LHQ và các đối tác quốc tế lo ngại tình trạng bạo lực leo thang ở Nam Sudan
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 28/12, Liên hợp quốc (LHQ) và các đối tác quốc tế đã bày tỏ quan ngại về tình trạng bạo lực leo thang ở khu hành chính Greater Pibor, miền Đông của Nam Sudan, do lực lượng thanh niên có vũ trang từ bang Jonglei gây ra.
Người tị nạn xếp hàng chờ nhận lương thực cứu trợ tại Gumuruk, Nam Sudan. Ảnh: AFP/TTXVN
Phái bộ Gìn giữ hòa bình của LHQ tại Nam Sudan (UNMISS), Phái bộ Liên minh châu Phi tại Nam Sudan, Liên minh châu Âu và các cơ quan khu vực khác kêu gọi các bên liên quan chấm dứt hành động thù địch, kiềm chế và tôn trọng nhân quyền. Trong một tuyên bố chung được đưa ra tại thủ đô Juba, các phái bộ nêu rõ: “Mặc dù trách nhiệm chính trong việc bảo vệ dân thường thuộc về Chính phủ Chuyển tiếp Nam Sudan, nhưng UNMISS và các đối tác quốc tế sẵn sàng cung cấp mọi hỗ trợ cần thiết để bảo vệ dân thường ở các khu vực bị ảnh hưởng”.
Tuyên bố nhấn mạnh bạo lực leo thang đang diễn ra đã cướp đi nhiều sinh mạng trong bối cảnh xuất hiện các cáo buộc về việc sử dụng vũ khí hạng nặng. Các phái bộ kêu gọi các nhà lãnh đạo Nam Sudan can thiệp khẩn cấp để ngăn chặn giao tranh, đảm bảo an toàn và an ninh cho thường dân, cũng như không cản trợ hoạt động tiếp cận nhân đạo đối với những người bị ảnh hưởng xung đột.
Các đối tác quốc tế cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải điều tra và truy tố tất cả những thủ phạm gây ra xung đột, bao gồm cả những kẻ xúi giục, kích động bạo lực, cũng như những đối tượng chỉ đạo việc bắt cóc phụ nữ và trẻ em. Họ khuyến khích các nhà lãnh đạo thuyết phục thanh niên chấm dứt bạo lực và theo đuổi cách tiếp cận dựa trên đối thoại, tập trung vào việc khôi phục hòa bình và giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của cuộc xung đột bằng biện pháp hòa bình.
UNMISS đang tăng cường tuần tra và theo dõi sát sao tình hình tại các điểm nóng xung đột, đồng thời lưu ý rằng các cuộc giao tranh như vậy trước đây đã dẫn đến thiệt hại đáng kể về người và khiến dân thường phải di tản quy mô lớn.
Tuyên bố cũng nhắc lại lời kêu gọi chấm dứt tình trạng bạo lực không mong muốn này, vốn có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng hòa bình và sự ổn định của người dân Nam Sudan; yêu cầu Cơ chế Giám sát, xác minh thỏa thuận ngừng bắn và an ninh chuyển tiếp, một cơ quan giám sát ngừng bắn, điều tra bạo lực, đồng thời thúc giục các bên liên quan xung đột tạo điều kiện cho hoạt động tiếp cận điều tra, giám sát và nhân đạo.
LHQ nhấn mạnh tầm quan trọng của chấm dứt bạo lực tại Nam Sudan
Ngày 24/10, Phó Đặc phái viên tại Phái bộ Gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc (UNMISS) kiêm điều phối viên nhân đạo của Liên hợp quốc (LHQ) tại Nam Sudan Sara Beysolow Nyanti nhấn mạnh nước này nên tập trung vào việc chấm dứt tình trạng bạo lực cộng đồng liên tục xảy ra ở các địa phương để nhanh chóng ổn định đất nước trong giai đoạn chuyển tiếp kéo dài.
Binh sĩ thuộc Phái bộ Liên hợp quốc tại Nam Sudan tuần tra tại Leer, Nam Sudan. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Quan chức LHQ kêu gọi tất cả các bên tham gia thỏa thuận hòa bình năm 2018 hoàn thành những nhiệm vụ quan trọng trước khi kết thúc giai đoạn chuyển tiếp ở Nam Sudan vào tháng 2/2025. Trong lễ kỷ niệm Ngày LHQ ở Juba, thủ đô Nam Sudan, bà nêu rõ cần nhanh chóng giảm thiểu các vụ bạo lực giữa các địa phương và xung đột cộng đồng.
Điều phối viên nhân đạo của LHQ tại Nam Sudan cũng nhấn mạnh sự cần thiết xây dựng hiến pháp toàn diện để mở đường cho các cuộc bầu cử tự do, công bằng và đáng tin cậy, đánh dấu sự kết thúc của quá trình chuyển đổi và sự khởi đầu của Nam Sudan với tư cách là một quốc gia dân chủ thực sự
Trong khi đó, về phía Nam Sudan, Bộ trưởng Xây dựng Hòa bình Stephen Par Kuol đã nêu bật sự cần thiết của việc hợp tác thống nhất giữa các bên để giải quyết những vấn đề còn tồn đọng.
Nam Sudan rơi vào xung đột kể từ tháng 12/2013 sau cuộc tranh chấp chính trị giữa Tổng thống nước này Salva Kiir và Phó Tổng thống khi đó là Riek Machar. Cuộc xung đột đã gây ra sự chia rẽ trong quân đội quốc gia dẫn đến việc hàng chục nghìn người thiệt mạng và hàng triệu người phải di tản cả trong và ngoài nước.
LHQ cảnh báo tình trạng leo thang xung đột ở Nam Sudan Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, Cao ủy Liên hợp quốc về Người tị nạn (UNHCR) ngày 7/12 cho biết kể từ tháng 8 đến nay đã có ít nhất 20.000 người, trong đó phần lớn là phụ nữ và trẻ em, phải di dời do bạo lực ở khu vực Đông Bắc Nam Sudan. Binh sĩ thuộc UNMISS tuần tra tại...