Liên Hợp Quốc lên án ‘bất bình đẳng vaccine’
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres cho rằng sự “bất bình đẳng là điều tối kỵ”, lên án tình trạng vaccine dư thừa và hết hạn tại một số quốc gia.
Ông Guterres phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 76, ngày 21/9: “Tôi ở đây để gióng lên hồi chuông cảnh báo: Thế giới phải thức tỉnh. Chúng ta đang ở trên bờ vực thẳm và đi chệch hướng. Toàn cầu chưa bao giờ đứng trước nhiều mối đe dọa đến thế. Chúng ta cần đối mặt với cuộc khủng hoảng lớn nhất đời mình”.
Theo ông Guterres, hình ảnh vaccine hết hạn bị vứt trong thùng rác ở nhiều nước phản ánh câu chuyện của thời đại, khi phần lớn quốc gia giàu đã hoàn thành tiêm chủng thì hơn 90% người dân châu Phi thậm chí chưa tiêm liều đầu tiên.
Đánh giá về sự thiếu nhất quán trong triển khai vaccine, ông Guterres nhận định một số nước đã làm suy yếu nỗ lực toàn cầu nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng Covid-19 và biến đổi khí hậu.
Video đang HOT
“Thay vì đoàn kết, chúng ta đang đi vào ngõ cụt, tiến tới sự diệt vong”, ông nói.
Trong số 5,7 tỷ liều vaccine Covid-19 thế giới, chỉ 2% được chuyển đến châu Phi. Liên Hợp Quốc đang thúc đẩy kế hoạch chủng ngừa toàn cầu, tăng tỷ lệ bao phủ vaccine lên 70% dân số thế giới vào nửa đầu năm sau.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres phát biểu tại Phiên họp thứ 76 của Đại hội đồng Liên Hợp quốc ngày 21/9. Ảnh: EPA-EFE
Theo Bảng theo dõi toàn cầu về Công bằng Vaccine, được thành lập bởi Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNPD), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Đại học Oxford, tính đến ngày 15/9, chỉ hơn 3% dân số các nước thu nhập thấp được tiêm ít nhất một liều vaccine, thấp hơn nhiều so với con số hơn 60% tại các nước phát triển.
Dữ liệu từ Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc ( UNICEF) cho thấy chi phí trung bình một liều vaccine Covid-19 là 2-37 USD, chi phí phân phối ước tính là 3,7 USD cho mỗi người. Điều này trở thành gánh nặng tài chính đáng kể với các nước thu nhập thấp, nơi mà theo UNPD, chi phí chăm sóc y tế bình quân đầu người hàng năm lkhoảng 41 USD.
Bảng theo dõi cho thấy nếu không có hỗ trợ tài chính toàn cầu ngay lập tức, các nước thu nhập thấp sẽ phải tăng chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe 30-60% để đạt mục tiêu tiêm chủng 70% dân số.
Liên Hợp Quốc kêu gọi các nước từ bỏ "chủ nghĩa dân tộc vaccine" trong đại dịch Covid-19
Liên Hợp Quốc kêu gọi các quốc gia trên thế giới cần từ bỏ "chủ nghĩa dân tộc vaccine" bằng cách hỗ trợ các nước nghèo có khả năng tiếp cận với vaccine để chấm dứt đại dịch.
Phát biểu trước báo giới, ông Stephane Dujarric - Người phát ngôn của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres khẳng định, "chìa khóa" chấm dứt dịch bệnh toàn cầu là các quốc gia trên thế giới phải đảm bảo "tình đoàn kết vaccine" và chấm dứt sự phân biệt trong quá trình phân phối. Bên cạnh đó, ông cũng cho biêt Tông thư ky Liên Hợp Quốc Guterres sẽ phát biểu tại cuộc họp Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc vào ngày mai (18/01) về kế hoạch tiêm chủng toàn cầu, đồng thời sẽ kêu gọi các quốc gia tăng cường đoàn kết.
Hồi tháng trước, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cũng đã lên tiếng cảnh báo cảnh báo chiến lược của các nước ưu tiên lợi ích quốc gia trong việc cung cấp vaccine ngăn ngừa Covid-19 có thể gián tiếp làm trầm trọng thêm đại dịch, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế ngăn chặn "chủ nghĩa dân tộc" trong kế hoạch phân phối vaccine toàn cầu.
Cuộc chạy đua vaccine Covid-19 toàn cầu đang ngày càng gia tăng sau khi nhiều quốc gia liên tiếp ghi nhận sự xuất hiện của các ca nhiễm biến thể mới bắt nguồn từ Anh và Nam Phi. Việc tiêm chủng vaccine đã triển khai ở một số quốc gia với các loại được cấp phép. Hiện có 236 loại vaccine đang được phát triển trên toàn thế giới, trong đó có 63 loại đang được thử nghiệm lâm sàng ở các quốc gia bao gồm: Đức, Trung Quốc, Nga, Anh và Mỹ./.
Ông Tập Cận Bình kêu gọi đối thoại giữa những căng thẳng với Mỹ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có bài phát biểu qua video tại Liên Hợp Quốc ngày 21/9, vài giờ sau bài phát biểu trực tiếp của Tổng thống Mỹ Joe Biden. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu qua video trong phiên họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc hôm 21/9 (Ảnh: Xinhua). "Những khác biệt, vướng mắc...