Lịch sử cần phương pháp dạy thực tế hơn

Theo dõi VGT trên

“Bên cạnh giáo trình được xem như phần cứng không thể thiếu, phương pháp dạy là đường dẫn rất quan trọng kết nối phần cứng với sự lĩnh hội của người học”, Nguyễn Quốc Giang viết.

“Dân ta phải biết sử ta. Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” – Hồ Chí Minh.

Lịch sử là môn học mang tính nhân văn và phát triển con người. Nó không chỉ hướng con người biết về những mối quan hệ hiện tại, kết nối hiện tại với quá khứ, mà còn tạo nền tảng cho sự phát triển trong tương lai. Môn học này không thể thiếu trong chương trình giảng dạy ở hầu hết các nước trên thế giới.

Lịch sử cần phương pháp dạy thực tế hơn - Hình 1

Ngoài đổi mới chương trình, sách giáo khoa, tham quan thực tế cũng là cách học hiệu quả.

Tất cả môn học trong lĩnh vực từ khoa học tự nhiên đến khoa học xã hội trước hết đều cần nội dung định hướng và quan trọng hơn là phương pháp giảng dạy. Môn Lịch sử cũng không ngoại lệ.

Bên cạnh giáo trình được xem như phần cứng không thể thiếu, phương pháp dạy là đường dẫn rất quan trọng kết nối phần cứng với sự lĩnh hội của người học.

Lịch sử Việt Nam có bề dày hơn 4.000 năm dựng nước, giữ nước và phát triển, với truyền thống hào hùng của dân tộc. Trong bối cảnh đa văn hóa và xu thế toàn cầu hóa, Lịch sử trở thành yếu tố mang bản sắc riêng của dân tộc, cần được quan tâm và đầu tư phát triển.

Quay lại việc giảng dạy môn Lịch sử ở Việt Nam, phương pháp vẫn là nghe giảng, và đọc chép. Chúng ta không phủ nhận phương pháp này có hiệu quả đối với cấp tiểu học và trung học cơ sở. Ở cấp học này, vai trò của giáo viên như người “cầm tay chỉ việc”, để học sinh biết về các nhân vật, sự kiện lịch sử ở mức độ đơn giản.

Hình ảnh và những câu chuyện lịch sử trở thành công cụ khá hiệu quả đối với lứa tuổi này. Tuy nhiên, phương pháp trên có vẻ không phát huy được giá trị lịch sử và sự tiếp nhận kiến thức của môn học được xem là “khô khan và khó nuốt”.

Đội ngũ giảng dạy môn Lịch sử ở nước ta luôn mong muốn áp dụng những phương pháp giáo dục chủ động, nhưng họ gặp nhiều khó khăn.

Video đang HOT

Một trong những nguyên nhân là khung chương trình giảng dạy và nội dung khá nhiều, giáo viên phải chạy đua với thời gian. Vậy cần cải tiến việc dạy và học Lịch sử thế nào?

“Tham quan thực tế” được xem là hoạt động ngoại khóa khá hiệu quả, giúp học sinh nhớ lâu, có cơ hội khám phá thực tế nhiều hơn thông qua các mô hình sự kiện, viện bảo tàng, những khu di tích lịch sử…

Điểm cần lưu ý trong hoạt động này là cần giải thích rõ ý nghĩa, trách nhiệm của học sinh khi tham gia. Điều đó góp phần định hướng, khám phá, tập trung vào những nội dung cụ thể, tránh lãng phí tài chính và thời gian, công sức.

Câu chuyện lịch sử từ những “nhân chứng sống”. Đây là lợi thế cho việc giảng dạy môn Lịch sử ở nước ta. Việt Nam, đất nước anh hùng và được tạo dựng bởi những con người anh hùng. Những bà mẹ Việt Nam anh hùng, chiến sĩ lực lượng vũ trang từng tham gia trong kháng chiến là “tư liệu sống” vô cùng quý giá. Họ sẽ giúp học sinh hiểu hơn về lịch sử từ những câu chuyện lịch sử.

Giảng dạy bằng hình ảnh, phim tư liệu, vẽ bản đồ cũng nên được áp dụng. Học bài bằng biểu đồ giúp học sinh phát triển tư duy, khả năng liên kết nội dung.

Thay vì trình bày diễn biến trận đánh bằng những đoạn văn mô tả, học sinh dễ dàng nhớ hơn khi thể hiện sự kiện bằng bản đồ lịch sử.

Một trong những phương pháp giảng dạy khác giúp học sinh tham gia và thể hiện tư duy phản biện đối với các sự kiện lịch sử là “ Nếu tôi là“.

Một giáo viên dạy Lịch sử tại trường trung học phổ thông ở Philippines cho biết, thích tạo cơ hội cho sinh viên trở thành những nhân vật lịch sử. Người dạy sẽ nhìn thấy được tư duy, giải pháp và nhận định của các em về sự kiện đó.

Mỗi môn học đều có ý nghĩa riêng, đóng góp vào sự phát triển của xã hội con người, một thế hệ của đất nước. Lịch sử cũng thế, một môn học không đơn thuần chỉ học về những cái đã qua, mà còn kết nối với hiện tại để tạo ra một bối cảnh lịch sử mới của cả quốc gia.

Vì thế, đầu tư vào giáo dục nói chung và môn Lịch sử nói riêng là rất cần thiết. Bên cạnh việc chú trọng cải thiện sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy cũng cần được thay đổi sao cho phù hợp và hiệu quả.

Theo Zing

GS Phan Huy Lê: 'Môn Lịch sử đang sa sút đến vô bổ'

GS Phan Huy Lê - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho rằng, sách giáo khoa Lịch sử có nội dung chung chung "ta thắng, địch thua", khiến học sinh chán là điều đương nhiên.

Chia sẻ sau hội nghị bàn về vị trí của môn Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp Bộ GD&ĐT và Hội khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức ngày 7/12, GS Phan Huy Lê đề cập vị thế và hướng đi cần thiết cho bộ môn Lịch sử.

Tích hợp, tách riêng Lịch sử thế nào?

Người đứng đầu Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho biết, hội nghị đã tiếp thu ý kiến của Quốc hội, tiếp tục giữ Lịch sử trong chương trình phổ thông và sách giáo khoa mới, và phải là môn học bắt buộc.

Một trong những khía cạnh cần được thảo luận là vị trí của môn Lịch sử đã đi đến thống nhất: Cần đặt ngang với các môn học cơ bản là Ngữ văn và Toán học. Đặc biệt, đối với dân tộc Việt Nam, vị trí môn Lịch sử ngày càng quan trọng.

GS Phan Huy Lê: Môn Lịch sử đang sa sút đến vô bổ - Hình 1

GS Phan Huy Lê khẳng định, Lịch sử phải đứng ngang tầm cùng Ngữ văn và Toán học. Ảnh: Quyên Quyên.

Sau khi thống nhất tầm quan trọng của bộ môn, vấn đề tích hợp, tách riêng như thế nào được dư luận quan tâm. Tại hội nghị, GS Phan Huy Lê phản biện ý kiến cho rằng, giới Sử học quay lưng với tích hợp, trong khi đó là xu thế chung của thế giới.

Theo GS Lê, Lịch sử là môn học đi đầu trong quá trình tích hợp (sau chiến tranh thế giới thứ hai), được nghiên cứu chung với các bộ môn Dân tộc học, Ngôn ngữ học, Địa chất, Sinh thái... Tuy nhiên, khái niệm tích hợp được sử dụng ngày nay không phải gán ghép, cắt xén "một bộ phận này với một bộ phận khác".

Cấp tiểu học, qua thảo luận, hội nghị thống nhất, Lịch sử sẽ được tích hợp, thuộc bộ môn Cuộc sống quanh ta và Tìm hiểu xã hội. Giảng dạy cho trẻ ở lứa tuổi này cần lưu ý lựa chọn kiến thức như "nhào nặn thành món ăn" sao cho phù hợp.

Bậc THCS, Lịch sử đứng độc lập và trở thành môn bắt buộc. Cụ thể, Bộ GD&ĐT thống nhất bỏ môn Khoa học Xã hội, tách riêng Lịch sử và Địa lý. Tuy nhiên, có những phần kiến thức của hai bộ môn này có thể tích hợp, ví dụ vấn đề Biển Đông.

GS Phan Huy Lê ví, việc tích hợp trên là "đám cưới" rất đẹp của Lịch sử và Địa lý. Ngoài giảng dạy về điều kiện tự nhiên, khí hậu, cần lồng ghép phần lịch sử liên quan. Vì vậy, thời gian sắp tới, kỹ thuật làm sách giáo khoa sẽ được Bộ GD&ĐT, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam xem xét, triển khai thực hiện phần tích hợp đó.

Cấp THPT, hội nghị đi đến thống nhất, tách Lịch sử khỏi môn Công dân với Tổ quốc. Bên cạnh đó, trong phân môn này, phần An ninh Quốc phòng và Giáo dục công dân vẫn được tích hợp.

Cũng trong cấp học trên, Lịch sử được phân luồng, tuy nhiên cần giữ phần kiến thức cơ bản để đảm bảo tất cả học sinh vẫn học Lịch sử nhưng ở cấp độ khác nhau.

GS Phan Huy Lê cho rằng: "Một triệu dân chỉ cần vài trăm em học chuyên sâu về môn Sử bậc đại học. Vị trí của môn Sử lên cao không cần lấy số lượng mà cần những người giỏi".

Cần tháo "gông cùm"cho giới trẻ

GS Phan Huy Lê khẳng định, cuộc đấu tranh giành lại vị thế môn Sử của Hội khoa học Lịch sử Việt Nam không phải để duy trì một môn học vô nghĩa như hiện nay, thậm chí có người nói "giữ như vậy thà rằng bỏ đi luôn".

Người đứng đầu Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam khẳng định, chương trình giáo dục Lịch sử hiện tại sa sút đến vô bổ, dạy và học theo cách bắt trẻ "lao dịch" để phục vụ thi cử. Cụ thể, nội dung sách giáo khoa chủ yếu áp đặt.

"Sách giáo khoa có nội dung chung chung ta thắng, địch thua, khiến học sinh nhàm chán là điều đương nhiên. Thực chất, chương trình Lịch sử của bậc phổ thông hiện nay là giáo trình rút gọn bậc đại học", GS Phan Huy Lê phân tích.

Cách giảng dạy theo kiểu truyền thụ kiến thức nặng nề, không tôn trọng đối tượng giáo dục là học sinh, dẫn đến việc không phát huy tư duy sáng tạo của các em. Điều này được GS Phan Huy Lê đánh giá, Lịch sử trong chương trình phổ thông là "gông cùm" với giới trẻ. Thời gian sắp tới cần cải cách toàn diện và có hệ thống môn học này.

Vấn đề mấu chốt được vị GS sử học đưa ra là nhìn Lịch sử như một môn khoa học. Từ nhận thức với môn Sử (như dạy Sử để làm gì, nhằm mục đích gì trong đào tạo con người, từ đó mới xác định học cái gì, học như thế nào) đến lập chương trình rồi biên soạn sách giáo khoa.

"Cần xóa bỏ hoàn toàn hệ thống sách giáo khoa cũ để viết sách và giảng dạy theo tinh thần và chương trình hoàn toàn mới", GS Phan Huy Lê nhấn mạnh. Điều này cũng được Hội nghị nhất trí và tiếp tục bàn luận về hệ thống trường sư phạm, đào tạo giáo viên giảng dạy Lịch sử.

Như vậy, muốn thay đổi, trước hết phải thực hiện nó trong đề án tổng thể, tức là đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục phổ thông, không thể thay đổi theo kiểu chắp vá một điểm nhỏ nào đó.

Theo Zing

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Á khôi bị giết phân xác ở Hà Nội và chìa khóa mở ra cánh cửa đánh ánÁ khôi bị giết phân xác ở Hà Nội và chìa khóa mở ra cánh cửa đánh án
10:26:51 26/01/2025
Hành động 10 điểm của trung vệ Đỗ Duy Mạnh, chỉ một phản ứng cực nhanh trước sự cố là biết tử tế thế nàoHành động 10 điểm của trung vệ Đỗ Duy Mạnh, chỉ một phản ứng cực nhanh trước sự cố là biết tử tế thế nào
08:52:53 26/01/2025
Bị mẹ chồng hắt hủi quà Tết, con dâu âm thầm tìm hiểu rồi phát hiện sự thật phũ phàngBị mẹ chồng hắt hủi quà Tết, con dâu âm thầm tìm hiểu rồi phát hiện sự thật phũ phàng
09:39:20 26/01/2025
Thông báo chia tay gây sốc vào 27 Tết của couple "chị - em" đình đám, đàng gái rơi vào tình trạng bất ổnThông báo chia tay gây sốc vào 27 Tết của couple "chị - em" đình đám, đàng gái rơi vào tình trạng bất ổn
11:51:35 26/01/2025
Trấn Thành chính thức lên tiếng làm rõ cuộc hội thoại bí ẩn gây ồn ào với Phương LanTrấn Thành chính thức lên tiếng làm rõ cuộc hội thoại bí ẩn gây ồn ào với Phương Lan
09:57:40 26/01/2025
Tập trung mọi nguồn lực cấp cứu cho 32 bệnh nhi ngộ độc thuốc diệt chuộtTập trung mọi nguồn lực cấp cứu cho 32 bệnh nhi ngộ độc thuốc diệt chuột
09:17:26 26/01/2025
Kaity Nguyễn phản ứng trước thông tin mang thaiKaity Nguyễn phản ứng trước thông tin mang thai
10:00:57 26/01/2025
Danh sách Đỏ Đen chấn động: Bạch Lộc - Vương Hạc Đệ vào top, "tiểu Lưu Diệc Phi" và dàn sao lộ cả biển phốtDanh sách Đỏ Đen chấn động: Bạch Lộc - Vương Hạc Đệ vào top, "tiểu Lưu Diệc Phi" và dàn sao lộ cả biển phốt
12:35:58 26/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Xuân Son về nhà ăn Tết, bác sĩ nói đúng 1 câu "cực gắt" về món bánh chuối khoái khẩu

Xuân Son về nhà ăn Tết, bác sĩ nói đúng 1 câu "cực gắt" về món bánh chuối khoái khẩu

Sao thể thao

14:04:02 26/01/2025
Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, tiền đạo Xuân Son sẽ phải quay trở lại bệnh viện để tiếp tục quá trình điều trị chấn thương.
Các lệnh trừng phạt từ Mỹ gây ra cuộc 'di cư dầu mỏ' Nga

Các lệnh trừng phạt từ Mỹ gây ra cuộc 'di cư dầu mỏ' Nga

Thế giới

13:41:06 26/01/2025
Xuất khẩu dầu Nga bị tổn thất, trong khi các quốc gia nhập khẩu buộc phải điều chỉnh chiến lược để giảm phụ thuộc và tìm kiếm nguồn cung thay thế.
Sao Việt rộn ràng đón Tết: Người gói bánh chưng, người khoe sắc với áo dài

Sao Việt rộn ràng đón Tết: Người gói bánh chưng, người khoe sắc với áo dài

Sao việt

13:09:50 26/01/2025
Trong những ngày cận Tết, sao Việt đua nhau khoe sắc trong bộ áo dài truyền thống hoặc quây quần cùng gia đình gói bánh chưng.
Cô gái Phú Thọ lấy chồng xa 300km, năm nào cũng về ngoại ăn Tết

Cô gái Phú Thọ lấy chồng xa 300km, năm nào cũng về ngoại ăn Tết

Netizen

13:06:23 26/01/2025
Kể từ khi làm dâu, cô gái Phú Thọ chưa từng ăn Tết quê chồng. Mỗi năm, cô đều được chồng đưa về ngoại ăn Tết gần 1 tháng.
Tình trạng đáng lo ngại của Rosé (BLACKPINK) sau khi dính tin hẹn hò diễn viên lai

Tình trạng đáng lo ngại của Rosé (BLACKPINK) sau khi dính tin hẹn hò diễn viên lai

Sao châu á

12:27:02 26/01/2025
Tờ Allkpop cho hay, trong màn trình diễn trên sân khấu Pháp mới đây, Rosé bị run giọng, hát lệch tông khi hát live ca khúc mang tên Stay A Little Longer.
10 cách phối áo len mỏng giúp chị em qua Tết vẫn mặc đẹp

10 cách phối áo len mỏng giúp chị em qua Tết vẫn mặc đẹp

Thời trang

12:26:46 26/01/2025
Thời tiết của mùa xuân khá ấm áp. Bởi vậy mà không phải lúc nào, áo len dày dặn cũng là lựa chọn thời trang thích hợp. Chị em nên bổ sung áo len mỏng cho tủ đồ vì item này khá nhẹ nhàng, đồng thời mang đến sự trẻ trung, nữ tính.
Sự thăng hạng phong cách của một Hoa hậu

Sự thăng hạng phong cách của một Hoa hậu

Phong cách sao

12:22:48 26/01/2025
Ngày trước, Đỗ Thị Hà mặc đồ đơn giản và thanh lịch nhưng chưa có sự long lanh, ấn tượng. Tuy nhiên gần đây, nhờ phối đồ khéo léo mà dù phủ sóng phong cách với các tông màu trung tính, style của Đỗ Thị Hà vẫn rất cuốn hút.
Nữ chủ tịch 2K3 tìm được tông makeup quá xinh, con gái diện áo dài đúng là nhất

Nữ chủ tịch 2K3 tìm được tông makeup quá xinh, con gái diện áo dài đúng là nhất

Làm đẹp

12:20:12 26/01/2025
Phương Mỹ Chi được biết đến là một trong những sao nhí sở hữu chất giọng dân ca ấn tượng và thành công nhất khi đạt danh hiệu Á quân Giọng hát Việt nhí lúc mới 10 tuổi.
Bọ Cạp gặp người tâm đầu ý hợp, Ma Kết đón một ngày tuyệt đẹp hôm nay (26/1)

Bọ Cạp gặp người tâm đầu ý hợp, Ma Kết đón một ngày tuyệt đẹp hôm nay (26/1)

Trắc nghiệm

12:07:59 26/01/2025
Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 26/1 dự đoán vận trình sự nghiệp, tài lộc, tình duyên giúp bạn chủ động ứng phó vận xui hay may mắn đến với mình.
Ấn tượng khoảnh khắc hàng ngàn con sáo đá bay vút qua bầu trời

Ấn tượng khoảnh khắc hàng ngàn con sáo đá bay vút qua bầu trời

Lạ vui

11:50:19 26/01/2025
Với tình yêu mãnh liệt với loài sáo đá, nhiếp ảnh gia Đan Mạch Sren Solkr quyết định đi du lịch khắp châu Âu để ghi lại những hình ảnh ấn tượng của chúng.
Khi luộc gà nên đặt úp hay ngửa?

Khi luộc gà nên đặt úp hay ngửa?

Ẩm thực

11:27:07 26/01/2025
Khi luộc gà nên đặt úp hay ngửa để thịt chín đều, ngon và đẹp mắt hơn là câu hỏi được nhiều người đặt ra lúc chuẩn bị gà cúng.