Liên hợp quốc cảnh báo sự tồn tại của các hình thức bóc lột nô lệ thời hiện đại
Ngày 25/3, Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) khóa 75 Volkan Bozkir cảnh báo cộng đồng quốc tế cần ngăn chặn các hình thức bóc lột nô lệ thời hiện đại.
Chủ tịch Đại hội đồng LHQ Khóa 75 Volkan Bozkir phát biểu tại phiên họp ở New York, Mỹ ngày 4/12/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Phát biểu tại một cuộc họp của ĐHĐ LHQ nhân Ngày Quốc tế tưởng niệm các nạn nhân của chế độ nô lệ và buôn bán nô lê xuyên Đại Tây Dương (25/3), ông Volkan nhấn mạnh rằng các hình thức bóc lột nô lệ thời hiện đại vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Tính đến năm 2016, ước tính có hơn 40,3 triệu người phải sống trong chế độ nô lệ thời hiện đại, hơn 70% trong số này là phụ nữ và trẻ em gái. Đáng buồn hơn, cứ 4 trẻ em thì có 1 trẻ là nạn nhân của hành vi bóc lột nô lệ.
Ông Bozkir nêu rõ đại dịch COVID-19 gây nguy cơ làm thụt lùi nỗ lực chung trong việc chấm dứt chế độ nô lệ thời hiện đại cũng như làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ nghèo đói, giảm sự minh bạch về chất lượng lao động đồng thời gia tăng tình trạng dễ bị tổn thương, khiến nhiều người trở thành nạn nhận của tình trạng bóc lột sức lao động.
Ông Bozkir hối thúc cộng đồng quốc tế cần phải cảnh giác nếu muốn bảo vệ Hiến chương của LHQ và bảo vệ các quyền của con người. Ông nhấn mạnh: “Khi quanh ta có những người những người quay lưng lại với các hành vi bất công, mỗi chúng ta đều có trách nhiệm can thiệp”.
Video đang HOT
Năm 2007, LHQ đã quyết định lấy ngày 25/3 hằng năm là Ngày Quốc tế tưởng niệm nạn nhân của chế độ nô lệ và buôn bán nô lệ xuyên Đại Tây Dương (25/3). Các hoạt động trong ngày này nhằm tưởng niệm những người đã phải chịu đựng và thiệt mạng do hành vi buôn bán nô lệ xuyên Đại Tây Dương. Theo LHQ, trong vòng hơn 400 năm qua có hơn 15 triệu người, bao gồm nam giới, phụ nữ và trẻ em, là nạn nhân của thảm kịch buôn bán nô lệ xuyên Đại Tây Dương. Đây là một trong những chương đen tối nhất trong lịch sử nhân loại.
LHQ khó xử vì ghế đại sứ Myanmar
LHQ khó xử khi đại sứ Kyaw Moe Tun nói ông vẫn là đại diện chính thức của đất nước, trong khi chính quyền quân sự bổ nhiệm người khác.
Trong thư gửi Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp Quốc Volkan Bozkir và Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hôm 2/3, Kyaw Moe Tun cho biết ông vẫn là đại sứ Myanmar tại Liên Hợp Quốc, bất chấp thông báo sa thải cuối tuần trước của chính quyền quân sự Myanmar.
"Những người tiến hành cuộc đảo chính bất hợp pháp chống lại chính phủ dân chủ Myanmar không thể tước đoạt quyền hợp pháp của tổng thống nước tôi", Kyaw Moe Tun viết trong thư.
Kyaw Moe Tun bị sa thải chỉ một ngày sau bài phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, trong đó ông kêu gọi các nước sử dụng "bất kỳ biện pháp nào cần thiết" để đảo ngược cuộc đảo chính đã lật đổ Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi. Quân đội Myanmar cáo buộc hành vi của ông là "phản bội đất nước".
Ông Kyaw Moe Tun phát biểu trong phiên họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ngày 26/2. Ảnh: Reuters .
Tuy nhiên, phát ngôn viên Liên Hợp Quốc Stephane Dujarric cho biết văn phòng Tổng thư ký Antonio Guterres được thông báo hôm 2/3 rằng chính quyền Myanmar đã sa thải Kyaw Moe Tun và bổ nhiệm cấp phó của ông là Tin Maung Naing làm quyền đại sứ Myanmar tại Liên Hợp Quốc.
"Thành thật mà nói, chúng tôi đang trong tình huống rất đặc biệt mà từ lâu không gặp phải. Chúng tôi đang cố gắng sắp xếp thông qua tất cả quy trình pháp lý và các biện pháp khác", Dujarric cho hay.
Tổng thư ký Guterres trước đó cam kết huy động áp lực toàn cầu "để đảm bảo cuộc đảo chính thất bại". Đặc phái viên của ông về Myanmar, Christine Schraner Burgener, cũng cảnh báo không quốc gia nào nên công nhận hoặc hợp pháp hóa chính quyền quân sự Myanmar.
Tranh chấp về ghế đại diện Myanmar có thể sẽ phải được ủy ban xác nhận gồm 9 thành viên của Liên Hợp Quốc xem xét. Ủy ban này sau đó sẽ báo cáo với Đại hội đồng, cơ quan ra quyết định cuối cùng.
Theo quy trình của Đại hội đồng, chứng nhận đại sứ tại Liên Hợp Quốc phải được người đứng đầu nhà nước, chính phủ hoặc ngoại trưởng cấp. Thông báo được chính quyền quân sự Myanmar gửi tới văn phòng ông Guterres hôm 2/3 có tiêu đề của Bộ Ngoại giao Myanmar, nhưng dưới dạng công hàm và không được ký tên.
Kyaw Moe Tun lưu ý trong thư gửi Chủ tịch Đại hội đồng rằng Tổng thống Win Myint và Ngoại trưởng Aung San Suu Kyi bổ nhiệm ông làm đại sứ tại Liên Hợp Quốc năm ngoái và họ vẫn là lãnh đạo được bầu hợp pháp. Dujarric cho biết Liên Hợp Quốc chưa nhận được bất kỳ thông báo chính thức nào về thay đổi chính phủ Myanmar kể từ cuộc đảo chính 1/2.
Các nghị sĩ bị lật đổ trong cuộc đảo chính đã thành lập một ủy ban và Kyaw Moe Tun nói với Đại hội đồng tuần trước rằng ủy ban này là "chính quyền Myanmar được bầu hợp pháp, hợp lệ, phải được cộng đồng quốc tế công nhận".
Kyaw Moe Tun cũng yêu cầu Ngoại trưởng Mỹ "tiếp tục hỗ trợ công việc của tôi với các quy định miễn trừ theo thông lệ đối với vai trò này". Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc trước đó tuyên bố bà vẫn công nhận ông Kyaw Moe Tun là đại diện chính thức của Myanmar.
Liên Hợp Quốc từng phải giải quyết vấn đề cạnh tranh quyền đại diện tại cơ quan này. Tháng 9/2011, Đại hội đồng thông qua yêu cầu của Libya về công nhận đại sứ chính phủ lâm thời của đất nước, sau khi Mỹ, Nga, Trung Quốc và các nước châu Âu công nhận chính quyền mới.
Tổng thống đắc cử Mỹ muốn hợp tác với LHQ đối phó với thách thức toàn cầu Trong thư gửi Chủ tịch Đại Hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) Volkan Bozkir, Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden đã bày tỏ mong muốn hợp tác cùng tổ chức đa phương lớn nhất thế giới này trong giải quyết các thách thức toàn cầu. Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden phát biểu tại Wilmington, Delaware, ngày 6/11/2020. Ảnh: AFP/TTXVN...