Lịch sử chảy rất gần
Đức Cố Quản cơ Trần Văn Thành vẫn lẩn khuất trong hàng ngàn anh hùng hào kiệt. Những dòng sử về Đức Ông vẫn chìm lắng trong hàng trăm ngàn trang sử của dân tộc…
Học trò được nhắc nhớ hãy đọc về Quản cơ Trần Văn Thành trước khi đi thực tế. Học trò có thấy một cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa, có thấy một vị anh hùng mở những trại ruộng rèn binh khí chống giặc. Rồi những cuộc khởi nghĩa khác, những trận đánh khác, những chiến công, những hiển hách của quá nhiều những vị anh hùng khác tràn đến. Học trò thấy đánh đấm nhiều lắm, anh hùng nhiều và xa xôi như những vì sao ở tuốt trên cao, nhìn thấy đã mỏi mắt và học trò chỉ thèm ngủ một giấc dài như lịch sử.
Học trò ôm giấc thèm ngủ về dinh Đức Cố Quản ở Phú Bình. Một tối học trò ngồi vây quanh người nông dân tên Hai Mưa và những người dân lân cận. Một ai đó nói “Trên đất Đức Ông, người hiền nhiều nhưng người như Hai Mưa không phải dễ kiếm. Viết gì đó về anh Hai Mưa đi, một người công đức và khiêm tốn”.
Hai Mưa xua tay “đừng viết về tôi. Mấy cô chú đi đi, sẽ thấy ngay cả những người ăn mày ngồi lê lết bên đường cũng rất đáng khâm phục, họ tu tập nhiều lắm, có những thấu suốt hay hơn tôi gấp trăm ngàn lần. Cô chú hãy tìm hiểu về Đức Ông sẽ thấy mình chỉ là hột bụi. Trước khi Người xả thân chống giặc, Người đã chia hết điền sản của mình cho dân nghèo. So với Người, mình chỉ là gì đó còn nhỏ hơn cả bụi bặm”.
Học trò hỏi những người đang sống trên mảnh đất mà Đức Ông để lại có nghĩ như anh Mưa không?
“Tụi tôi làm chổi bông cỏ, nghèo hơn anh Mưa nhưng cũng sống được. Nhưng dịch khổ lắm. Mọi nghề đều có tiền trợ cấp chỉ có nghề bó chổi là không”. Từng câu nói, từng ánh mắt mang nỗi muộn phiền giận dỗi. “Dịch như vậy, mùa lễ ngày giỗ Đức Ông, mọi người có về không?”. Những ánh mắt chợt lóng lánh một niềm tin. “Chèn ơi cô hình dung, hàng chục tấn dừa, mấy trăm giạ nếp. Hàng trăm người ngồi gói bánh tét. Cái nhà ăn này lúc đầu nhỏ xíu. Anh Út nuôi cá nàng hai bên đó đã hiến hơn một công rưỡi đất làm mở nhà ăn. Từ hồi đó tới giờ ảnh giàu luôn. Đức ông phù hộ thì khỏi lo no lo đói. Phải về cúng Đức Ông chớ”.
Dinh Chánh Quản cơ Trần Văn Thành ở xã Phú Bình (huyện Phú Tân, tỉnh An Giang). Ảnh: Tiến Lên
Khi nhắc về cơm áo gạo tiền, người thấy mình nặng, thấy sự sống vừa chật vật, vừa nghiệt ngã bạo tàn. Khi hướng dòng suy nghĩ về Đức Ông, người như chạm Thái Sơn và lập tức bản thân biến hình thành những hạt bụi nhỏ nhoi, nhỏ như chưa từng tồn tại, như có thể bay, không cần lo lắng giàu nghèo. Hàng chục tấn gạo hay hàng chục tấn dừa, tấn chuối, rau trái hoa quả được chở tới làm vui cho lễ giỗ Đức Ông bằng những tâm trạng nhẹ như không.
Những chị bán cá, bó chổi, trồng rau ngồi lau lá gói bánh hay nấu cơm cho khách thập phương cũng ở trong một trạng thái không trọng lượng. Trước giá trị thiêng liêng con người thấy mình không là gì cả. Họ đã hóa thành một hạt năng lượng không hình dáng, không màu sắc, không quá khứ lẫn tương lai. Những khối vô hình trong trẻo đó bay lượn cùng nhau, hòa vào nhau trong niềm hoan hỉ.
Mỗi ngày hoặc mỗi mùa lễ, gác lại những trọng trách oằn vai đâu đó ngoài cổng, gác lại sự cao thấp đâu đó trong cái điện thoại hay trong bóp tiền để sâu dưới đáy giỏ, từng con người đến bên dinh Đức Ông như trở về nơi hoang sơ nhất của lương tâm. Là từng người gác luôn những cuộc gồng gánh mang tên “không dám ngủ”, “không dám thở”, “không còn thời gian để ăn”… Họ gác luôn những tháng ngày chật vật với dòng năng lượng ít ỏi đang vận hành cuộc toan tính mưu cầu. Gác luôn những đời sống mà từng cái lá rau, từng hạt cơm trắng cũng trăn trở bởi nó nhiễm nặng phân bón, thuốc trừ sâu.
Những cái núi đá khổng lồ mang câu hỏi “ăn món gì cho khỏe”, “đi phương nào cho tươi tỉnh”, “ngắm thắng cảnh nào cho hả hê” được hạ xuống nhẹ nhàng. Về dinh Đức Ông là về lại những khoảnh khắc tan biến chính mình. Những khoảnh khắc cái tôi được miễn trừ phận sự. Nụ cười hay không nụ cười đều không quan trọng nữa. Những phút giây được giải phóng, tâm trạng được tự do từng lá rau, từng sợi bún được nấu nướng bằng một trạng thái nhẹ tênh bay bổng.
Vậy rồi sau một giấc bay bên cạnh Thái Sơn mang tên người anh hùng vô sản, người người trở về đời thường ngồi bên cây chổi, ngồi bên những sề cá, nghe tiếng cá quẫy đuôi, người có trở lại nặng nề không? Hẳn là có. Nhưng song hành cảm giác đó hẳn ai cũng nhớ về một giấc thức được biến hình, được vỗ về như một sinh linh mới tượng hình. Lòng người cảm thấy chỗ dựa tâm linh là hằng hữu. Mình cứ sống đi, cứ trôi đi giữa dòng sân si nồng nhiệt, lúc nào cạn kiệt, lúc nào mỏi mòn đã có chốn quay về.
“Cô chú ở đây đi sẽ thấy vui lắm, ở đây người ta có thể chết vì mãn phần chớ không bao giờ sợ chết vì đói. Ăn cao lương mỹ vị thì không có, chớ cơm chay ngày ba bữa no ấm tới già cũng có người lo. Bệnh cũng có người lo. Mà có chết, chuyện hòm rương mồ mả cũng khỏi phải bận lòng”. Anh Hai Mưa đang nói về một miền quê nghèo bên bờ sông Hậu nhưng người nghe cứ tưởng nói về chốn thần tiên nào đó.
Video đang HOT
Người dân cùng nhau gói bánh tét trong lễ giỗ Đức Cố Quản Trần Văn Thành, tháng 3.2022.
Học trò oằn vai nợ đời, nợ chữ nghĩa áo cơm ngắm những dòng “bụi” đang cắm cúi nói cười, ì xèo nhưng không trọng lượng trên đất Đức Ông bỗng thấy đời thong dong và mọi nợ nần dường như tan biến. Đức Ông là ai mà mầu nhiệm vậy? Học trò lật lại tên ông trong sách sử, lật lại cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa. Đức Cố Quản cơ Trần Văn Thành vẫn lẩn khuất trong hàng ngàn anh hùng hào kiệt. Những dòng sử về Đức Ông vẫn chìm lắng trong hàng trăm ngàn trang sử của dân tộc. Người như vì sao giữa bạt ngàn sao trên nền trời xa vời sâu thẳm.
Nhưng ở đây, người anh hùng với một thực thể vật chất ràng ràng đã làm một cuộc hóa thân từ có sang không, từ giàu sang thành vô sản, không có cả nấm mộ nhưng lại trường sinh trong tâm tưởng của vạn kiếp người. Không có cái chết của Đức Ông, chỉ có hồn thiêng trường tồn cùng tổ tông sông núi. Khi tâm hồn học trò chạm được cõi anh hùng thì chợt nhận ra vì sao kia không còn là một anh hùng nữa. Một chấm nhỏ của lịch sử đã hiển thánh, đã mở ra một cõi thiêng liêng, mở một bến dừng, bến sống chậm, bến hóa thân cho những đời người đang chìm nổi giữa dòng sân si mờ mịt.
“Cô chú thắp nhang cùng Đức Ông đi. Ngủ bên dinh Đức Ông giấc ngủ bình an. Mơ ước điều gì cứ nghĩ về điều đó, đừng sợ hãi. Bởi mơ ước như hột giống, mình gieo hoài thế nào cũng gặp miếng đất tốt, cũng gặp mưa gió thuận hòa để giống nó lên cây, ra trái. À Đức Ông không dạy tôi những điều đó. Khi tôi bươn chải nhiều, mù mờ nhiều rồi tôi mới về đây làm hột cát bên cạnh Đức Ông, không bon chen này nọ, tôi bình tâm nhớ lại mọi thứ đã qua rồi tự nhận ra những bài học như vậy cho mình, cho con cháu sau này”.
Học trò ngồi bên dinh Đức Ông, nhìn cây gáo trên sân dinh đã đứng đó suốt mấy trăm năm, suốt từ thời Đức Ông còn sống cho tới bây giờ, nhìn dòng người lưu truyền tâm tưởng cha ông của họ đang nói cười thanh thản, học trò như nghe trầm tích lịch sử trở mình. Bên tai như nghe tiếng bước chân của tiền nhân lần dò trên những bãi lầy châu thổ. Trước mắt như thấy những dáng người áo nâu lam lũ đội trời đạp đất mở cõi phương Nam. Miệng như vẫn còn nghe được vị ngọt của hạt lúa trời trôi dập dềnh trên con nước tràn đồng mùa lũ. Học trò nhận ra lịch sử không phải xa xôi như những vì sao.
Lịch sử chảy rất gần, chảy trong chính dòng khí quyển mà học trò đang thở.
Chiêm ngưỡng 'Công viên Tô Lịch' và bảo tàng di tích ngoài trời lớn nhất Việt Nam trên phối cảnh 3D
Không chỉ đơn thuần là hồi sinh, đảm nhận vai trò chống ngập cho cả thành phố Hà Nội, dòng sông Tô Lịch còn được kỳ vọng sẽ khoác trên mình một diện mạo mới bởi cụm bảo tàng di tích ngoài trời lớn nhất Việt Nam.
Sông Tô Lịch vừa được đề xuất trở thành "Công viên Lịch sử - Văn hóa - Tâm linh và xây dựng các thiết chế văn hóa, hệ thống hầm ngầm chống ngập kết hợp cao tốc ngầm dọc sông Tô Lịch".
Dự án này được đề xuất bởi Công ty CP Tập đoàn môi trường Nhật Việt JVE (JVE Group), đối tác Nhật Bản và đang thu hút sự quan tâm của dư luận Thủ đô.
Một số hình ảnh phối cảnh 3D về các thiết chế văn hóa cùng cụm bảo tàng di tích ngoài trời lớn nhất Việt Nam, dọc sông Tô Lịch:
Phối cảnh mở đầu cho toàn bộ Công viên Tô Lịch là cụm tượng đài 9 Rồng vàng tại Bến Giang Tân, nơi nhà vua Lý Công Uẩn dừng thuyền nhìn thấy Rồng vàng bay lên và viết Chiếu dời đô
Phối cảnh Tượng đài Đức Vua Lý Thái Tổ tại nơi hợp lưu của 5 trục đường giao nhau là Hoàng Quốc Việt Lạc Long Quân Võ Chí Công (đường trên cao) Hoàng Hoa Thám Chợ Bưởi (Thượng lưu).
Phối cảnh biển tên Công viên Lịch sử - Văn hóa - Tâm linh Tô Lịch (Công viên Hữu nghị Việt - Nhật) bằng song ngữ Nhật, Việt tại đầu nguồn sông Tô Lịch (đường Hoàng Quốc Việt)
Phối cảnh mô hình Chùa vàng Kinkakuji - điểm đến thu hút số 1 tại cố đô Kyoto, Nhật Bản. Nơi được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, nơi thu hút hàng triệu du khách du lịch ghé thăm hằng năm
Phối cảnh Cổng trời Torii tại đền Itsukushima, Miyajima - Di sản văn hóa thế giới nổi tiếng tại đảo Miyajima, tỉnh Hiroshima, Nhật Bản trên sông Tô Lịch
Phối cảnh khu vườn Nhật Bản với cây cầu gỗ màu đỏ, suối và hồ cá Koi, vườn thiền, đèn đá, tùng la hán, chòi gỗ ngồi uống trà, vv... tái hiện tại khu không gian văn hóa Nhật Bản trên sông Tô Lịch
Phối cảnh mô hình cổng Trung tâm Lễ hội Đền Hùng tại Khu Thời Hùng Vương trên Công viên Lịch sử - Văn hóa - Tâm linh Tô Lịch (nước sông vẫn chảy lưu thông bình thường ở dưới)
Phối cảnh mô hình các bức tượng bằng đá giúp người xem hình dung không khí lao động khẩn trương, sôi nổi và sự thông minh, mưu lược của quân dân ta khi làm Cọc Bạch Đằng
Phối cảnh du khách dùng dịch vụ thuyền rồng du lịch tại bến đỗ Triều đại Nhà Lý (thuyền rồng chạy từ bến đỗ Thời An Dương Vương ở thượng nguồn đến Triều đại Nhà Nguyễn ở cuối nguồn)
Phối cảnh du khách dùng thuyền rồng du lịch trên sông Tô Lịch đẹp thơ mộng như cảnh nhà vua Lý Thái Tổ trước kia từng đi thuyền rồng trên sông.
Phối cảnh hầm ngầm chống ngập được đặt sâu trên 30m dưới đường Nguyễn Đình Hoàn, Quan Hoa, Nguyễn Khang... và kéo dài tới dưới đường Kim Giang, tức bên ngoài sông để tránh ảnh hưởng tới long mạch của sông Tô Lịch
Phối cảnh 3D tổng thể của không gian văn hóa vườn kiểu Nhật Bản tại Công viên Lịch sử - Văn hóa - Tâm linh Tô Lịch
Phối cảnh 3D của không gian văn hóa Nhật Bản tại Công viên Lịch sử - Văn hóa - Tâm linh Tô Lịch
Phối cảnh 3D Tượng đài Chiến thắng Thánh chiến Phong Thủy giữa nhóm thần sông Tô Lịch, thần Long Đỗ, thần Bạch Mã, thần Voi Phục với Cao Biền phân thân tại Công viên Lịch sử - Văn hóa - Tâm linh Tô Lịch
Phối cảnh 3D của Triều đại Hậu Lê (Lê Sơ) tại Công viên Lịch sử - Văn hóa - Tâm linh Tô Lịch
Theo đề xuất, dự án có 2 hợp phần chính, gồm: Hệ thống đường cao tốc ngầm hoạt động 2 chiều riêng biệt kết nối vào ra tại các điểm nút giao thông huyết mạch của Thủ đô.
Hệ thống chống ngập khổng lồ bao gồm các giếng thu nước, hầm ngầm thoát nước (đặt phía dưới cao tốc ngầm) và bể điều áp khổng lồ.
Hợp phần thứ 2 là công viên lịch sử - văn hóa - tâm linh Tô Lịch nằm ở phía bên trên. Kết hợp với đó là là các cầu mái vòm nối hai bờ sông với độ cong mái phù hợp để thuyền rồng chở khách du lịch có thể qua lại bên dưới thuận lợi, dễ dàng.
Ngoài ra, dự án sẽ giải quyết dứt điểm mùi hôi thối và các nguồn gây ô nhiễm cả trong và ngoài sông; góp phần giải quyết tình trạng ngập úng của Hà Nội và vấn đề giao thông đô thị...
Thời gian dự kiến thực hiện tháng 9/2023 (kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản).
Hé lộ bất ngờ về tòa thành cổ bị bỏ hoang ở Huế Trấn giữ vị trí trọng yếu của tuyến đường thủy từ cửa biển vào kinh thành, tòa thành này được xây theo kiểu Vauban, có chu vi 1.048 mét, tường thành cao 5,10 mét dày gần 15 mét... Nằm bên một khúc ngoặt của sông Hương ở Đông Bắc Kinh thành Huế, Trấn Bình đài là một công trình cổ từng có vai...