Libya: Phiến quân chiếm giữ sân bay chính tại Tripoli
Một liên minh phiến quân tại Libya ngày 23/8 đã chiếm giữ sân bay tại thủ đô Tripoli, sau một cuộc giao tranh với một nhóm vũ trang khác.
Khói đen bốc lên tại thành phố Tripoli trong ngày thứ Bảy
Hình ảnh được chụp tại hiện trường cho thấy các tay súng đang ăn mừng trên một máy bay nằm trong sân bay.
Từ tháng trước sân bay trên đã phải đóng cửa vì giao tranh.
Thời gian qua, Libya đã luôn trong tình trạng bất ổn do xung đột giữa các nhóm vũ trang đối lập từng đi đầu trong cuộc nổi dậy lật đổ cựu lãnh đạo Muammar Gaddafi. Hàng trăm người đã thiệt mạng trong một loạt các cuộc đụng độ gần đây.
Liên minh phiến quân – gồm một số tay súng Hồi giáo và một số tay súng khác đến từ thành phố Misrata – cho biết đã giành quyền kiểm soát sân bay, bất chấp việc trở thành mục tiêu của các cuộc không kích bí ẩn lần thứ hai trong tuần này.
Video đang HOT
Người phát ngôn của liên minh trên đã cáo buộc các cuộc Ai Cập và Các tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE) tiến hành các vụ không kích. Đây là hai nước đi đầu trong các hoạt động chống lại các tay súng Hồi giáo trong khu vực.
Việc sân bay Tripoli bị thất thủ là một thất bại cho các tay súng đối lập đến từ thành phố Zintan, những đồng minh của tướng Khalifa Haftar, người đã khởi động chiến dịch được khẳng định là chống lại chính phủ “do người Hồi giáo chiếm đa số”.
Các tay súng Zintan đã kiểm soát sân bay này trong vòng gần 3 năm qua.
Các vụ bạo lực, mà theo các phóng viên là tồi tệ nhất kể từ khi đại tá Gadaffi bị phế truất, luôn tập trung quanh sân bay nêu trên và tại thành phố Benghazi ở phía Đông.
Hàng trăm người được cho là đã thiệt mạng trong các tháng 7 và 8 do bạo lực bùng phát.
Theo các nhà quan sát, mạng lưới các tay súng đầy phức tạp tại Libya thường hoạt động theo tư tưởng “kẻ thù của kẻ thù là bạn của chúng tôi”.
Các tay súng và đảng phái chính trị tại nước này đều đã thay đổi liên minh nhiều lần trong vòng 2 năm qua.
Hiện Tripoli và Benghazi phần lớn đều nằm ngoài tầm kiểm soát của chính phủ, các phóng viên cho biết. Hầu hết các quan chức cấp cao giờ đều lui về khu vực Tobruk ở phía Đông, nơi một quốc hội mới đặt trụ sở.
Theo Dantri
Đưa toàn bộ lao động tại Libya về nước
Từ ngày 7/8 đến giữa tháng 8/2014, lao động Việt Nam làm việc tại Libya sẽ được di tản theo 3 hướng chính để về nước: Đường bộ và đường hàng không về biên giới Ai Cập; đường bộ về biên giới Tunisia; đường thủy và đường hàng không về Thổ Nhĩ Kỳ và Malta.
Theo Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) Nguyễn Ngọc Quỳnh, tính đến ngày 5/8, đã có 209 lao động Việt Nam rời khỏi Libya về nước an toàn và 182/281 lao động ra khỏi khu vực có xung đột là Tripoli và Benghazi.
Số còn lại đang được khẩn trương sơ tán trong vòng 48 giờ tới.
Hiện đã có phương án di chuyển đối với các nhóm lao động ở các khu vực khác tại Libya. Từ ngày 7/8 đến giữa tháng 8/2014, lao động Việt Nam làm việc tại Libya sẽ được di tản theo 3 hướng chính để về nước: Đường bộ và đường hàng không về biên giới Ai Cập; đường bộ về biên giới Tunisia; đường thủy và đường hàng không về Thổ Nhĩ Kỳ và Malta.
Trước tình hình căng thẳng hiện nay ở Libya, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ LĐ-TB&XH tạm dừng đưa lao động sang Libya, đồng thời, yêu cầu Bộ Ngoại giao, cơ quan đại diện Việt Nam tại Libya theo dõi sát tình hình, chủ động phối hợp chặt chẽ để có phương án, biện pháp bảo đảm an toàn tối đa cho người lao động.
Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ LĐ-TB&XH chuẩn bị phương án và thời điểm đưa toàn bộ lao động Việt Nam tại Libya về nước khi tình hình diễn biến xấu. Ngoài ra, Thủ tướng chỉ đạo Bộ LĐ-TB&XH sử dụng Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước để mua vé máy bay cho lao động về nước (đối với những trường hợp chủ sử dụng lao động không có khả năng chi trả).
Theo ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, nguồn tiền chuẩn bị để mua vé cho người lao động (với những trường hợp chủ sử dụng lao động không có khả năng chi trả) đã sẵn sàng.
Để kết nối với các bên hỗ trợ lao động Việt Nam di tản, ngày 2/8, ông Nguyễn Đức Nam, nguyên Trưởng ban Quản lý lao động Việt Nam tại Libya đã sang Libya theo chỉ đạo của Bộ LĐ-TB&XH nhằm phối hợp với Đại sứ quán tổ chức chỉ đạo thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn và đưa lao động Việt Nam về nước.
Ngoài ra, các cơ quan đại diện Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập và Algeria đã khẩn trương làm việc với các cơ quan chức năng sở tại đề nghị các nước phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi để các lao động Việt Nam quá cảnh về nước.
Theo Thu Cúc
Chinhphu.vn
209 lao động Việt Nam đã rời Libya về nước an toàn Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao Việt Nam tính đến ngày 5/8, đã có 209 lao động Việt Nam rời khỏi Libya về nước an toàn và 182 lao động ra khỏi khu vực có xung đột Tripoli và Benghazi. Theo thông tin từ Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao Việt Nam tối ngày 5/8/2014, còn khoảng 1.550 lao động Việt Nam...