Liên Hợp Quốc cân nhắc kêu gọi cấm vận vũ khí Myanmar
Đại hội đồng Liên Hợp Quốc sẽ xem xét dự thảo nghị quyết không ràng buộc kêu gọi “lập tức đình chỉ” chuyển giao vũ khí cho quân đội Myanmar.
Một quan chức Liên Hợp Quốc (LHQ) hôm 17/5 cho hay dự thảo nghị quyết của Đại hội đồng kêu gọi “đình chỉ ngay lập tức việc cung cấp, mua bán hoặc chuyển giao trực tiếp hay gián tiếp mọi loại vũ khí, đạn dược và thiết bị quân sự cho Myanmar”.
Liechtenstein là nước đưa ra đề xuất này, được Liên minh châu Âu, Anh và Mỹ ủng hộ. Dự thảo nghị quyết đã được thảo luận trong nhiều tuần, thu hút sự đồng thuận của 48 quốc gia, trong đó Hàn Quốc là quốc gia châu Á duy nhất.
Nếu Đại hội đồng LHQ không thể đạt đồng thuận về dự thảo nghị quyết, nó sẽ được đưa ra biểu quyết tại phiên họp toàn thể diễn ra vàongày 18/5.
Video đang HOT
Người dân Myanmar biểu tình phản đối đảo chính hôm 15/5 ở Dawei. Ảnh: AFP
Nghị quyết cũng kêu gọi quân đội Myanmar “chấm dứt tình trạng khẩn cấp” và lập tức ngăn chặn “mọi hành vi bạo lực chống lại người biểu tình ôn hòa”, cũng như “trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho Tổng thống Win Myint, Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi” và tất cả những ai “bị giam giữ, buộc tội hoặc bắt giữ tùy tiện” sau cuộc đảo chính hôm 1/2.
Dự thảo cũng kêu gọi Myanmar nhanh chóng thực hiện đồng thuận 5 điểm đã đạt được với các lãnh đạo ASEAN hôm 24/4, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho đặc phái viên LHQ tới Myanmar và cung cấp quyền tiếp cận an toàn và không bị cản trở cho các nỗ lực nhân đạo.
Khác với các nghị quyết do Hội đồng Bảo an thông qua, nghị quyết của Đại hội đồng không mang tính ràng buộc. Tuy nhiên, văn kiện này có giá trị chính trị mạnh mẽ.
Một số tổ chức phi chính phủ từ lâu đã kêu gọi cấm vận vũ khí với Myanmar. Từ ngày 1/2, Hội đồng Bảo an đã đưa ra 4 tuyên bố về Myanmar, nhưng lần nào các cụm từ đề cập tới khả năng áp lệnh trừng phạt quốc tế cũng đều bị Trung Quốc hoặc Nga phản đối.
Quân đội Myanmar nắm quyền sau khi tiến hành cuộc đảo chính chóng vánh ngày 1/2 và tuyên bố sẽ ổn định đất nước, song căng thẳng tại quốc gia này chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi các cuộc biểu tình nổ ra chống chính quyền quân sự. Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị (AAPP) cho biết lực lượng an ninh Myanmar đã bắn chết ít nhất 780 người biểu tình, trong đó có hơn 50 trẻ nhỏ, và bắt giam hơn 3.800 người. Chính quyền quân sự Myanmar phủ nhận con số này.
Đại sứ Myanmar chỉ mục tiêu trừng phạt cho Mỹ
Đại sứ Myanmar tại Liên Hợp Quốc nói Mỹ nên trừng phạt một công ty dầu khí và ngân hàng của Myanmar giữa lúc bất ổn vẫn tiếp diễn.
Trong buổi điều trần trực tuyến trước Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ hôm 4/5, đại sứ Myanmar tại Liên Hợp Quốc Kyaw Moe Tun, người phản đối chính quyền quân sự, nêu ra hai mục tiêu mà Mỹ nên nhắm đến là Ngân hàng Ngoại thương Myanmar (MFTB) và Công ty Dầu khí Myanmar (MOGE).
MOGE đang điều hành những mỏ khí đốt ngoài khơi liên doanh với các công ty nước ngoài, bao gồm Chevron của Mỹ và Total của Pháp, trong khi MFTB thực hiện các giao dịch bằng ngoại tệ cho chính phủ Myanmar. Kyaw Moe Tun cho rằng MOGE và MFTB nên bị trừng phạt như các ngân hàng Myawaddy và Innwa do quân đội Myanmar điều hành.
Đại sứ Myanmar tại Liên Hợp Quốc Kyaw Moe Tun phát biểu tại Thụy Sĩ hồi tháng 11/2019. Ảnh: Reuters .
"Tôi muốn nhấn mạnh rằng Myanmar không chỉ đang chứng kiến một bước thụt lùi dân chủ lớn khác, mà cuộc khủng hoảng này còn đe dọa hòa bình và an ninh tại khu vực", đại sứ phát biểu.
Myanmar rơi vào bất ổn từ đầu tháng 2, khi quân đội bắt Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi cùng các quan chức cấp cao trong chính quyền dân sự, với lý do cáo buộc gian lận bầu cử hồi tháng 11/2020 không được giải quyết. Sự việc làm dấy lên phong trào biểu tình dữ dội, buộc lực lượng an ninh phải dùng vũ lực trấn áp.
Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị, một nhóm giám sát tại địa phương, cho hay lực lượng an ninh Myanmar đã giết ít nhất 766 dân thường kể từ sau cuộc đảo chính. Việc các nhóm vũ trang dân tộc thiểu số can thiệp ngày càng nhiều vào cuộc xung đột khiến nhiều người lo ngại nguy cơ căng thẳng leo thang.
Đại sứ Kyaw Moe Tun bị chính quyền quân đội sa thải sau bài phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc kêu gọi tất cả các quốc gia sử dụng "mọi biện pháp cần thiết" để phản đối đảo chính. Quân đội Myanmar cáo buộc hành động của ông là "phản quốc" và phát lệnh bắt hôm 18/3.
Tuy nhiên, đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Linda Thomas-Greenfield tuyên bố vẫn công nhận Kyaw Moe Tun. Liên Hợp Quốc cũng có lập trường tương tự, khẳng định mọi thách thức nhằm vào vị trí của ông phải được giải quyết tại ủy ban chứng nhận của cơ quan này.
Myanmar tiếp tục hoãn phiên xử bà Suu Kyi Chính quyền quân sự Myanmar tiếp tục hoãn phiên xét xử bà Aung San Suu Kyi, với lý do cảnh sát chưa hoàn tất cuộc điều tra sau 12 tuần. Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi hôm nay xuất hiện trong phiên điều trần trước tòa qua đường truyền video, nhưng phiên tòa xét xử bà tiếp tục bị lùi...