ có thể chọn học ở Đà Nẵng hoặc TP.HCM (Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM có thêm các phân hiệu tại Đà Lạt, Cần Thơ) thì năm nay sẽ có nhiều lựa chọn hơn. Trường ĐH Xây dựng miền Trung (Phú Yên) và Trường ĐH Xây dựng miền Tây (Vĩnh Long) đều tuyển sinh ngành kiến trúc trong kỳ tuyển sinh năm nay.
Trong đó, Trường ĐH Xây dựng miền Trung tuyển 600 chỉ tiêu bậc ĐH cho các ngành kỹ thuật công trình xây dựng (dự kiến tuyển khối A và A1, 400 chỉ tiêu), kiến trúc (khối V, 100 chỉ tiêu) và kinh tế xây dựng (khối A, A1, 100 chỉ tiêu). Trường ĐH Xây dựng miền Tây chỉ tuyển sinh hai ngành: kiến trúc (khối V, 50 chỉ tiêu) và xây dựng dân dụng và công nghiệp (khối A, 250 chỉ tiêu).
Nhiều trường ĐH vừa được nâng cấp ở các địa phương tuy có chỉ tiêu tuyển sinh không nhiều nhưng cũng tạo thêm kênh để thí sinh có thể chọn học gần nhà, phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình. Ông Bùi Phụ Anh - hiệu trưởng Trường ĐH Tài chính kế toán (Quảng Ngãi) - cho biết kỳ tuyển sinh năm nay trường bắt đầu tuyển sinh bậc ĐH với 500 chỉ tiêu cho hai ngành: tài chính ngân hàng và kế toán. Cả hai ngành đều tuyển khối A và D1.
PGS-TS Nguyễn Đinh Tuấn - hiệu trưởng Trường ĐH Tài nguyên môi trường TP.HCM - cho biết trường dự kiến tuyển tám ngành bậc ĐH với 1.000 chỉ tiêu. Trong đó, một số ngành đã được đào tạo ở bậc CĐ trong khi một số ngành được thành lập mới.
Cũng được nâng cấp lên ĐH năm 2011, kỳ tuyển sinh năm nay Trường ĐH Nguyễn Tất Thành sẽ tuyển sinh bốn ngành bậc ĐH gồm công nghệ thông tin, cơ điện tử, tài chính ngân hàng và điện công nghiệp với tổng chỉ tiêu 450.
Lấy điểm chuẩn chung Th.S Cổ Tấn Anh Vũ - trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM - cho biết kỳ tuyển sinh năm nay trường sẽ mở hai chuyên ngành mới: kết cấu công trình thuộc ngành kỹ thuật xây dựng và quản trị dự án xây dựng thuộc ngành kinh tế xây dựng. Điểm đáng chú ý trong công tác tuyển sinh của trường năm nay có một số thay đổi: một số chuyên ngành trước đây có mã ngành riêng năm nay sẽ được gộp chung vào một ngành với một mã ngành chung. Điểm chuẩn cũng sẽ lấy theo ngành, không lấy theo chuyên ngành như những năm trước. Sau bốn học kỳ đầu, căn cứ vào đăng ký và điểm học tập của sinh viên, trường sẽ phân chuyên ngành. ] Thí sinh cũng cần lưu ý: một số ngành chỉ tuyển nam như điều khiển tàu biển (cao 1,64m trở lên), vận hành khai thác máy tàu thủy (cao 1,61m trở lên).
Theo BĐVN
Dạy kỹ năng mềm ở trường đại học Khi công bố chuẩn đầu ra, các trường đều đưa ra yêu cầu về kỹ năng mềm cho sinh viên (SV), trong khi thực tế chưa trường nào chú trọng đến việc dạy các kỹ năng này. Chỉ là hoạt động ngoại khóa Tiến sĩ Lê Thị Thanh Mai - Trưởng ban Công tác sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM - chia sẻ:...