Ngày 22.2, báo The Philippine Stardẫn lời Đại sứ Philippines tại LHQ Libran Cabactulan cho hay Tổng thư ký LHQ Ban ki-moon đang theo dõi sát sao vụ nước này kiện Trung Quốc về tuyên bố chủ quyền phi lý ởbiển Đông. Đại sứ Cabactulan nói thêm rằng ông Ban ủng hộ giải pháp hòa bình cho tranh chấp chủ quyền ở vùng biển này.
Trước đó, Trung Quốc từ chối ra tòa nhưng Philippines khẳng định vẫn tiếp tục theo đuổi vụ kiện tại Tòa án trọng tài quốc tế về luật Biển. Đến ngày 22.2, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin nhận định việc Trung Quốc không chịu tham gia càng khiến dư luận đặt câu hỏi về tính hợp pháp trong các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh, theo The Philippine Star.
Trong một diễn biến khác, quân đội Philippines ngày 22.2 xác nhận đã điều 6 tàu chiến và 1 máy bay chiến đấu tới vùng biển gần bang Sabah của Malaysia, nhằm ngăn người Philippines đổ tới khu vực này. Theo tờ Inquirer, động thái này nằm trong nỗ lực của 2 nước nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng đang căng thẳng tại Sabah. Trong 2 tuần qua, một nhóm người Philippines vũ trang đang cố thủ tại một thị trấn trong vùng. Những người này tự xưng là thay mặt một tiểu vương Hồi giáo đang sống tại Philippines “đòi lại Sabah theo quyền sở hữu hợp pháp từ lịch sử”. Giới chức Philippines lẫn Malaysia đang cố thuyết phục nhóm người này rời khu vực trên nhưng chưa thành công.
Video đang HOT
Theo TNO
Trung Quốc ngang nhiên phát hành bản đồ phi lý về biển Đông
Tấm hộ chiếu đường lưỡi bò phi lý của Trung Quốc - Ảnh: AFP
Tân Hoa xã ngày 11.1 đưa tin Trung Quốc đã ngang nhiên phát hành một bản đồ mới, bao gồm gần như toàn bộ các đảo ở biển Đông, trong nỗ lực mới nhất nhằm hợp pháp hóa đòi hỏi chủ quyền phi lý tại khu vực.
Bản đồ theo phương dọc do nhà xuất bản Sinomaps Press ấn hành bao gồm hơn 130 hòn đảo ở biển Đông, phần lớn không có trong các bản đồ trước đây của Trung Quốc, theo thông báo của Cơ quan Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý quốc gia Trung Quốc (NASMG).
Các bản đồ cũ theo phương ngang chỉ gồm những hòn đảo lớn mà nước này chiếm đóng và đòi hỏi chủ quyền phi lý ở biển Đông, gồm quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam.
Những hòn đảo này trước đây được in tại góc phải bên dưới bản đồ với tỷ lệ bằng một nửa tỷ lệ của phần đại lục. Nay chúng đã được in vào phần chính của bản đồ với tỷ lệ tương ứng.
Tổng biên tập của Sinomaps Press Từ Căn Tài tuyên bố thẳng thừng rằng tấm bản đồ mới "biểu thị lập trường ngoại giao chính trị của Trung Quốc".
Theo NASMG, các bản đồ mới của Sinomaps Press sẽ được phát hành ra công chúng vào cuối tháng 1.
Tại phần góc trái bên dưới bản đồ cũng có hình ảnh của quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật, theo Tân Hoa xã.
Trước đó, việc Trung Quốc đưa "đường lưỡi bò" vào các hộ chiếu điện tử cấp cho công dân đã bị các nước như Việt Nam, Philippines và Ấn Độ phản ứng mạnh mẽ.
Theo TNO
Tin mới nhất
Đồng ruble của Nga giảm giá sau vụ phóng tên lửa siêu vượt âm vào Ukraine
22:01:59 22/11/2024
Theo ông Putin, cuộc tấn công đã phá hủy thành công một trong những khu công nghiệp thời Liên Xô lớn nhất của Ukraine chuyên sản xuất công nghệ tên lửa.
Trung Quốc mở rộng điều tra chống trợ cấp đối với sản phẩm bơ sữa của EU
21:55:16 22/11/2024
Bắc Kinh đã kêu gọi chính phủ các nước thành viên EU thúc đẩy Ủy ban châu Âu tìm kiếm một giải pháp công bằng cho cả ngành công nghiệp xe điện của lục địa này và Trung Quốc.
Căng thẳng tại Trung Đông: Israel lại không kích tại Liban ngay sau yêu cầu sơ tán
21:46:10 22/11/2024
Động thái mới nhất diễn ra sau các cuộc tấn công dữ dội của Israel vào phía Nam Beirut cũng như các khu vực khác ở phía Nam và phía Đông Liban, nơi Israel cho biết họ đã nhắm mục tiêu vào lực lượng Hezbollah.
Afghanistan: Các tay súng sát hại ít nhất 10 người tại tỉnh Baghlan
21:43:57 22/11/2024
IS đã nổi lên như thách thức an ninh lớn nhất đối với chính quyền Taliban khi nhóm này liên tục thực hiện các cuộc tấn công nhằm vào dân thường cũng như người nước ngoài và các lợi ích nước ngoài ở Afghanistan.
Thượng nghị sĩ Mỹ Lindsey Graham kêu gọi trừng phạt ICC sau lệnh bắt Thủ tướng Israel
21:16:32 22/11/2024
Động thái này được đưa ra sau khi ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant với cáo buộc tội ác chống lại loài người liên quan đến cuộc xung đột ở Gaza.
Nhật Bản: Số ca mắc mới COVID-19 hằng tuần tăng lần đầu tiên trong 3 tháng
21:10:08 22/11/2024
Chuyên gia về bệnh truyền nhiễm Akihiro Sato, người đứng đầu Phòng khám nội khoa Karada, cho biết số bệnh nhân có triệu chứng sốt cao và ho đang gia tăng trong thời gian gần đây.
Ấn Độ phát động chiến dịch cải thiện chất lượng không khí tại New Delhi
20:51:44 22/11/2024
Các Hiệp hội chợ New Delhi đã bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ đối với sáng kiến này, hy vọng rằng việc dọn dẹp vào ban đêm sẽ mang lại những cải thiện rõ rệt cho đô thị.
Khả năng thị trường khí đốt thiếu hụt nguồn cung trong giai đoạn 2025-2027
20:45:26 22/11/2024
Tình hình tại châu Á cũng không khả quan. Với các vấn đề có thể phát sinh tại thị trường châu Âu vào mùa Đông nếu thời tiết lạnh giá kéo dài, đặc biệt khi kết hợp với những yếu tố bất lợi khác.
Báo động những 'ngân hàng kiến thức' sống trong tự nhiên suy giảm nghiêm trọng
20:41:32 22/11/2024
Thông qua nghiên cứu này, ông Keller Kopf và các cộng sự kêu gọi cách tiếp cận dài hạn với các chỉ thị chính sách chuyên môn và các chiến lược quản lý để bảo tồn các loài động vật sống lâu trên khắp thế giới.
Trung Quốc sẵn sàng đối thoại với Mỹ nhằm thúc đẩy thương mại song phương
20:22:51 22/11/2024
Ông Wang Shouwen bày tỏ tin rằng Trung Quốc và Mỹ có thể duy trì xu hướng phát triển ổn định, lành mạnh và bền vững trong quan hệ kinh tế và thương mại. Trung Quốc cũng sẵn sàng "mở rộng các lĩnh vực hợp tác và giải quyết những khác biệ...
Những thành phố đang 'chìm' nhanh nhất thế giới
20:21:03 22/11/2024
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 22/11 cho biết nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
Tỉnh Hải Nam/Trung Quốc cam kết giảm đau cho phụ nữ khi sinh con để tăng tỷ lệ sinh
18:00:40 22/11/2024
Theo truyền thống, nhiều phụ nữ thường không lựa chọn điều trị giảm đau trong quá trình sinh con tự nhiện vì lo ngại về tác dụng phụ. Nếu sử dụng dịch vụ này, toàn bộ chi phí thường do bệnh nhân chi trả.