Lịch sử và Địa lý sẽ tích hợp thành một môn ở tiểu học, THCS
Kiến thức lịch sử và địa lý sẽ được tích hợp trong các chủ đề về địa phương, vùng miền, đất nước và thế giới.
Lịch sử và Địa lý sẽ tích hợp thành một môn ở bậc tiểu học và THCS. Ảnh minh họa: Quỳnh Trang.
Trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, môn Lịch sử và Địa lý là bắt buộc ở cấp tiểu học (lớp 4-5) và THCS. Môn học được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát triển từ môn Tự nhiên và Xã hội, học sinh đã học tại các lớp 1-3.
Ở cấp tiểu học, mạch nội dung chương trình môn học không tách thành hai phân môn Lịch sử và Địa lý. Kiến thức ở hai lĩnh vực này được tích hợp trong các chủ đề về địa phương, vùng miền, đất nước và thế giới, theo sự mở rộng về không gian địa lý và xã hội. Logic này đảm bảo để khi hoàn thành chương trình môn học bậc tiểu học, học sinh sẽ có kiến thức bước đầu về lịch sử và địa lý của địa phương, vùng miền, đất nước và thế giới, để học tiếp môn Lịch sử và Địa lý ở bậc THCS.
Ở bậc THCS, mạch kiến thức của Lịch sử và Địa lý được tích hợp ở mức độ đơn giản. Có 3 mức độ là tích hợp nội môn; tích hợp nội dung Lịch sử trong những phần phù hợp của bài Địa lý và ngược lại, nhằm tạo ra sự đối chiếu, tương tác tốt nhất giữa kiến thức của hai phân môn; tích hợp tạo thành chủ đề chung.
Với cách tích hợp nội môn, chương trình và sách giáo khoa Lịch sử mới sẽ thay đổi cách viết riêng lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam của chương trình hiện nay. Kiến thức lịch sử trong chương trình mới sẽ lấy trục lịch đại (thời gian 0) làm trục xuyên suốt và thiết kế mỗi giai đoạn lịch sử theo mô hình: thế giới – khu vực – Việt Nam – lịch sử địa phương. Trong đó lịch sử Việt Nam là trọng tâm, chiếm 60% thời lượng của chương trình. Đây là điểm mới trong cấu trúc, trong tích hợp của phân môn Lịch sử.
Video đang HOT
Về tích hợp liên môn, trong nội dung cụ thể của chương trình, sự bổ sung lẫn nhau giữa tư duy lịch sử và tư duy địa lý khi học Lịch sử đòi hỏi học sinh biết đặt các sự kiện lịch sử trong bối cảnh địa lý, biết đánh giá tác động của yếu tố địa lý đối với tiến trình lịch sử. Ví dụ, sự hình thành các xã hội cổ đại, vương quốc cổ, có phần ảnh hưởng không nhỏ của điều kiện địa lý thời đại đó. Việc sử dụng thường xuyên các bản đồ lịch sử, địa lý trong dạy học sẽ nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử.
Sự bổ sung lẫn nhau giữa tư duy lịch sử và tư duy địa lý đòi hỏi học sinh khi học Địa lý biết phân tích tầm cỡ ảnh hưởng của các sự kiện lịch sử đối với các quá trình địa lý. Học sinh khi đó cũng biết phân tích đối tượng địa lý trong sự vận động và phát triển, trong bối cảnh lịch sử cụ thể. Ví dụ, khi xem xét một hiện tượng địa lý có quá trình hình thành, phát triển, biến đổi, suy thoái, chính là đang tìm hiểu lịch sử của hiện tượng này.
“Ngay ở cuối chương trình lớp 6, khi học về loài người trên Trái Đất, học sinh đã có thể sử dụng kiến thức lịch sử về xã hội cổ đại, đặc biệt là có thêm dẫn chứng về loài người là lực lượng hùng mạnh làm thay đổi thiên nhiên Trái Đất”, tóm tắt dự thảo chương trình môn Lịch sử và Địa lý nêu.
Theo VNE
Toàn bộ học sinh Sài Gòn nghỉ học để tránh bão Tembin
Trước diễn biến phức tạp của bão Tembin, TP HCM cho hơn một triệu học sinh nghỉ học từ chiều 25 đến hết ngày 26/12.
Học sinh ở TP HCM sẽ được nghỉ học hai ngày để tránh bão. Ảnh: Thành Nguyễn.
Tối 24/12, Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM chỉ đạo tất cả trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT và các trung tâm giáo dục thường xuyên cho học sinh nghỉ học từ chiều mai 25/12 và cả ngày 26/12.
Ngoài ra, các trường phải rà soát các khu vực trọng điểm vào thời điểm mưa lớn và mực nước triều dâng cao; có phương án xử lý kịp thời các sự cố, không để xảy ra ngập úng kéo dài, gây thiệt hại đến cơ sở vật chất, trang thiết bị tại đơn vị.
Sở Giáo dục cũng yêu cầu các trường và phòng giáo dục các quận huyện thông báo cho cha mẹ học sinh quản lý con em, hạn chế học sinh tham gia các hoạt động nơi đang bị ảnh hưởng bởi bão Tembin.
Trước đó, Phó chủ tịch UBND TP HCM Lê Thanh Liên đề nghị Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng cùng chính quyền huyện Cần Giờ, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thực hiện phương án di dời 1.800 người dân có nhà ở đơn sơ, tạm bợ ven sông biển đến các địa điểm kiên cố; hoàn tất trong tối nay. Với những hộ không đồng ý di dời, phải cưỡng chế.
Lực lượng đã điều động tàu thuyền di dời người dân xã đảo Thạnh An vào tránh bão tại các trường học và trụ sở Ban chỉ huy quân sự xã Thạnh An.
Các cơ quan chức năng cũng được yêu cầu theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão Tembin, bằng mọi cách thông báo cho chủ tàu biết vị trí, tốc độ, hướng di chuyển của bão, kêu gọi tàu thuyền thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm. Hiện, 108 tàu đã vào nơi neo đậu an toàn.
Trong cuộc họp trực tuyến chiều nay với các tỉnh phía Nam, Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương Hoàng Đức Cường cho biết, bão Tembin rất đặc biệt, là cơn bão cuối cùng trong năm có nhiều bão nhất hoạt động trên biển Đông. "Bão lại vào tháng 12, lịch sử chưa có cơn bão nào vào muộn lại mạnh và ảnh hưởng trực tiếp đất liền Việt Nam như Tembin", ông Cường nói.
Dự báo, khoảng 16h chiều 25/12, bão ở ngay trên vùng biển các tỉnh từ Bà Rịa - Vũng Tàu đến Cà Mau (bao gồm cả Côn Đảo). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (100-115 km/h), giật cấp 14, sóng biển cao 8-10 m.
Vùng gió mạnh trên cấp 6, gió giật mạnh trên cấp 9 có bán kính khoảng 180 km tính từ vùng tâm bão. Vùng bán kính gió mạnh trên cấp 10, giật trên cấp 13 có bán kính khoảng 80 km tính từ vùng tâm bão.
Trên đất liền các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang đều nguy cơ có gió mạnh cấp 10, giật cấp 13, cấp độ rủi ro thiên tai cấp 4.
Các khu vực khác thuộc Nam Bộ có gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 10. Các tỉnh từ Bình Định đến Bình Thuận có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9.
Đến 4h ngày 26/12, tâm bão trên đất liền Tây Nam Bộ Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão khoảng 100 km/h (cấp 10), giật tăng ba cấp, sóng biển cao 8-10 m.
Theo VNE
Kịp thời thông báo học sinh nghỉ học khi nhiệt độ xuống thấp Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có công điện về việc chỉ đạo công tác phòng, chống rét. ảnh minh họa Để chủ động đối phó với tình hình diễn biến phức tạp của thời tiết, hạn chế thấp nhất thiệt hại do rét đậm, rét hại gây ra, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các cơ sở giáo dục (nhất là...