LHQ: Xung đột ở Sudan khiến hàng chục triệu dân thường lâm vào nạn đói
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, trong thông cáo báo chí được đưa ra ngày 17/10, các chuyên gia của Liên hợp quốc (LHQ) đã chỉ trích xung đột giữa Các lực lượng vũ trang Sudan (SAF) và Lực lượng Hỗ trợ nhanh (RSF) bán quân sự khiến cho 25 triệu dân thường ở nước này lâm vào nạn đói.
Người dân xếp hàng chờ được phát bữa ăn cứu trợ tại Omdurman, Sudan. Ảnh: THX/TTXVN
Những chuyên gia này nêu rõ: “Chưa bao giờ trong lịch sử hiện đại có nhiều người phải đối mặt với nạn đói như ở Sudan ngày nay”. Các chuyên gia trên chỉ ra rằng 97% người phải đi di tản ở Sudan cũng như những dân thường chưa di dời đang phải đối mặt với nạn đói ở mức độ nghiêm trọng.
Theo LHQ, cuộc xung đột tại Sudan đã khiến hàng chục nghìn người thiệt mạng, hơn 10 triệu người phải di dời và gây ra một trong những cuộc khủng hoảng nhân đạo trầm trọng nhất thế giới.
Nạn đói ở Sudan được tuyên bố hồi tháng 7 năm nay tại trại tị nạn Zamzam gần thị trấn el-Facher, vùng Darfur. Đây là cấp độ cao nhất theo các tiêu chí rất chính xác được các tổ chức phi chính phủ và các cơ quan nhân đạo của LHQ sử dụng và dựa trên thang đo được gọi là Khung phân loại an ninh lương thực tích hợp (IPC).
Video đang HOT
Các chuyên gia trên nhấn mạnh để chấm dứt nạn đói ở Sudan, RSF và SAF phải ngừng ngay lập tức việc cản trở cung cấp viện trợ. Ngoài ra, họ cũng kêu gọi chấm dứt các vụ tấn công nhằm vào người dân địa phương cũng như hối thúc các chính phủ nước ngoài ngừng hỗ trợ tài chính và quân sự cho cả hai lực lượng này.
Cũng theo các chuyên gia, khoảng 65% dân số Sudan sống ở khu vực nông thôn đã mất đi sinh kế do xung đột, trong khi các nhà tài trợ quốc tế và chính phủ nước này đã không thể thực hiện được cam kết của họ. Kế hoạch ứng phó nhân đạo ở Sudan do LHQ đưa ra với số tiền cần thiết để hỗ trợ người dân Sudan là 1,44 tỷ USD, song đến nay các nhà tài trợ quốc tế mới chỉ hỗ trợ được 50,8%.
Các chuyên gia của LHQ cho biết thêm trước khi xảy xung đột, khoảng 65% dân số Sudan đã sống trong tình trạng nghèo đói. Ở thời điểm hiện tại, ngày càng có nhiều người dân nước này phải đối mặt với cảnh sống khổ cực hơn bao giờ hết.
Xung đột tại Sudan bước sang tuần thứ 6, khủng hoảng nhân đạo ngày một nghiêm trọng
Đêm 19 và sáng 20/5, giao tranh vẫn tiếp diễn giữa quân đội Sudan và nhóm bán quân sự Lực lượng Hỗ trợ nhanh (RSF) đối địch.
Nhiều cuộc không kích đã xảy ra ở các khu vực lận cận thủ đô Khartoum trong bối cảnh nhiều dân thường đang bị mắc kẹt trong cuộc chiến và cuộc khủng hoảng nhân đạo ngày càng nghiêm trọng khi xung đột đã bước sang tuần thứ sáu liên tiếp.
Khói bốc lên trong giao tranh giữa quân đội Sudan và lực lượng bán quân sự RFS tại thủ đô Khartoum ngày 15/4/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Các nhân chứng cho biết không kích đã xảy ra ở Omdurman và Bahri. Đây là hai thành phố nằm dọc sông Nile, gần sát thủ đô Khartoum. Một số cuộc không kích xảy ra gần đài truyền hình quốc gia ở Omdurman.
Các nhân chứng ở Khartoum cho biết tình hình tương đối yên tĩnh mắc dù thỉnh thoảng vẫn nghe thấy tiếng súng nổ.
Cuộc xung đột bắt đầu nổ ra từ ngày 15/4 đã khiến hơn 1,1 triệu người phải rời bỏ nhà cửa đi sơ tán hoặc di tản sang các nước láng giềng. Khoảng 705 người đã bị thiệt mạng và gần 5.300 người đã bị thương.
Chính phủ Mỹ đang đóng vai trò trung gian giữa quân đội Sudan và RSF. Phía Mỹ cho biết hai bên đã đồng ý tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao các mặt hàng viện trợ nhân đạo và bảo vệ thường dân khi hai bên gặp nhau tại Saudi Arabia vào đầu tháng này.
Quân đội Sudan và RSF đã đồng ý thỏa thuận ngừng bắn nhiều lần, nhưng các trận đánh vẫn tiếp diễn. Ngày càng có nhiều lo ngại cho rằng cuộc xung đột này có thể gây ra cuộc khủng hoảng nhân đạo liên quan đến các quốc gia xung quanh Sudan vì chưa có dấu hiệu cho thấy có khả năng đạt được một thỏa thuận ngừng bắn lâu dài.
Người dân sơ tán tránh xung đột tại Khartoum, Sudan, ngày 19/5/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong khi đó, theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, Chính phủ Nam Sudan ngày 19/5 đã lên tiếng bảo vệ vai trò hòa giải và nỗ lực của nước này nhằm chấm dứt cuộc xung đột ở nước láng giềng Sudan, sau những chỉ trích từ chính quyền Khartoum.
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nam Sudan khẳng định chính phủ nước này đã và đang tiếp tục đóng vai trò trung gian hòa giải cho cuộc xung đột ở Sudan, trong khuôn khổ Cơ quan Phát triển liên chính phủ Đông Phi (IGAD) với "sự vô tư tối đa", đồng thời giải thích thêm "khái niệm hòa giải" hàm ý chỉ sự tiếp xúc "cân bằng với tất cả các bên".
Hôm 18/5, Bộ Ngoại giao Sudan đã gửi thông điệp "phản đối" tới Nam Sudan, sau khi một quan chức RSF thực hiện chuyến thăm tới Juba trong tuần này. Đặc phái viên Youssef Isha của Chỉ huy RSF - Tướng Mohamed Hamdan Daglo - đã gặp Tổng thống Nam Sudan Salva Kiir và đại diện của IGAD tại Juba hôm 17/5.
Trong cuộc họp báo diễn ra sau đó, ông Isha tuyên bố RSF sẵn sàng tham gia mọi nỗ lực của Tổng thống Kiir nhằm thúc đẩy hòa bình lâu dài ở Sudan.
Liên hợp quốc cảnh báo về khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng tại Sudan Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 25/9, quyền Phó Tổng thư ký phụ trách các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (LHQ) Joyce Msuya đã cảnh báo rằng, nếu không có hành động khẩn cấp của cộng đồng quốc tế, cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Sudan sẽ bùng phát ở mức độ khủng khiếp. Người dân xếp hàng...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Hàn Quốc có khả năng hạ lãi suất về mức 1,75%

Nga tiếp tục tấn công vào Ukraine, khiến 3 người chết

Khách du lịch Đức bị trục xuất khỏi Mỹ vì không đặt phòng khách sạn

Cuộc chiến nguy hiểm hơn đang rình rập nước Mỹ phía sau chính sách thuế quan

Du khách Nga lách lệnh cấm thị thực, tiếp tục du lịch khắp châu Âu

Peru: Phát hiện hài cốt phụ nữ có niên đại 5.000 năm

Liên hợp quốc kêu gọi Ấn Độ, Pakistan kiềm chế sau vụ tấn công ở Kashmir

Ngoại trưởng Nga lên tiếng về việc đạt được thỏa thuận với Mỹ trong vấn đề Ukraine

Ukraine đang chuẩn bị cho 'kịch bản tồi tệ nhất': Mỹ rút toàn bộ viện trợ

Tunisia đốt trại của những người di cư bất hợp pháp

Chuyên gia nói chính sách thuế của Mỹ tạo cơ hội để Trung Quốc tăng ảnh hưởng

Nga nỗ lực ngăn chặn tình hình Iran leo thang
Có thể bạn quan tâm

Tôi tắc sữa đau phát khóc, mẹ chồng biết tin liền đem qua một sợi tóc khiến tôi kinh ngạc vì chuyện lạ lùng xảy ra sau đó
Góc tâm tình
20:11:58 25/04/2025
Cảnh báo nóng liên quan đến Hoa hậu Mai Phương Thuý
Sao việt
20:05:20 25/04/2025
Lý do hoãn phiên tòa ca sĩ Duy Mạnh kiện Mercedes-Benz Việt Nam
Pháp luật
19:46:16 25/04/2025
10 món ăn đường phố ngon nhất Đông Nam Á, Việt Nam có tới 2 đại diện
Ẩm thực
18:51:42 25/04/2025
Đi từ 1h trưa để xem sơ duyệt "concert quốc gia" Day 3: Không muốn bỏ lỡ, bận cỡ nào cũng phải có mặt
Netizen
18:43:40 25/04/2025
Neymar vẫn là niềm hy vọng của Brazil
Sao thể thao
18:31:56 25/04/2025
Google thắng lớn nhờ đầu tư cho AI
Thế giới số
18:27:52 25/04/2025
Hongqi giới thiệu SUV địa hình đầu tiên, chờ khách hàng đặt tên
Ôtô
18:23:33 25/04/2025
Biển người giăng kín các địa điểm ở TPHCM đón xem sơ duyệt diễu binh 30/4
Tin nổi bật
18:23:33 25/04/2025
Clip khó tin: Vòng eo 56 cm của "Tiểu Long Nữ đẹp nhất màn ảnh" gây hỗn loạn cả tuyến phố
Sao châu á
18:22:11 25/04/2025