Liên Hợp Quốc cảnh báo thảm họa kế tiếp có thể xảy ra sau Covid-19
Sau đại dịch Covid-19 đã làm hơn 3,89 triệu người thiệt mạng trong hơn 1 năm qua, Liên Hợp Quốc cảnh báo viễn cảnh nhân loại có thể đối mặt với một thảm họa chết người khác.
Một cô gái giải nhiệt trước khu vực tháp Eiffel trong đợt nắng nóng cao điểm ở Pháp năm 2019 (Ảnh minh họa: EPA).
AFP ngày 23/6 trích dẫn một báo cáo sơ bộ của Liên Hợp Quốc mà hãng tin này tiếp cận được cảnh báo những hậu quả thảm khốc với hàng tỷ người trên thế giới nếu vấn đề nóng lên toàn cầu không được khắc phục nhanh chóng.
Các nghiên cứu về khí hậu trước đó cảnh báo rằng nếu khoảng 100 năm nữa tình trạng ô nhiễm carbon không suy giảm, thế giới sẽ xuất hiện các đợt nóng bức vượt quá giới hạn chịu đựng tuyệt đối của loài người.
Tuy nhiên, theo báo cáo sơ bộ dài 4.000 trang Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) thuộc Liên Hợp Quốc mà AFP được tiếp cận trước khi dự kiến công bố vào tháng 2/2022, những đợt nắng nóng có thể gây chết người chưa từng có tiền lệ có thể sẽ sớm xảy ra trong tương lai gần.
Báo cáo cho biết, nếu thế giới nóng lên 1,5 độ C – cao hơn 0,4 độ C so với mức hiện tại, 14% dân số toàn cầu sẽ phải đối mặt với tình trạng nắng nóng cực đoan ít nhất một lần mỗi 5 năm, sự gia tăng đáng kể về mặt cường độ so với trước đó.
Video đang HOT
Báo cáo cảnh báo rằng những khu vực bị ảnh hưởng nặng nhất có thể sẽ là các siêu đô thị đang phát triển ở các nước đang phát triển. Ngoài ra, nắng nóng kết hợp với độ ẩm cao sẽ gây ra những rủi ro chết người lớn hơn.
Nắng nóng cực đoan
Các chuyên gia cảnh báo, những người khỏe mạnh sẽ không thể chịu đựng được nếu “nhiệt độ bầu ướt” vượt quá 35 độ C, ngay cả khi họ trong bóng râm và được uống nước đầy đủ. Thuật ngữ “nhiệt độ bầu ướt” chỉ một loại công cụ đo sức nóng và độ ẩm, khi nhiệt độ bầu ướt càng cao thì không khí càng nóng bức.
“Khi nhiệt độ bầu ướt quá cao, độ ẩm trong không khí cũng tăng mạnh khiến việc đổ mồ hôi không thể hiệu quả trong việc loại bỏ nhiệt dư thừa ra khỏi cơ thể người. Sau 6 giờ đồng hồ chịu đựng nhiệt độ bầu ướt cao, nếu không có các biện pháp làm mát nhân tạo, con người có thể sẽ bị suy nội tạng và tử vong”, chuyên gia Colin Raymond, tác giả một nghiên cứu về nắng nóng ở Vùng Vịnh, cho hay.
Trước đó, thế giới từng chứng kiến hậu quả chết chóc của hiện tượng nắng nóng độ ẩm cao, đặc biệt với nhóm người cao tuổi và người có sức khỏe yếu. Năm 2015, hai đợt nắng nóng khủng khiếp ở Ấn Độ và Pakistan đã khiến 4.000 người chết.
Các đợt nắng nóng bùng phát trên khắp bán cầu bắc vào năm 2019 cũng gây ra một số lượng lớn các trường hợp tử vong. Nghiên cứu từ Viện Đánh giá và Đo lường Sức khỏe (IHME) của Mỹ cho biết, có hơn 300.000 ca tử vong liên quan đến nắng nóng trên toàn thế giới trong năm 2019. Hầu hết những trường hợp tử vong này có thể là do say nắng, đau tim và mất nước do đổ mồ hôi nhiều.
Nhiệt độ cao hơn sẽ gây ra rủi ro lây lan bệnh dịch, làm giảm năng suất cây trồng và các giá trị dinh dưỡng, giảm năng suất lao động và làm cho lao động chân tay ngoài trời trở thành một hoạt động nguy hiểm đến tính mạng.
Trước đó, nhiều chuyên gia cũng đã cảnh báo nguy cơ xảy ra dịch bệnh mới nguy hiểm sau Covid-19 vì biến đổi khí hậu và nóng lên toàn cầu. Theo đó, việc các hệ sinh thái bị phá hủy vì bàn tay con người và cả vì hiện tượng thời tiết cực đoan dẫn tới việc các loài động vật ngày càng tiếp xúc gần hơn với con người. Chúng có thể trở thành yếu tố xúc tác then chốt và cầu nối lan truyền mầm bệnh, gây bùng phát các dịch bệnh nguy hiểm mới.
Việt Nam đề xuất ba mục tiêu lớn cho hợp tác Á - Âu
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đề xuất Á - Âu cùng thúc đẩy hòa bình quốc tế, phát triển bền vững và bao trùm, quan hệ kinh tế cùng có lợi tại hội nghị ASEM.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hôm nay chủ trì Đối thoại chính sách cao cấp Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) diễn ra dưới hình thức kết hợp trực tuyến và trực tiếp tại Hà Nội, theo thông cáo của Bộ Ngoại giao.
Phát biểu tại diễn dàn, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh ASEM bao gồm các nền kinh tế năng động nhất thế giới, chiếm 60% dân số, 65% GDP toàn cầu và 55% thương mại thế giới, là nơi tập trung của nhiều trung tâm chính trị, khoa học và công nghệ.
Xác định Á - Âu vẫn còn nhiều tiềm năng hợp tác chưa được khai thác hết, Bộ trưởng đã đề xuất ba mục tiêu lớn mà ASEM cần hướng tới để tăng cường hợp tác giữa hai khu vực.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu tại phiên khai mạc Đối thoại chính sách cao cấp ASEM tại Hà Nội hôm nay. Ảnh: Bộ Ngoại giao.
Đầu tiên là bảo đảm môi trường quốc tế hòa bình và ổn định, trên cơ sở đối thoại và lòng tin. "ASEM cần đóng vai trò chủ chốt trong thúc đẩy chủ nghĩa đa phương và hệ thống quốc tế với Liên Hợp Quốc là trung tâm, tôn trọng luật pháp quốc tế và giải quyết các thách thức toàn cầu", ông nói.
Mục tiêu thứ hai là ASEM cần đóng vai trò tiên phong trong thúc đẩy phát triển bền vững và bao trùm, với ưu tiên hàng đầu là hỗ trợ các nước thành viên thực hiện thành công các Mục tiêu phát triển bền vững 2030, đẩy mạnh hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, quản lý nguồn nước, xây dựng kinh tế tuần hoàn và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
Mục tiêu thứ ba được Bộ trưởng đề cập là tạo dựng nền tảng vững chắc cho quan hệ kinh tế bền vững, lâu dài, cùng có lợi giữa châu Âu và châu Á.
"Tăng cường kết nối kinh tế Á - Âu sẽ đem lại lợi ích cho tất cả các bên và cần được triển khai đồng bộ trên nhiều lĩnh vực từ thương mại, đầu tư, tài chính, công nghiệp đến kết nối khu vực và kinh tế số. Nỗ lực này ngày càng cần thiết, đặc biệt khi các nền kinh tế đang tìm cách khắc phục ảnh hưởng của đại dịch Covid-19", Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cho biết.
Theo ông, những mục tiêu này được đưa ra trong bối cảnh thế giới đang chứng kiến những chuyển đổi sâu sắc và toàn diện do tiến bộ vượt bậc của khoa học công nghệ, các chuyển dịch địa kinh tế - chính trị, tác động đan xen phức tạp của Covid-19, cùng những thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống.
Bộ trưởng nhận định hợp tác quốc tế đang đối mặt nhiều rào cản như chủ nghĩa bảo hộ, chủ nghĩa đơn phương, những hành vi làm xói mòn luật pháp quốc tế. Do đó, quan hệ đối tác và hợp tác Á - Âu trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Với mục tiêu góp phần xây dựng tầm nhìn mới cho quan hệ đối tác Á - Âu, Đối thoại ASEM đã tập trung thảo luận vai trò của hợp tác hai châu lục trong giải quyết các thách thức toàn cầu, cũng như tầm nhìn của hợp tác Á - Âu trong giai đoạn tới.
Đối thoại chính sách cao cấp ASEM là sáng kiến của Việt Nam nhân kỷ niệm 25 năm thành lập ASEM (1996 - 2021). Bộ trưởng Ngoại giao nhiều nước đã tham dự sự kiện, bao gồm sự xuất hiện trực tiếp của Ngoại trưởng Anh, Hàn Quốc và Singapore.
Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ 2022-2026 Theo phóng viên TTXVN tại New York, ngày 18/6/2021, Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres đã tuyên thệ nhậm chức sau khi Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) đã họp và thông qua Nghị quyết bổ nhiệm ông tiếp tục đảm nhiệm nhiệm kỳ 2 từ ngày 01/01/2022 đến ngày 31/12/2026. Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres. Ảnh: AFP/TTXVN Phát biểu...