Liên Hợp Quốc trông chờ vào nỗ lực của các Bộ trưởng tại COP21
Quyết định của các bộ trưởng tại COP21 sẽ “tác động đến tất cả các thế hệ”, đưa thế giới đi đúng hướng vì sự thịnh vượng lâu dài.
Bước vào giai đoạn đàm phán về chính trị trong khuôn khổ Hội nghị về biến đối khí hậu đang diễn ra ở Paris (COP21), Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Banki-mun hôm qua hối thúc bên tham gia đàm phán thể hiện thiện chí và làm việc trên tinh thần xây dựng để đạt được một thỏa thuận khí hậu mới có tính ràng buộc về pháp lý.
Bộ trưởng Cao Đức Phát tại COP21.
Tổng Thư ký Banki-Mun cảnh báo, kim đồng hồ đang hướng đến thời khắc xảy ra một thảm họa khí hậu và thế giới đang trông chờ vào những nỗ lực cũng như quyết tâm của các bộ trưởng trong việc đạt được một thỏa thuận khí hậu toàn cầu. Ông cho rằng những quyết định của các bộ trưởng tại COP21 sẽ “tác động đến tất cả các thế hệ”, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải đạt được một thỏa thuận “mang tính đột phá” tại Paris để có thể đưa thế giới đi đúng hướng vì một nền hòa bình, ổn định và sự thịnh vượng lâu dài.
Video đang HOT
“Tôi kêu gọi sự thỏa hiệp và sự tham gia của các bên trên tinh thần xây dựng để đạt được sự đồng thuận. Lợi ích của mỗi quốc gia sẽ được phục vụ tốt nhất bằng cách làm việc vì lợi ích chung.Biến đổi khí hậu không cần hộ chiếu và nó không cần phải tôn trọng biên giới của quốc gia nào cả. Nó là vấn đề chung, là lợi ích của tất cả các nước. Chúng ta chỉ có một Trái đất, chúng ta chỉ có một Hành tinh. Chúng ta không thể có kế hoạch B bởi vì chúng ta không có hành tinh B nào cả. Đó là lời thúc giục cuối cùng của tôi tại Hội nghị này”.
Dự kiến, trong 5 ngày đàm phán nước rút, các Bộ trưởng Ngoại giao và Môi trường của các nước sẽ phải giải quyết những bất đồng và tìm ra các giải pháp cho các vấn đề gai góc nhất như mức đóng góp tài chính hay việc chuyển sang sử dụng nguồn năng lượng sạch trong bối cảnh các nước vẫn phải duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế như hiện nay…./.
Mai Liên Theo Reuters, TTX
Theo_VOV
Trở ngại trong việc hỗ trợ người tị nạn
Nỗ lực của chính quyền Tổng thống Mỹ B.Ô-ba-ma hỗ trợ người di cư do các cuộc xung đột tại Trung Đông gặp nhiều thách thức từ sự phản đối của phe Cộng hòa. Tuyên bố mới nhất của một loạt bang tại Mỹ không tiếp nhận người tị nạn Xy-ri tạo thêm trở ngại, đặt kế hoạch này trước nguy cơ phá sản.
Dòng người tị nạn đổ về châu Âu ngày một lớn. Ảnh ROI-TƠ
Chỉ vài ngày sau loạt vụ tiến công khủng bố đẫm máu tại Pháp gây chấn động dư luận thế giới, đã có hơn 30 tiểu bang tại Mỹ đồng loạt tuyên bố không tiếp nhận người tị nạn Xy-ri. Danh sách này gồm các bang trải dài từ bờ đông nước Mỹ như Niu Ham-sai đến các bang phía đông - nam như Tếch-dát. Tuyên bố của nhiều thống đốc nêu rõ, họ không chấp thuận nhận bất cứ người tị nạn Xy-ri nào, thậm chí yêu cầu chính quyền Tổng thống B.Ô-ba-ma xác định lại danh tính những người Xy-ri đã đến Mỹ thời gian vừa qua.
Tuyên bố của một số bang tại Mỹ tẩy chay người tị nạn Xy-ri đưa ra sau khi kết quả điều tra chính thức tại Pháp cho thấy, ít nhất một nghi can trong loạt vụ khủng bố ở Pa-ri đêm 13-11 đã vào châu Âu qua "con đường di cư" của những người tị nạn Xy-ri. Giới chức địa phương Mỹ khẳng định, mối quan tâm hàng đầu của họ là sự an toàn của người dân; và không thể loại trừ khả năng một số người tị nạn Xy-ri có quan hệ với các nhóm khủng bố.
Thời gian qua, Mỹ từng bị Liên hiệp châu Âu (EU) chỉ trích vì không nhiệt tình hỗ trợ các đồng minh đối phó làn sóng người tị nạn ngày một lớn và đe dọa nhấn chìm các nỗ lực đoàn kết của châu Âu. Trong khi các nước châu Âu tiếp nhận hàng trăm nghìn người di cư, chủ yếu từ Xy-ri, thì Mỹ mới chỉ mở cửa đón khoảng 1.500 người tị nạn Xy-ri kể từ năm 2011. Hồi tháng 9, Tổng thống Ô-ba-ma đã công bố kế hoạch đến cuối năm 2016 sẽ đón khoảng 10 nghìn người Xy-ri và nâng con số này lên 100 nghìn người cuối năm 2017.
Tuy nhiên, nỗ lực của chính quyền Ô-ba-ma góp sức cùng đồng minh châu Âu giải quyết nạn di cư vấp phải sự phản đối của đảng Cộng hòa. Lãnh đạo phe Cộng hòa và một số chủ tịch các ủy ban ở cả Hạ viện và Thượng viện Mỹ đã soạn thảo một dự luật yêu cầu các cơ quan an ninh Mỹ kiểm tra kỹ lưỡng lý lịch từng người tị nạn trước khi chấp thuận họ nhập cảnh Mỹ. Thậm chí, ứng cử viên tổng thống, Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa T.Crút còn đề xuất hẳn một dự luật cấm tất cả người Hồi giáo Xy-ri tái định cư tại Mỹ. Mới nhất, Chủ tịch Hạ viện P.Rai-ơn kêu gọi Tổng thống Ô-ba-ma tạm dừng kế hoạch tiếp nhận người tị nạn Xy-ri và rà soát chương trình này một cách tổng thể.
Để trấn an giới chức địa phương, Nhà trắng đã thảo luận trực tuyến với 34 thống đốc bang, khẳng định sự an toàn của người Mỹ là ưu tiên hàng đầu và bảo đảm việc xử lý thận trọng vấn đề tiếp nhận người tị nạn Xy-ri. Giới chức Nhà trắng cam kết rằng, người tị nạn Xy-ri phải trải qua các tiến trình rà soát và kiểm tra an ninh nghiêm ngặt trước khi có thể đặt chân vào lãnh thổ Mỹ. Chính phủ khuyến khích các bang tăng cường công tác thông tin, đề ra giải pháp hiệu quả hơn nhằm giải tỏa nghi ngại của người dân liên quan các chương trình xét duyệt và tái định cư người tị nạn Xy-ri tại Mỹ. Đặc biệt, Tổng thống Ô-ba-ma yêu cầu chính quyền các bang không ban hành các biện pháp nhằm chặn dòng người tị nạn từ Xy-ri và cả khu vực Trung Đông.
Tổng thống Ô-ba-ma đứng trước thế "tiến thoái lưỡng nan", tuy nhiên người đứng đầu Nhà trắng tiếp tục bảo vệ chính sách và nỗ lực giúp tái định cư người tị nạn Xy-ri. Bên lề Hội nghị cấp cao G20 tại Thổ Nhĩ Kỳ và Hội nghị cấp cao APEC tại Phi-li-pin, ông Ô-ba-ma đều nhấn mạnh, không nên đánh đồng vấn đề người tị nạn Xy-ri với mối đe dọa khủng bố từ lực lượng tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS); và khẳng định Mỹ không "đóng sập cánh cửa" với những người tị nạn. Ông Ô-ba-ma cũng chỉ trích các động thái của phe Cộng hòa nhằm ngăn chặn chương trình tiếp nhận người tị nạn Xy-ri. Theo ông Ô-ba-ma, một số chính khách Mỹ quá mẫn cảm và thổi phồng rủi ro từ việc "xứ cờ hoa" tham gia các nỗ lực tái định cư người tị nạn Xy-ri.
Không chỉ Mỹ, tại châu Âu, một số nước cũng bóng gió nhắc tới khả năng ngừng tiếp nhận người tị nạn Xy-ri. Tuy nhiên, việc ngăn chặn dòng người di cư theo cách này không giúp giải quyết bài toán khó của châu Âu. Trong khi đó, cường điệu hóa mối đe dọa an ninh từ việc tiếp nhận người tị nạn Xy-ri chỉ gây nghi ngại rằng Mỹ đang chìm trong nỗi sợ hãi và hoảng loạn. Điều quan trọng là giải quyết tận gốc rễ gây làn sóng di cư, đó là xung đột. Bởi thế, một thỏa thuận hòa bình cho Xy-ri trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
NGÂN AN
Theo_Báo Nhân Dân
Mỹ-Nhật-Hàn nhóm họp bàn thảo luận về vấn đề Triều Tiên Cuộc họp của Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc tập trung vào các nỗ lực phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên theo cách thức hòa bình. ảnh minh họa Bộ Ngoại giao Hàn Quốc hôm qua (30/11) thông báo, Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản sẽ tổ chức cuộc họp 3 bên tại thủ đô Washington, Mỹ vào ngày 3/12...