Liên Hiệp Quốc lên án cảnh sát, quân đội Myanmar khiến 18 người biểu tình thiệt mạng
Văn phòng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (LHQ) lên án việc sử dụng bạo lực nhắm vào người biểu tình Myanmar ngày 28-2, mà theo cơ quan này cho biết đã khiến ít nhất 18 người chết.
Một người biểu tình bị thương được điều trị ở Dawei, Myanmar ngày 28-2 – Ảnh: REUTERS
“Trong cả ngày hôm nay, tại một số địa điểm trên khắp đất nước (Myanmar), lực lượng cảnh sát và quân đội đã đối đầu với các cuộc biểu tình ôn hòa, sử dụng vũ lực chết người lẫn vũ lực thấp hơn mức sát thương, theo thông tin đáng tin cậy mà Văn phòng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (LHQ) nhận được, đã khiến ít nhất 18 người chết và hơn 30 người bị thương”, cơ quan của LHQ cho biết ngày 28-2.
“Người dân Myanmar có quyền tập hợp một cách hòa bình và yêu cầu khôi phục nền dân chủ. Những quyền cơ bản này phải được quân đội và cảnh sát tôn trọng, không bị đàn áp bạo lực và đẫm máu.
Sử dụng vũ lực gây chết người chống lại những người biểu tình bất bạo động không bao giờ là chính đáng theo các chuẩn mực nhân quyền quốc tế”, Hãng tin AFP dẫn lời người phát ngôn Ravina Shamdasani của cơ quan này nói, kêu gọi cộng đồng quốc tế ủng hộ người biểu tình và tất cả những người muốn đưa dân chủ trở lại Myanmar.
Video đang HOT
Lãnh đạo Văn phòng Nhân quyền LHQ Michelle Bachelet cũng nhắc lại lời kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho tất cả những người bị giam giữ, bao gồm cả các thành viên của chính phủ được bầu.
Trong khi đó, Indonesia cũng lên án việc sử dụng bạo lực ở Myanmar. “Indonesia hối thúc các lực lượng an ninh (Myanmar) kiềm chế sử dụng vũ lực và kiềm chế hết sức để tránh gây ra thêm thương vong”, Bộ Ngoại giao Indonesia tuyên bố ngày 28-2.
Indonesia đang vận động các thành viên ASEAN tham gia tìm cách tháo gỡ khủng hoảng ở Myanmar. Theo Hãng tin Kyodo, ngoại trưởng các nước đang thảo luận tổ chức cuộc họp trong tuần này và phần lớn các nước đã đồng ý.
28-2 đã trở thành ngày đẫm máu nhất trong những ngày các cuộc biểu tình phản đối đảo chính bị chính quyền đàn áp và giải tán bằng vũ lực.
Hãng thông tấn Reuters, AFP dẫn các nguồn tin riêng cho biết đạn thật đã được sử dụng và là nguyên nhân gây ra cái chết của nhiều người biểu tình ở Yangon, Dawei, Mandalay. Nhiều người bị thương sau khi trúng đạn cao su từ cảnh sát.
Các hình ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội và một số phương tiện truyền thông cho thấy những vết máu loang lổ trên vỉa hè Yangon. Một bác sĩ ở Yangon đề nghị giấu tên cho biết một người đàn ông đã chết khi được đưa tới bệnh viện với viên đạn ghim sâu vào ngực. Tại Dawei, nhân viên cứu hộ Pyae Zaw Hein nói rằng 3 người đàn ông bị bắn bằng đạn thật tử vong.
Người biểu tình Myanmar tiếp tục đổ ra đường bất chấp bị trấn áp
Đám đông người biểu tình phản đối đảo chính quân sự ở Myanmar vẫn đổ ra đường bất chấp lệnh cấm và các cuộc trấn áp bạo lực từ cảnh sát.
Các nhân chứng ước tính có tới hàng chục nghìn người tuần hành ở Yangon và Mandalay, Myanmar. Biểu tình cũng diễn ra ở thủ đô Naypyitaw và nhiều nơi khác.
Các cuộc biểu tình kêu gọi trả tự do cho bà Aung San Suu Kyi và các quan chức bị quân đội bắt giữ vào ngày 1/2. Người dân Myanmar đang đấu tranh đòi khôi phục quyền lực cho chính phủ bị phế truất của bà Suu Kyi.
Người biểu tình kêu gọi trả tự do cho bà Aung San Suu Kyi và các quan chức bị quân đội bắt giữ vào ngày 1/2. (Ảnh: AP)
" Chúng tôi hy vọng họ trả tự do cho các nhà lãnh đạo đất nước và mong muốn có một nền dân chủ thực sự ", một học sinh giấu tên tham gia biểu tình cho biết.
Một số người biểu tình ở Yangon tụ tập tại các đại sứ quán nước ngoài để tìm kiếm sự ủng hộ từ phía quốc tế. Nhóm người biểu tình trước Đại sứ quán Nhật Bản hô khẩu hiệu: " Chúng tôi muốn nền dân chủ, nhưng chúng tôi lại có những kẻ độc tài".
Công chức ở nhiều nơi thuộc Myanmar tham gia biểu tình bất chấp khả năng bị đuổi việc, thậm chí một số cảnh sát cũng chuyển sang ủng hộ cuộc biểu tình của người dân.
Ông Guy Ryder, lãnh đạo tổ chức Lao động Quốc tế thuộc Liên Hợp Quốc kêu gọi các nhà lãnh đạo quân đội Myanmar đảm bảo không có người tham gia biểu tình ôn hòa nào bị bắt giữ hoặc đe dọa: " Tôi kêu gọi quân đội ngay lập tức dỡ bỏ lệnh hạn chế tụ họp trên năm người, ngừng trấn áp các ý kiến bất đồng... "
Các cuộc biểu tình tại Myanmar ngày càng gia tăng. Hôm 9/2, cảnh sát tại Naypyitaw và Mandalay đã phun vòi rồng và bắn cảnh cáo người biểu tình. Ở Naypyitaw, cảnh sát bắn đạn cao su làm bị thương một phụ nữ tham gia tuần hành.
" Cảnh sát Myanmar nên chấm dứt ngay việc sử dụng vũ lực quá mức có khả năng gây chết người ", một cơ quan giám sát có trụ sở tại New York kêu gọi.
Biểu tình ở Myanmar vẫn tiếp tục ngay sau khi hàng trăm người bị bắt Hôm 27/2, những người phản đối chế độ quân sự ở Myanmar tiếp tục tuần hành, dù lực lượng an ninh đã bắt giữ hơn 470 người trong cuộc biểu tình trước. Các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ ở Myanmar không hề có dấu hiệu lắng xuống. Hàng trăm người đã đổ ra đường ở thành phố Yangon vào sáng sớm...