Liban đã bầu được tổng thống sau hơn 2 năm bế tắc với 13 lần bầu chọn
Tổng tư lệnh quân đội Liban, ông Joseph Aoun, đã được bầu làm tổng thống của nước này sau vòng bỏ phiếu thứ hai tại Quốc hội, chấm dứt tình trạng bế tắc khiến Liban không có nguyên thủ quốc gia kể từ tháng 10/2022.
Ông Joseph Aoun. Ảnh: economymiddleeast.com
Theo kênh Al Jazeera, chiều 9/1, ông Aoun đã giành được 99 phiếu bầu trong quốc hội 128 ghế để trở thành tổng thống. Ông chỉ cần đạt được đa số là 86 phiếu trong vòng bỏ phiếu thứ hai.
Các thành viên Quốc hội đã vui mừng khi ông Aoun đạt số phiếu cần thiết. Trước đó trong ngày, ông chưa đạt đủ 2/3 số phiếu cần thiết trong vòng bỏ phiếu đầu tiên, khi chỉ nhận được sự ủng hộ từ 71 thành viên quốc hội.
Liban đã không có tổng thống kể từ khi nhiệm kỳ của ông Michel Aoun kết thúc vào tháng 10/2022.
Video đang HOT
Mâu thuẫn giữa phong trào Hezbollah và các đối thủ đã làm thất bại hơn một chục lần bỏ phiếu trước đó. Tuy nhiên, áp lực quốc tế đã gia tăng với Liban trong bối cảnh chỉ còn 17 ngày là lệnh ngừng bắ.n với Israel kết thúc.
Phiên họp bầu tổng thống được tổ chức vào ngày 9/1 là phiên họp lần thứ 13. Phiên họp gần đây nhất diễn ra vào tháng 6/2024 chứng kiến cuộc đua giữa cựu Bộ trưởng đồng thời là lãnh đạo Phong trào Marada, ông Suleiman Frangieh (ứng cử viên được Hezbollah và các đồng minh ủng hộ) và cựu Bộ trưởng Tài chính Jihad Azour đồng thời là Giám đốc phụ trách khu vực Trung Đông và Trung Á tại Quỹ Tiề.n tệ Quốc tế (IMF), người được Phong trào Yêu nước Tự do và các đảng đối lập hậu thuẫn. Trong phiên này, ông Frangieh và ông Azour chỉ nhận được lần lượt 51 phiếu và 59 phiếu.
Trước đó, ngày 8/1, Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty tái khẳng định Liban cần bầu ra một tổng thống nhận được đồng thuận, có thể lãnh đạo nước này vượt qua những thách thức hiện nay ở trong nước và khu vực.
Trong cuộc điện đàm với Chủ tịch Quốc hội Liban Nabih Berri, nhà ngoại giao hàng đầu của Ai Cập nhấn mạnh Quốc hội Liban cần bầu ra một tổng thống dựa trên sự đồng thuận của quốc gia và không có bất kỳ áp lực hoặc ảnh hưởng nào từ bên ngoài. Ngoài ra, ông Abdelatty tái khẳng định cam kết của Ai Cập trong việc tiếp tục hỗ trợ Liban trong thời điểm quan trọng này.
Về phần mình, Chủ tịch Quốc hội Liban Berri cảm ơn sự ủng hộ chính trị và viện trợ nhân đạo liên tục của Ai Cập dành cho Liban ở thời điểm khó khăn hiện nay.
Trong khi đó, hãng tin Tân Hoa xã ngày 8/1 dẫn một nguồn tin an ninh Liban cho biết, lực lượng Israel đã rút khỏi một số thị trấn biên giới ở miền Nam nước này.
Quân đội Liban sẽ mở rộng hoạt động triển khai đến các khu vực trên vào thời điểm được ấn định sau khi phối hợp với Lực lượng lâm thời của Liên hợp quốc tại Liban (UNIFIL). Quân đội Liban thông báo với Ủy ban giám sát lệnh ngừng bắ.n ở miền Nam Liban rằng họ đã tịch thu và sẽ phá hủy các kho vũ khí được tìm thấy tại một số địa điểm biên giới.
Lệnh ngừng bắ.n do Mỹ và Pháp làm trung gian, có hiệu lực vào ngày 27/11/2024, nhằm chấm dứt gần 14 tháng giao tranh giữa Israel và Hezbollah. Theo thỏa thuận ngừng bắ.n, Israel phải rút khỏi lãnh thổ Liban trong vòng 60 ngày, quân đội Liban triển khai dọc biên giới Liban -Israel và ở miền Nam để đảm bảo an ninh. Mặc dù vậy, Israel vẫn tiếp tục các cuộc không kích lẻ tẻ vào Liban.
Quốc hội Liban chưa bầu được Tổng thống mới sau 12 lần bỏ phiếu
Ngày 14/6, Quốc hội Liban đã tổ chức cuộc bỏ phiếu để bầu chọn Tổng thống mới, kế nhiệm ông Michel Aoun - người đã hết nhiệm kỳ vào tháng 10/2022.
Tuy nhiên, cơ quan lập pháp của Liban chưa thể bầu ra tổng thống mới trong cuộc bỏ phiếu lần thứ 12 này.
Chủ tịch Quốc hội Liban Nabih Berri (giữa) chủ trì phiên bỏ phiếu bầu Tổng thống mới tại thủ đô Beirut ngày 14/6/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Kết quả vòng bỏ phiếu thứ nhất cho thấy ông Jihad Azour, cựu Bộ trưởng Tài chính Liban đồng thời hiện là Giám đốc khu vực Trung Đông và Tây Á của Quỹ Tiề.n tệ Quốc tế (IMF), giành được 59/128 phiếu, chưa đủ 2/3 số phiếu cần thiết theo quy định để đắc cử. Trong khi đó, ông Suleiman Frangieh, lãnh đạo Phong trào Marada, được Phong trào Hezbollah và các đồng minh ủng hộ, nhận được 51 phiếu ủng hộ.
Phiên họp của Quốc hội Liban kết thúc sau khi các nghị sĩ phong trào Hezbollah và các đồng minh rời đi, theo đó không hội tụ đủ 2/3 số nghị sĩ cần thiết để tiến hành vòng bỏ phiếu thứ hai.
Việc Quốc hội Liban chưa thể bầu ra tổng thống được cho là sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng chia rẽ nội bộ tại Liban trong khi đất nước rơi vào một trong những cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất thế giới. Tỷ lệ lạm phát ở Liban trong tháng 4/2023 đã lên tới 269% do đồng bảng Liban tiếp tục mất giá so với đồng USD. Đây là mức siêu lạm phát tháng thứ 34 liên tiếp ở Liban. Ngân hàng Thế giới nhận định kinh tế Liban đã giảm khoảng 58% trong giai đoạn 2019-2021 với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) giảm từ khoảng 52 tỷ USD năm 2019 xuống còn 21,8 tỷ USD năm 2021.
Nhiệm kỳ của cựu Tổng thống Michel Aoun đã kết thúc vào tháng 10/2022. Kể từ đó, Quốc hội Liban đã tổ chức tổng cộng 12 cuộc bỏ phiếu để bầu chọn Tổng thống mới, song tình trạng chia rẽ gay gắt đã ngăn cản bất kỳ ứng cử viên nào giành được đủ sự ủng hộ cần thiết để kế nhiệm ông Aoun. Liban hiện được một Chính phủ lâm thời với quyền lực hạn chế điều hành. Theo thông lệ, chức vụ Tổng thống của Liban thuộc về người Cơ đốc giáo dòng Maronite, ghế Thủ tướng được dành cho người Hồi giáo dòng Sunni và vị trí Chủ tịch Quốc hội thuộc về người Hồi giáo dòng Shi'ite. Phong trào Hezbollah có ảnh hưởng lớn trong đời sống chính trị ở Liban ủng hộ ông Sleiman Frangieh ứng cử Tổng thống.
Đặc phái viên Mỹ tin rằng Israel và Hezbollah có thể tránh được cuộc chiến toàn diện Ngày 14/8, Đặc phái viên Mỹ Amos Hochstein đang có chuyến thăm Beirut (Liban) cho rằng Israel và phong trào Hezbollah tại Liban có thể tránh được cuộc chiến tranh toàn diện, nhưng Israel và phong trào Hồi giáo Hamas cần khẩn trương tiến tới thỏa thuận ngừng bắ.n tại Gaza. Đặc phái viên Mỹ Amos Hochstein (trái) trong cuộc gặp Chủ tịch...