Liên hợp quốc và EU nhấn mạnh lập trường về Cao nguyên Golan
Phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh của Liên đoàn Arab (AL) vừa khai mạc tại thủ đô Tunis của Tunisia.
Ngày 31/3, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres khẳng định bất kỳ giải pháp nào đối với cuộc xung đột ở Syria cần đảm bảo sự toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia Trung Đông này, bao gồm cả Cao nguyên Golan bị chiếm đóng.
Đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu Federica Mogherini (trái) phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab (AL) lần thứ 30 ở Tunis, Tunisia. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Về vấn đề Palestine, Tổng Thư ký Liên hợp quốc nhấn mạnh giải pháp hai nhà nước đối với Israel và Palestine là “bắt buộc.”
Trong phát biểu của mình tại hội nghị, đại diện cấp cao phụ trách chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU), bà Federica Mogherini, nhấn mạnh việc phớt lờ các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về Cao nguyên Golan “không phải là một giải pháp.”
Video đang HOT
Bà cũng nêu rõ giải pháp hai nước nước đối với Israel và Palestine là “giải pháp duy nhất có thể thực hiện được và thực tế.”
Theo bà Mogherini, cộng đồng quốc tế có trách nhiệm ngăn chặn nguy cơ giải pháp hai nhà nước đổ vỡ đến mức không thể cứu vãn.
Bà nói: “Bất cứ kế hoạch nào trong tương lai sẽ đều phải công nhận các giới hạn đã được quốc tế nhất trí, bao gồm các đường biên giới năm 1967 và quy chế của Jerusalem là thủ đô tương lai của hai nhà nước.”
Về phần mình, Quốc vương Saudi Arabia Salman nhấn mạnh “tuyệt đối bác bỏ” bất cứ biện pháp nào ảnh hưởng đến chủ quyền của Syria đối với Cao nguyên Golan.
Quốc vương Salman cũng tái khẳng định quan điểm của Saudi Arabia ủng hộ việc thành lập một Nhà nước Palestine tại Bờ Tây và Dải Gaza, với thủ đô là Đông Jerusalem.
Tổng thống nước chủ nhà Tunisia Caid Essebsi kêu gọi hội nghị cần phát đi thông điệp về tầm quan trọng của việc thiết lập một nhà nước Palestine.
Ông Essebsi nhấn mạnh sự ổn định khu vực và quốc tế cần được duy trì thông qua “một giải pháp công bằng và toàn diện bao gồm các quyền của người dân Palestine, cũng như dẫn tới thành lập một nhà nước Palestine với Jerusalem là thủ đô.”
* Trong khi đó, theo Sputniknews, trong bức thư gửi tới các thành viên tham dự Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab (AL), ngày 31/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bày tỏ thiện chí tiếp tục xây dựng mối quan hệ đối tác với các nước thuộc khu vực Trung Đông và Bắc Phi trong mọi lĩnh vực.
Bức thư có đoạn: “Thân gửi nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu chính phủ các nước thuộc AL! Tôi vui mừng hoan nghênh các bạn nhân dịp khai mạc Hội nghị thượng đỉnh AL… Nga sẵn sàng tiếp tục xây dựng quan hệ đối tác với các nước Trung Đông và Bắc Phi trong mọi lĩnh vực.”
Nhà lãnh đạo Nga nhấn mạnh, tình hình căng thẳng tại nhiều nước Trung Đông và Bắc Phi gia tăng đòi hỏi các nước AL đóng vai trò là một cơ chế đối thoại và tương tác đa phương.
Ông chủ Điện Kremlin cũng khẳng định, tình hình căng thẳng hiện nay trong khu vực, trong đó có xung đột Syria và căng thẳng Israel-Palestine, cần được giải quyết thông qua các biện pháp chính trị và ngoại giao.
Các phát biểu trên được đưa ra trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây ký một sắc lệnh công nhận chủ quyền của Israel đối với Cao nguyên Golan, gần 4 tháng sau khi Mỹ công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel./.
Theo TTXVN
Dư luận lên án Mỹ liên quan tới tuyên bố về Cao nguyên Golan
Ngay sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh công nhận chủ quyền của Israel đối với Cao nguyên Golan, Syria đã lên tiếng phản đối, coi bước đi này của Washington là đòn tấn công vào chủ quyền của Syria.
Nga cũng lên tiếng cảnh báo việc Mỹ công nhận chủ quyền của Israel đối với Cao nguyên Golan sẽ gây ra làn sóng căng thẳng mới ở Trung Đông. Phản ứng trước hành động của Mỹ, người phát ngôn LHQ Stephane Dujarric tuyên bố, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres tôn trọng triệt để các nghị quyết của HĐBA và cho rằng việc Israel sáp nhập Cao nguyên Golan là không có giá trị pháp lý và không có hiệu lực pháp lý quốc tế. Liên đoàn Arab, Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan, Saudi Arabia và Canada đồng thời đưa ra tuyên bố không công nhận sự kiểm soát của Israel đối với Cao nguyên Golan.
Israel chiếm đóng Cao nguyên Golan trong thời gian xảy ra chiến tranh Trung Đông 1967 và sau đó sáp nhập vào lãnh thổ của mình năm 1981, động thái không được cộng đồng quốc tế công nhận.
HOÀNG THANH
Theo SGGP
Hậu xung đột: Khó lường cơ hội Syria tại liên minh Arab Liên đoàn Arab dự kiến tổ chức hội nghị thượng đỉnh hàng năm tại Tunisia vào ngày 31/3, đã đóng băng tư cách thành viên của Syria vào tháng 11/2011. Liên đoàn Ả Rập hôm Chủ nhật cho biết, họ không có kế hoạch thảo luận về việc khôi phục tư cách thành viên của Syria trong khối này tại hội nghị thượng...