LHQ ra nghị quyết ủng hộ cuộc chiến chống IS do Mỹ khởi xướng bằng những biện pháp quyết liệt.
Ngày 24/9, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã nhất trí thông qua một nghị quyết do Tổng thống Mỹ Barack Obama đề xuất nhằm ngăn chặn tình trạng chiến binh nước ngoài lũ lượt đổ về Trung Đông tham gia các tổ chức cực đoan.
Liên Hợp Quốc thông qua nghị quyết theo đề xuất của ông Obama
Video đang HOT
13 nhà lãnh đạo thế giới đã tham gia bỏ phiếu, và chỉ có 2 thành viên Hội đồng Bảo an là Nga và Trung Quốc không cử người đứng đầu chính phủ tham gia mà chỉ cho bộ trưởng ngoại giao làm đại diện. Đây là lần thứ 6 kể từ năm 1946 đến nay các nguyên thủ quốc gia mới tề tựu đông đủ như vậy trong một phiên họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Nghị quyết mang tính ràng buộc của Liên Hợp Quốc yêu cầu các quốc gia ngăn chặn công dân của mình ra người ngoài với mục đích hoạt động khủng bố. Động thái này đã mở ra một mặt trận mới trong cuộc chiến không biên giới chống lại phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) hiện đang lộng hành ở Iraq và Syria.
Tuy nhiên, ông Obama cũng cảnh báo rằng nghị quyết này là chưa đủ để tiêu diệt IS, và lãnh đạo các nước cần phải tiếp tục cụ thể hóa nó bằng các quy định luật pháp trong nước cụ thể.
Tên lửa Tomahawk của Mỹ khai hỏa tấn công IS ở Syria
Hầu hết nguyên thủ các nước đều bày tỏ sự ủng hộ với các biện pháp chống khủng bố mới và cho rằng cộng đồng quốc tế phải có hành động quyết liệt ngay trong mỗi nước để ngăn chặn các chiến binh nước ngoài làm trầm trọng hơn cuộc xung đột. Hơn 100 quốc gia đã ký vào nghị quyết với tư cách là nước đồng bảo trợ.
Theo ước tính của Mỹ, khoảng 15.000 chiến binh từ khắp thế giới đã tới Syria và Iraq để tham gia thánh chiến, gây ra nỗi quan ngại về an ninh ngày càng lớn vì họ có thể làm trầm trọng thêm cuộc xung đột hiện nay ở khu vực này, và sau đó trở về nước để thực hiện những vụ tấn công khủng bố kinh hoàng.
Nghị quyết trên được Liên Hợp Quốc thông qua chỉ vài giờ sau khi phiến quân Algeria có quan hệ với IS chặt đầu một con tin người Pháp. Ngoài việc đưa ra các biện pháp hạn chế đi lại mới, nghị quyết còn kêu gọi các nước tăng cường chia sẻ tình báo để kịp thời ngăn chặn bất cứ đối tượng nào bị nghi ngờ ra nước ngoài vì mục đích khủng bố.
Ngày càng có nhiều người nước ngoài, kể cả phụ nữ, tham gia thánh chiến cùng IS
Liên Hợp Quốc hiện vẫn duy trì danh sách đen những kẻ khủng bố trên toàn cầu được tạo ra kèm theo nghị quyết số 1267. Trong danh sách đen này là hàng trăm cá nhân bị các quốc gia thành viên Hội đồng Bảo an liệt vào danh sách khủng bố và nằm trong diện bị cấm đi lại.
Hiện một số quốc gia trên thế giới như Úc và Canada đã áp dụng các biện pháp hạn chế công dân đi lại để đề phòng khủng bố, trong đó biện pháp phổ biến nhất là tịch thu hoặc hủy bỏ giá trị hộ chiếu và giấy thông hành của những đối tượng nằm trong danh sách đen.
Theo Khampha
Tin mới nhất
Ít nhất 9 người thiệt mạng trong vụ tấn công bằng tên lửa vào Zaporizhzhya
17:10:38 12/12/2024
Các đội cứu hộ đã được triển khai tới hiện trường. Một số người được cho là đang bị mắc kẹt dưới đống đổ nát. Hiện lực lượng chức năng vẫn đang tích cực tìm kiếm, cứu hộ.
Cộng đồng quốc tế thúc đẩy quá trình chuyển tiếp tại Syria
17:09:43 12/12/2024
Ước tính, khoảng 3 triệu người Syria đã định cư ở Thổ Nhĩ Kỳ. Theo giới chức Thổ Nhĩ Kỳ, lượng người Syria hồi hương đã tăng mạnh kể từ khi phe đối lập tiến hành các cuộc tấn công cách đây 2 tuần.
Hàn Quốc: Thêm các tình tiết mới liên quan đến quy trình ban bố thiết quân luật
17:00:56 12/12/2024
Tuy nhiên, kết quả là nội các đã không thể ngăn chặn việc ban bố thiết quân luật. Thủ tướng Han Deok Soo cũng khẳng định rằng không ký và cũng chưa từng nhìn thấy văn bản tuyên bố thiết quân luật. Các thành viên nội các khác cũng như vậ...
Liên bang Nga tiết lộ mối quan tâm hàng đầu hiện nay ở Syria
16:32:03 12/12/2024
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Liên bang Nga nhấn mạnh rằng các cơ sở và tài sản của nước này tại Syria cần được bảo vệ theo các chuẩn mực của luật pháp quốc tế.
Đánh bom tại Afghanistan, một bộ trưởng trong chính quyền Taliban thiệt mạng
16:20:41 12/12/2024
Theo nguồn tin giấu tên trong chính quyền Taliban, vụ nổ xảy ra tại Bộ Người tị nạn, khiến ông Khalil Ur-Rahman Haqqani cùng một số đồng nghiệp thiệt mạng. Hiện chưa có tổ chức hoặc cá nhân nào thừa nhận tiến hành vụ đánh bom nói trên.
Qatar sẽ sớm mở lại đại sứ quán tại Syria
16:12:44 12/12/2024
Bộ Ngoại giao Qatar cho biết việc mở lại đại sứ quán sẽ được tiến hành sau khi hoàn tất các thỏa thuận cần thiết. Doha nhấn mạnh động thái này nhằm mục đích tăng cường mối quan hệ anh em lịch sử chặt chẽ giữa hai nước.
Thủ tướng lâm thời Syria kêu gọi người dân trở về quê hương
16:07:59 12/12/2024
Ông Mohammad al-Bashir đã nói như vậy khi trả lời phỏng vấn của nhật báo Corriere della Sera của Italy ngày 11/12. Ông nhấn mạnh giờ đây đất nước có thể đảm bảo mọi quyền lợi của mọi người dân cũng như tất cả nhóm sắc...
Tiết lộ cách ông Trump có thể chấm dứt xung đột ở Ukraine
15:26:35 12/12/2024
Trong khi đó, Tổng thư ký NATO Mark Rutte đã khuyến cáo Ukraine nên thận trọng trong các cuộc đàm phán với Nga, chờ đến khi họ cảm thấy đủ mạnh để đối thoại từ thế chủ động.
Tiềm năng 'ngoại giao hóa thạch khủng long' của Trung Quốc
15:21:51 12/12/2024
Tương tự, theo Cục Công viên Quốc gia Mỹ (NPS), Mỹ và Trung Quốc vẫn là hai quốc gia đã đặt tên cho nhiều loài khủng long nhất, với hơn 320 loài mỗi nước.
Thổ Nhĩ Kỳ sẽ được lợi gì từ sự biến động chính trị ở Syria?
14:31:46 12/12/2024
Thổ Nhĩ Kỳ có thể hưởng lợi từ sự bất ổn ở Syria, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng. Theo tờ Izvestia (Nga) ngày 10/12, tình hình chính trị tại Syria có thể định hình lại các tuyến đường cung cấp năng lượng cho Thổ Nhĩ Kỳ và châu Âu.
Tiến trình hạ nhiệt lạm phát tại Mỹ có nguy cơ chệch hướng
14:30:36 12/12/2024
Phát biểu tại Hội nghị Hội đồng Giám đốc điều hành (CEO) của Tạp chí Phố Wall, Bộ trưởng Yellen bày tỏ lo ngại chiến lược nói trên có thể làm chệch hướng tiến trình kiềm chế lạm phát thời gian qua, từ đó ảnh hưởng đến tăng trưởng.
Tổng thống Pháp chạy đua với thời gian chỉ định thủ tướng mới
13:47:23 12/12/2024
Lãnh đạo đảng cực hữu đảng Tập hợp quốc gia (RN) và đảng cực tả Nước Pháp bất khuất (LFI) không được mời tham gia cuộc đàm phán này. Đây là hai đảng đã hợp tác để lật đổ ông Barnier.