Liban chỉ trích biện pháp trừng phạt của Mỹ nhằm vào các nghị sĩ Hezbollah
Ngày 10/7, Tổng thống Liban Michel Aoun bày tỏ lấy làm tiếc trước các biện pháp trừng phạt mà Mỹ mới áp đặt với một số nhân vật chủ chốt của Phong trào Hezbollah, trong đó có 2 nghị sĩ Liban, đồng thời khẳng định chính phủ sẽ theo dõi sát vụ việc.
Thủ tướng Liban Saad Hariri phát biểu trong cuộc họp báo tại London, Anh ngày 13/12/2018. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong khi đó, Thủ tướng Liban Saad al-Hariri cho rằng các biện pháp của Mỹ lần đầu tiên cho thấy một “hướng tiếp cận mới” nhưng điều đó không ảnh hưởng tới hoạt động của Quốc hội hay Chính phủ Liban. Trong thông báo gửi đi từ Văn phòng Thủ tướng, ông al-Hariri cho rằng đây là một vấn đề mới mà Liban sẽ tìm cách giải quyết khi thấy phù hợp. Ông nhấn mạnh điều quan trọng là bảo vệ ngành ngân hàng và nền kinh tế của quốc gia này đồng thời trấn an cuộc khủng hoảng sớm muộn cũng sẽ kết thúc. Ông Hariri cũng cho rằng không nên thổi phồng vấn đề liên quan tới các biện pháp trừng phạt này.
Video đang HOT
Chủ tịch Quốc hội Liban Nabih Berri cũng đã lên án các biện pháp trừng phạt trên đã tạo ra sự khiêu khích nhằm vào Quốc hội Liban nói riêng và toàn thể quốc gia này nói chung. Hezbollah hiện giữ 13 ghế trong Quốc hội Liban gồm 128 ghế và có 3 ghế trong Nội các. Phong trào Amal của Chủ tịch Quốc hội Liban là một đồng minh của Phong trào Hezbollah.
Các phát biểu trên được đưa ra sau khi hôm 9/7, Bộ Tài chính Mỹ công bố áp đặt trừng phạt 3 nhân vật chủ chốt của Phong trào Hezbollah, trong đó có 2 nghị sĩ Amin Sherri, 62 tuổi, và Muhammad Hasan Ra’d, 64 tuổi. Theo đó tất cả các tài sản và lợi ích của các nhân vật này thuộc thẩm quyền của Mỹ sẽ bị phong tỏa, đồng thời các cá nhân người Mỹ cũng như các công ty có chi nhánh tại Mỹ, kể cả các ngân hàng quốc tế, bị cấm làm ăn kinh doanh với các nhân vật bị trừng phạt. Đây là lần đầu tiên Washington nhằm vào các nghị sĩ thuộc phong trào Hồi giáo thân Iran này. Bộ Tài chính Mỹ cáo buộc các nghị sĩ này sử dụng đặc quyền để tạo điều kiện cho các hoạt động của Hezbollah cũng như Iran.
Ngoài ra, ông Wafiq Safa, quan chức an ninh hàng đầu của Hezbollah, cũng bị đưa vào danh sách trừng phạt. Quyết định trên đã nâng tổng số lên 50 thực thể và cá nhân thuộc Hezbollah bị Mỹ áp đặt trừng phạt kể từ năm 2017. Mỹ đã đưa Hezbollah vào danh sách các nhóm khủng bố vào tháng 10/2001. Động thái trên diễn ra trong bối cảnh Mỹ đang gia tăng sức ép đối với Iran và các nhóm mà Washington cho là “lực lượng ủy nhiệm” của Tehran tại Trung Đông, trong đó có Hezbollah.
Theo Lê Ánh (TTXVN)
Mỹ lần đầu tiên áp đặt trừng phạt các nghị sĩ Hezbollah
Ngày 9/7, Bộ Tài chính Mỹ công bố đã áp đặt trừng phạt 3 nhân vật chủ chốt của của Phong trào Hezbollah, trong đó có 2 nghị sĩ Quốc hội Liban.
Theo đó tất cả các tài sản và lợi ích của các nhân vật này thuộc thẩm quyền của Mỹ sẽ bị phong tỏa, đồng thời các cá nhân người Mỹ cũng như các công ty có chi nhánh tại Mỹ, kể cả các ngân hàng quốc tế, bị cấm làm ăn kinh doanh với các nhân vật bị trừng phạt. Đây là lần đầu tiên Washington nhằm vào các nghị sĩ thuộc phong trào Hồi giáo thân Iran này.
Trụ sở Bộ Tài chính Mỹ tại Washington DC. Ảnh: EPA/TTXVN
Các nghị sĩ Liban bị đưa vào "danh sách đen" của Mỹ gồm Amin Sherri, 62 tuổi, và Muhammad Hasan Ra'd, 64 tuổi. Bộ Tài chính Mỹ cáo buộc các nghị sĩ này "sử dụng vị trí đặc quyền để tạo điều kiện cho các hoạt động xấu của Hezbollah và làm theo lệnh Iran". Ngoài ra, ông Wafiq Safa, quan chức an ninh hàng đầu của Hezbollah, cũng bị đưa vào danh sách này.
Quyết định trên đã nâng tổng số lên 50 thực thể và cá nhân thuộc Hezbollah bị Mỹ áp đặt trừng phạt kể từ năm 2017. Mỹ đã đưa Hezbollah vào danh sách các nhóm khủng bố vào tháng 10/2001.
Nghị sĩ Quốc hội Liban Ali Fayyad thuộc Phong trào Hezbollah đã lên án động thái trên của Mỹ là một "sự sỉ nhục đối với nhân dân Liban". Phát biểu trên kênh tin tức MTV của Liban, nghị sĩ Fayyad kêu gọi Quốc hội và Chính phủ Liban ra một tuyên bố lên án chính thức. Về phần mình, Bộ trưởng Tài chính Liban Ali Hasan Khalil cho rằng các trừng phạt của Mỹ "khiến toàn thể người Liban lo ngại dù các trừng phạt này nhằm vào Hezbollah", đồng nhấn mạnh các trừng phạt này là "phi lý".
Hezbollah hiện giữ 13 ghế trong Quốc hội Liban gồm 128 ghế và có 3 ghế trong Nội các.
Động thái trên diễn ra trong bối cảnh Mỹ đang gia tăng sức ép đối với Iran và các nhóm mà Washington cho là "lực lượng ủy nhiệm" của Tehran tại Trung Đông, trong đó có Hezbollah. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cho biết Ngoại trưởng Iran Javad Zarif sẽ bị đưa vào danh sách trừng phạt "trong vài ngày tới".
Theo Bích Liên (TTXVN)
Liban : Đàm phán tranh chấp biên giới với Israel đạt tiến bộ Ngày 29/5, Chủ tịch Hạ viện Liban Nabih Berri thông báo nước này và Israel đang "đạt tiến bộ tốt đẹp" trong việc giải quyết tranh chấp biên giới trên bộ và trên biển giữa hai nước. Chủ tịch Quốc hội Liban Nabih Berri. (Nguồn: AP) Ngày 29/5, Chủ tịch Hạ viện Liban Nabih Berri thông báo nước này và Israel đang "đạt...