Lịch thi tuyển sinh của trường THPT Chuyên Ngoại ngữ – ĐH Quốc gia Hà Nội
Vừa qua, trường THPT Chuyên Ngoại ngữ – ĐH Quốc gia đã đưa ra thông báo về chỉ tiêu tuyển sinh năm 2018 của nhà trường.
ảnh minh họa
Theo đó, đối tượng tuyển sinh: Học sinh Trung học cơ sở toàn quốc, tốt nghiệp năm 2018.
Điều kiện dự tuyển: Xếp loại hạnh kiểm, học lực cả năm của các lớp cấp Trung học cơ sở từ Khá trở lên; Xếp loại tốt nghiệp Trung học cơ sở từ Khá trở lên.
Về chỉ tiêu tuyển sinh hệ chuyên: 380 chỉ tiêu, trong đó:
Đối với môn Đánh giá năng lực Ngoại ngữ, thí sinh có thể thi bằng một trong những tiếng sau: Thi bằng tiếng Anh vào các lớp: chuyên tiếng Anh, chuyên tiếng Pháp, chuyên tiếng Nga, chuyên tiếng Đức, chuyên tiếng Trung, chuyên tiếng Nhật, chuyên tiếng Hàn; Thi bằng tiếng Pháp vào các lớp chuyên tiếng Pháp
Thi bằng tiếng Nga vào các lớp chuyên tiếng Nga; Thi bằng tiếng Đức vào các lớp chuyên tiếng Đức; Thi bằng tiếng Trung vào các lớp chuyên tiếng Trung; Thi bằng tiếng Nhật vào các lớp chuyên tiếng Nhật; Thi bằng tiếng Hàn vào các lớp chuyên tiếng Hàn
Video đang HOT
Môn 2: Đánh giá năng lực Toán và Khoa học tự nhiên (Hệ số 1); Hình thức thi: Trắc nghiệm; Thời gian: 60 phút.
Môn 3: Đánh giá năng lực Văn và Khoa học xã hội (Hệ số 1); Hình thức thi: Trắc nghiệm và Tự luận; Thời gian: 60 phút
Về cấu trúc đề thi:
Cấu trúc đề thi tuyển sinh vào lớp 10 Trường THPT Chuyên ngoại ngữ năm 2018 được ban hành kèm theo Quyết định số 2500/QĐ- ĐHNN ngày 12/12/2017 và được công bố trên Website của Trường ĐHNN- ĐHQGHN và Website của Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ.
Lệ phí tuyển sinh là: 450.000 đồng (bốn trăm năm mươi nghìn đồng chẵn.)
(Lệ phí bao gồm: Lệ phí đăng kí dự thi và lệ phí thi. Lệ phí này nộp 1 lần cùng 1 hồ sơ đăng kí dự thi, không hoàn trả nếu bỏ thi)
Hồ sơ dự thi gồm: Phiếu đăng kí dự thi (mẫu phát hành cùng hồ sơ); Bản chụp giấy khai sinh (không cần công chứng); 2 ảnh 4×6 cm ghi rõ họ tên, ngày sinh vào mặt sau (không kể ảnh dán tại các giấy tờ khác trong hồ sơ)
Phát hành hồ sơ: Từ ngày 03/01/2018
Địa điểm: Văn phòng Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ – ĐHNN- ĐHQGHN
Nhận hồ sơ đăng ký dự thi: Từ ngày 06/02/2018 đến hết ngày 20/04/2018
Xem số báo danh, danh sách phòng thi, địa điểm thi và quy chế phòng thi; Từ ngày 15/05/2018
Nếu có sai sót về thông tin cá nhân, thí sinh thông báo ngay (bằng hình thức nhắn tin) cho Hội đồng tuyển sinh theo số điện thoại 0979 292 969 hoặc liên hệ trực tiếp tại Phòng Đào tạo (P.107 – nhà A1 – ĐHNN- ĐHQGHN, Đường Phạm Văn Đồng – Quận Cầu Giấy – Hà Nội) trước ngày 19/5/2018.Năm học 2018-2019, Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ – ĐHNN – ĐHQGHN không xét tuyển thẳng. Mọi minh chứng liên quan đến các thành tích đặc biệt của học sinh sẽ nộp sau khi trúng tuyển nhập học.
Lịch thi: Thứ Bảy, ngày 02/06/2018
Sáng: 08 giờ 00: Tập trung thí sinh, làm thủ tục dự thi và phổ biến quy chế.
09 giờ 00: Thi môn Đánh giá năng lực Ngoại ngữ.
Chiều: 13 giờ 30: Tập trung thí sinh;
14 giờ 00: Thi môn Đánh giá năng lực Toán và Khoa học Tự nhiên.
15 giờ 15: Thi môn Đánh giá năng lực Văn và Khoa học Xã hội.
Kết quả thi được công bố trước ngày 22/6/2018 trên Website của Trường ĐHNN và Website của Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ.
Theo Tinmoi24.vn
Tự chủ trường công để tăng lương cho nhà giáo
TS. Trịnh Ngọc Thạch, Trường ĐH KHXH&NV- ĐH Quốc gia Hà Nội, thành viên ban soạn thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục chia sẻ như vậy với PV về việc lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.
Tăng tự chủ cho các trường ĐH để có thêm nguồn tài chính để tăng lương cho giáo viên mầm non, tiêu học. Ảnh: P.ĐIỀN
TS. Thạch cho rằng, việc ghi điều này vào Luật Giáo dục sửa đổi, bổ sung một sửa đổi, bổ sung một số điều là có căn cứ, khả thi, đúng với tâm tư nguyện vọng của đa số những người làm nghề giáo. Tuy nhiên, việc thực hiện do Chính phủ xây dựng, còn luật chỉ đưa ra nguyên tắc để cụ thể hóa các chính sách, chủ trương.
Về nguồn tiền ở đâu để chi trả cho nhà giáo cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp, trong khi tổng chi ngân sách 20% cho ngành giáo dục? TS. Thạch tính toán có thể sắp xếp lại hệ thống các trường đại học công lập.
TS Thạch ví dụ, các trường ĐH công lập tự chủ cao thường tự chủ chi thường xuyên, trong đó có tự chủ trả lương cho giáo viên theo mức lương nhà nước nhưng là ngân sách của trường. Cạnh đó có thể chuyển một số trường thành trường tư thục để họ tự chủ về ngân sách. Như vậy sẽ co phần ngân sách nhà nước lại. Về cơ bản, tăng quyền tự chủ chính là tăng phần chi trả lương cho giáo viên mầm non, tiểu học, vì đây là những bậc học rất khó tự chủ lương.
"Tăng quyền tự chủ cho các trường có khả năng tự chủ để họ không lấy ngân sách lương và chuyển phần này về các trường mầm non, tiểu học do đây là khu vực phổ cập", TS. Thạch nói.
Theo PLO
Thủ tướng: Quyết tâm xây dựng đô thị đại học tầm cỡ quốc tế Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đồng ý chủ trương xây dựng đô thị đại học ở Hòa Lạc, nòng cốt là ĐH Quốc gia Hà Nội. Sáng 12/9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với ban lãnh đạo ĐH Quốc gia Hà Nội. Phó thủ tướng Vũ Đức Đam và lãnh đạo một số bộ, ngành, UBND TP Hà Nội cùng dự....