Lịch trình hai ngày khám phá Nam Lào
Ngoài lúc di chuyển, bạn vẫn đủ thời gian đặt chân tới những nơi nổi tiếng của mảnh đất Nam Lào và tìm hiểu đời sống người dân nơi đây trong vòng 48 giờ.
Nêu xuât phat tư TP HCM, ban co thê mua ve xe buyt tai bên Miên Đông hoăc khu Pham Ngu Lao, đến Pakse, thủ phủ của tỉnh Champasak, Lào. Đây là trung tâm kinh tế, thương mại, văn hóa của 4 tỉnh Nam Lào, cách Vientiane hơn 650 km.
Khơi hanh
4h: Lịch trình đi lại là TP HCM – TP Stung Treng (Campuchia) – Siphandon (Lào) – Champasack – Pakse. Nhà xe lo tất cả, gồm ăn sang, trưa, nươc uông, thu tuc hai quan vơi gia một triệu đồng.
16h: Đên Paskse. Ngay gân bên xe là rât nhiêu khach san lơn, nho khac nhau. Gia một phong bình dân từ 12 đến 18 USD (khoảng 260.000 – 390.000 đồng). Khu vưc nay co nhiêu ngươi Viêt sinh sông nên một số khach san còn sử dụng tiêng Viêt và bạn co thê thanh toán băng tiền đồng.
Trong ngay khởi hành, ban còn được dùng bữa tại 3 điểm khác nhau: ăn sang – Viêt Nam, ăn trưa – Campuchia va ăn tôi – Lao. Ảnh: Phương Thu Thủy.
19h: Dạo phố trung tâm nằm bên cạnh dòng sông Mekong và ăn tôi vơi cac mon đặc sản Lào như xôi, thịt nướng, cá nướng, món Lạp (gỏi đu đủ)…
Ngày 1
5h: Du khách nên dậy sớm để đi cúng dường các nhà sư khất thực hoăc chup anh họ, sau đo ngắm sương giăng bên bờ sông Mekong.
7h: Ra chơ Pakse ăn sang. Đồ ăn ở Lào rất phong phú, dễ thưởng thức và gần gũi với khẩu vị người Việt.
8h: Đi thuyền đuôi dài du ngoạn qua thiên đường nhiệt đới Siphandone, xứ “4.000 hòn đảo”. Suốt mùa mưa, bề rộng sông Mekong lên đến 14 km nên khi nước rút, nhiều đảo lớn, nhỏ xuất hiện.
12h: Ăn trưa. Du khách có thể thương thưc món gà và cá sông Mekong nướng… kèm xôi Lào, xổm tằm hay các loại hoa quả tươi ngon như xoài, quýt, chôm chôm…
14h: Bạn khơi hanh đi Khuongphapheng – thác lớn nhất Đông Nam Á, nối đôi bờ sông Mekong với hai tỉnh Champasak, Lào và Stung Treng, Campuchia. Nhiều du khách từng chia sẻ rằng tới đây mới thực sự hiểu vì sao Khuongphapheng được mệnh danh là thác “Niagara của châu Á”.
Khuongphapheng – thác lớn nhất Đông Nam Á. Ảnh: Phương Thu Thủy.
19h: Du khách trơ lai Pakse ăn tôi và thưởng thức bia Lào tươi mát. Gia một chai bia khoang 8.000 kip (22.000 đồng).
Video đang HOT
Ngày 2
6h: Buổi sáng, nêu dậy sớm dạo chơi bên sông Mekong, ban se đươc ngắm cảnh mặt trời mọc, những dãy núi hùng vĩ xa xa và đôi thuyền nhỏ lững lờ trôi.
7h: Ăn sang.
8h: Du khách khơi hanh đi cao nguyên Boloven ở độ cao 1.200 m. Đây là cái nôi của các đồn điền trà, cà phê, cao su nổi tiếng của Lào và có cả thác nước Tad Yueng đẹp quyến rũ.
12h: Ăn trưa.
2h: Khơi hanh đi đền Wat Phou (hay con goi la Chua Nui), nằm dưới chân núi thiêng Phou Kao (Núi Voi).
Đê đến Wat Phou, bạn phải qua sông Mekong bằng một chuyến phà và tiếp tục đi xe tuk tuk. Wat Phou là đền thờ xưa nhất ở Lào, rất đẹp và nguy nga, trở thành Di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận năm 2001.
17h: Du khách dùng bữa tôi va dao phô. Hoạt động chính thường là mua săm hàng thủ công mỹ nghệ, đồ cổ va lưu niêm như các sản phẩm dệt may, trang sức…
Lưu y
Loai tiên tê: kip (Lào), 100.000 đồng tương đương 37.094 kip. Ở các địa điểm du lịch, người dân chấp nhận sử dụng nhiều loại tiền khác nhau như kip (Lào), baht (Thái Lan), USD (Mỹ). Thậm chí, những nơi có nhiều người Việt sinh sống, bạn còn dễ dàng tiêu tiền đồng và nói tiếng Việt.
Phương tiện: Phổ biến ở Lào là xe tuk tuk (giống xe lôi, xe lam của Việt Nam ) và xe pickup (một dạng xe tải nhỏ). Bạn nên chuẩn bị mũ nón, khẩu trang, kính râm, áo khoác hay kem chống nắng.
Người dân Lào hiên lanh va chân chât, ho sẵn lòng chỉ đường cho bạn tìm đến những khu phố du lịch, thường là nơi có phong cảnh đẹp và các dịch vụ ăn uống phát triển kèm theo.
Ảnh về Nam Lào:
Theo VNE
Cung đường Đông bắc thần tiên tới thác lớn nhất Đông Nam Á
Buổi sáng mùa đông cao nguyên trong veo, trên con đường từ Cao Bằng ngang Quảng Yên về Trùng Khánh thiên nhiên cảnh sắc như tranh vẽ, khó có thể tả hết bằng lời.
Tôi đến Cao Bằng những ngày đầu đông, gió lạnh đã buốt phố. Quyết định thuê xe máy tự khám phá thay vì đón xe buýt hay mua tour vì tôi biết con đường đến Bản Giốc sẽ là một tưởng thưởng trên cung đường tới chiêm ngưỡng con thác lớn nhất Đông Nam Á, thác Bản Giốc.
Đường về Trùng Khánh trong nắng mai sớm - Ảnh: Thái Hoãn
Đường về Trùng Khánh
Khi biết con thác đẹp nhất nhì châu Á nằm ở miền xa tít tắp này tôi càng nôn nóng tìm về, chưa kể đến những động Ngườm Ngao, hồ Thang Hen... được nhiều sách hướng dẫn du lịch trên thế giới nhắc đến.
Nên buổi sáng mùa đông cao nguyên trong veo, dù chuẩn bị tinh thần trước tôi vẫn ngỡ ngàng trên con đường từ Cao Bằng ngang Quảng Yên về Trùng Khánh. Thiên nhiên cảnh sắc như tranh vẽ, khó có thể tả hết bằng lời.
Bờ xe nước bên bờ Quây Sơn, lặng lẽ quay trên đồng vắng - Ảnh: Thái Hoãn
Trời xanh trong trẻo, thi thoảng những đám lụa trắng nõn nà nhẹ lướt. Gần hơn bên dưới, những dãy núi đá vôi đa sắc đủ dạng, khi xanh rì cây lá, đôi ngọn trơ trọi mấy gam màu sáng nhấn nhá thêm nét lạ cho bức tranh thiên nhiên.
Gần hơn nữa, nương đồi xanh ngắt khi mênh mang trải rộng, lúc xếp lớp những tầng bậc thang duyên xinh. Rất gần, ngay trên con đường vắng uốn lượn, như sợ chưa đủ đẹp thiên nhiên còn ban tặng những sắc màu rực rỡ khi thì lũ dã quỳ theo gió mai lơi lả, lúc đám trạng nguyên mùa lạnh tưng bừng trổ lá đỏ...
Nhưng đã hết đâu, con sông chảy ngược Quây Sơn điểm xuyết thêm những nét duyên cho cung đường đã tuyệt đẹp.
Không chỉ dòng nước trong veo ánh màu ngọc lục bảo mềm mại uốn lượn khi ôm theo con đường, lúc như sợi chỉ xanh giữa đồng xa... con sông còn tặng thêm mấy nhịp cầu tre lắt lẻo chênh vênh, những bờ xe nước lãng đãng trôi, mấy chú trâu lành, mấy chú ngựa thanh thoát... nhẩn nha nơi triền cỏ ven sông, lang thang mấy cánh đồng gần...
Dăm nếp nhà mộc mạc đơn sơ, mấy chiếc cối khi cần mẫn tự giã gạo, giã ngô ven sông bên suối, lúc những người phụ nữ Tày, Nùng chăm chỉ giã, bẽn lẽn cười khi khách lạ mê mẩn ngắm, chụp...
"Đẹp quá và thanh bình quá!" là lời cảm thán cửa miệng không chỉ của riêng tôi mà còn bởi nhiều bạn trẻ, cả Việt, cả Âu Mỹ tôi gặp khi dừng chân nghỉ ngơi hay lấy những góc hình đẹp miên man trên con đường về Trùng Khánh này.
Người phụ giã mèn mén bằng cối đá chày tay truyền thống - Ảnh: Thái Hoãn
Cái tình người miền ngược
Thác Bản Giốc rất đẹp, không bàn cãi! Chỉ chia sẻ thêm chút duyên lạ của miền biên ải này, như một điểm nhấn nhá cho miền đất vốn đã rất đẹp này.
Lộng lẫy Bản Giốc - Ảnh: Thái Hoãn
Lang bạt đến đây một mình, với cái đầu cắt ngắn để thuận tiện khi đi "phượt", cái mê nón ngồ ngộ tậu dọc đường, tôi được chào đón bằng... tiếng lạ.
Đến khi biết tôi là người Việt từ miền Nam ra, những ánh mắt trở nên thân thiện, những cái bắt tay được nắm chặt thêm ấm áp, những câu chuyện bắt đầu sẻ chia nồng thắm, những ly rượu ngô thơm nồng xứ núi được rót để "giúp nó bớt lạnh..."
Khách chủ cùng lỉnh kỉnh nồi niêu xoong chảo chai lọ... ấm áp tình thân bên Bản Giốc - Ảnh: Thái Hoãn
Câu chuyện giữa lữ khách phương Nam với người chèo mảng đưa khách ngắm cảnh như không dứt. Chàng thanh niên chèo mảng nhìn xa xăm rồi nói một cách chân tình mộc mạc: gặp khách phương Nam ra mừng vui lắm, mong sao ngày càng đông người Việt biết và đến đây.
Phía bên kia biên giới khách sạn, lâu đài hoành tráng, du khách ra vào nghìn nghịt ồn ào ầm ĩ... Bên này hiu hắt, buồn lắm. Rồi khách được đưa về chiếc lán tạm bợ gần thác của mấy cậu trai người Nùng, làm đủ thứ dịch vụ nơi đây.
Chiếc nồi đen đủi vẹo vọ được lôi ra, cơm nguội sừng sực nửa chín nửa sống, mấy cọng cải lạnh ngắt, chén canh lõng bõng, nhưng câu chuyện của chủ - khách thì ấm nồng. Kể cho nhau nghe chuyện buồn vui hai bên bờ con thác... Những tiếng cười trong vắt, những chia sẻ vô vụ lợi... của người miền ngược làm người miền xuôi chẳng muốn rời.
Chia tay trong bịn rịn khi trời đã về chiều, tôi lỡ làng lướt qua Ngườm Ngao, bỏ lại Thang Hen... vì đêm về trên con đường núi lạ lẫm tối đen như mực. Đó sẽ là "cái cớ" để tôi quay lại miền đất đẹp hiền hòa này, để gặp lại những người bạn chỉ một lần gặp đã ngỡ như đã quen từ lâu lắm. Hẹn một ngày quay lại.
Theo Zing