LHQ rút nhân viên khỏi vùng bất ổn Myanmar
Ngày 11-6, Liên Hiệp Quốc đã bắt đầu rút nhân viên khỏi bang Rakhine, Tây Myanmar, nơi chính phủ nước này đã ban hành lệnh giới nghiêm sau hàng loạt vụ đụng độ giữa người Hồi giáo và Phật giáo.
Cảnh sát Myanmar đang vãn hồi trật tự ở khu vực bạo động – Ảnh:AFP
Chỉ trong một tuần, các cuộc bạo động ở bang Rakhine đã làm 7 người thiệt mạng và 17 người bị thương.
Ngày 10-6, văn phòng Tổng thống Thein Sein đã ra lệnh giới nghiêm ở bang này do tình hình bạo động dâng cao.
Điều phối viên nhân đạo của Liên Hiệp Quốc ở Yangon, Ashok Nigam cho biết tổ chức này tạm thời rút nhân viên khỏi khu vực miền tây vì lý do an toàn. Các nhân viên của Liên Hiệp Quốc cho biết họ không thể tiếp tục làm nhiệm vụ ở đây vì bất ổn lan rộng.
Bạo động nổ ra ở thị trấn Maungdaw và một số khu vực ở vùng duyên hải miền tây Myanmar, giáp với biên giới Bangladesh sau khi cảnh sát bắt giữ ba người đàn ông Hồi giáo trong vụ hiếp dâm và sát hại một phụ nữ theo đạo Phật tháng 5-2012.
Đến ngày 3-6, khoảng 300 người dân địa phương đã trút giận vào một chiếc xe buýt ở vùng Taugup, làm 10 hành khách hồi giáo thiệt mạng. Cuộc tấn công trên đã thổi bùng lên xung đột giữa hai tôn giáo ở khu vực này. Đã có 494 ngôi nhà, 19 cửa hàng và một khách sạn bị đập phá và đốt rụi trong các cuộc bạo động suốt tuần qua.
Video đang HOT
Rakhine là nơi có nhiều người Rohingya sinh sống, đây là một dân tộc Hồi giáo thiểu số luôn cho rằng họ bị chính quyền quân đội cầm quyền ở Myanmar ngược đãi và họ đã tìm cách tị nạn chính trị ở nhiều nơi khác.
Trong nhiều năm qua, hàng ngàn người Rohingya đã vượt biển trốn sang Thái Lan và Myanmar.
Trong khi đó, chính phủ Myanmar cho rằng khoảng 800.000 người Rohingya sống ở bang Rakhine là dân nhập cư trái phép từ Bangladesh và Myanmar từ chối thừa nhận họ là công dân của nước này.
Theo Tuổi Trẻ
Chính trường Thái Lan lại nổi sóng
Một dự luật mang tên hòa giải bị cho là liên quan tới cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra đã khiến Thái Lan lâm vào tình trạng chia rẽ sâu sắc.
Biểu tình chống dự luật ân xá tại Bangkok - Ảnh: Minh Quang
Vài ngày trước, tại Thái Lan lại rộ lên tin đồn lực lượng Liên minh nhân dân vì dân chủ (PAD, hay còn gọi là phe áo vàng) sắp khởi xướng đảo chính lật đổ Thủ tướng Yingluck Shinawatra. Theo đó, PAD sẽ tiến hành đảo chính với sự trợ giúp của quân đội vì cho rằng chính phủ đang tìm cách giúp cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra, anh trai bà Yingluck, trở lại chính trường. Cuối tuần qua, phe áo vàng đã tổ chức biểu tình lớn nhằm phản đối quốc hội Thái Lan thảo luận về dự luật hòa giải, ân xá cho các tù nhân chính trị liên quan đến tình trạng bất ổn từ năm 2006 đến nay, bao gồm cả ông Thaksin. Phó thủ tướng Yuthasak Sasiprapha tuy phủ nhận nguy cơ đảo chính nhưng vẫn chỉ thị tăng cường an ninh.
Bà Yingluck chưa đọc dự luật Đến nay, Thủ tướng Yingluck Shinawatra và cả ông Thaksin chưa đưa ra phát biểu gì liên quan đến vụ này. Tuy nhiên, trả lời phỏng vấn của một đài truyền hình địa phương, bà Yingluck tiết lộ là bà chưa đọc qua bản dự luật hòa giải.
Cần nhắc lại là chính các cuộc biểu tình rầm rộ của PAD, chủ yếu bao gồm tầng lớp trung lưu và giàu có, đã góp phần dẫn tới cuộc đảo chính của quân đội lật đổ ông Thaksin hồi năm 2006. Từ đó đến nay, Thái Lan nhiều lần xảy ra bất ổn với các cuộc đại biểu tình liên miên của PAD và đối thủ là Mặt trận Dân chủ chống độc tài (UDD tức phe áo đỏ). Thành phần chính của UDD chủ yếu là nông dân ở các vùng nông thôn và người có thu nhập thấp ủng hộ ông Thaksin và chính phủ hiện nay của đảng Puea Thai.
Hòa giải hay chia rẽ
Chính trường Thái Lan đang phân thành 2 phe quyết liệt phản đối hoặc bảo vệ dự luật ân xá nói trên. Phe ủng hộ là đảng Puea Thai, các đảng liên minh và đông đảo thành viên phe áo đỏ. Bên chống gồm phe áo vàng và một số nhóm "đa sắc màu" khác được sự hậu thuẫn của đảng Dân chủ đối lập và một số đảng khác trong quốc hội. Phe này cáo buộc dự luật thực chất là nhằm mở đường cho ông Thaksin trở lại và một lần nữa "tàn hại" Thái Lan.
Cuối tuần trước, PAD kéo đến bao vây trụ sở quốc hội trong nhiều ngày để phản đối việc thảo luận 4 dự luật, trong đó có dự luật hòa giải, và đã ẩu đả với cảnh sát. Bên trong phòng họp, không khí cũng căng như dây đàn. Chủ tịch Quốc hội Somsak Kiatsuranont, vốn thuộc đảng Puea Thai, liên tục thúc giục các đại biểu thảo luận dự luật. Tức khí, một số ông nghị đảng Dân chủ ào lên lôi ông chủ tịch ra khỏi cửa. Hậu quả là cuộc họp phải tạm ngưng.
Lẽ ra họ nên quan tâm đến cuộc sống của hơn 60 triệu dân thay vì quyền lực
Chuyên gia Taweesub Namkhagonroj thuộc Hội đồng Luật sư Thái Lan
Sau đó, đảng Dân chủ của cựu Thủ tướng Abhisit Vejjajiva huy động gần 10.000 người "đa sắc phục" xuống đường phản đối dự luật và "ủng hộ chính nghĩa" của phe áo vàng. Đảng này còn tác động khiến Tòa hiến pháp yêu cầu quốc hội tạm ngưng thảo luận dự luật. Các nghị sĩ đảng Dân chủ cũng dọa sẽ tẩy chay nếu quốc hội tiếp tục đưa dự luật ra bàn thảo trong phiên tới, dự kiến vào tháng 8.
Không thể ngồi yên, UDD tổ chức biểu tình rầm rộ với những lời ủy lạo của chính ông Thaksin qua cầu truyền hình. Cùng lúc, đảng Puea Thai khởi kiện 5 nghị sĩ Dân chủ vì "hành xử thô lỗ" với ông chủ tịch quốc hội. Lãnh đạo của đảng này còn cho rằng việc Tòa Hiến pháp can thiệp vào chuyện của quốc hội là vi hiến. Dự kiến trong hôm nay (7.6), khoảng 30.000 - 40.000 người áo đỏ sẽ xuống đường phản đối phán quyết của Tòa Hiến pháp.
"Trò chơi" chính trị
Trả lời phỏng vấn của Báo Thanh Niên, phát ngôn viên của phe áo đỏ Natthawut Saikua nói ông rất "ngạc nhiên" về phản ứng của các đảng phái và một bộ phận người dân. "Dự luật là một trong những giải pháp giúp hòa giải những xung đột lâu nay và điều đó có lợi cho đất nước", ông Natthawut, vốn đang giữ chức Thứ trưởng Nông nghiệp Thái Lan, nói.
Thật ra, đáng ngạc nhiên hơn là việc dự luật hòa giải lại do ông Sonthi Boonyaratglin, lãnh đạo đảng Matibhum đề xuất. Ông Sonthi từng giữ chức Tổng chỉ huy Quân đội Hoàng gia Thái Lan và chính là người lãnh đạo chính biến lật đổ ông Thaksin trước đây. Nhiều người đã đặt nghi vấn về việc ông này "đổi quan điểm". Phe phản đối cáo buộc tướng Sonthi bị đảng Puea Thai và chính phủ của Thủ tướng Yingluck "mua chuộc" hoặc ông đề xuất dự luật để tránh bị "phe Thaksin trả thù".
Chuyên gia Taweesub Namkhagonroj, thuộc Hội đồng Luật sư Thái Lan, nói nền chính trị Thái Lan giống một trò chơi tranh giành quyền lực giữa các đảng phái. "Lẽ ra họ nên quan tâm đến cuộc sống của hơn 60 triệu dân thay vì quyền lực. Tất cả những xung đột đó chính là do ông Thaksin quá nóng vội trở lại", ông nhận định với Thanh Niên. Cùng quan điểm này, chuyên gia Sulat Suwalat cho rằng ông Thaksin đã muốn về nước tham gia vào chính phủ với em gái sau một thời gian bị cho là "chỉ đạo từ xa". "Tuy nhiên, ý định này khó thành hiện thực vì phe áo vàng sẽ quyết liệt không cho ông Thaksin đạt mục đích", ông Sulat phân tích.
Theo Thanh Niên
Khủng bố ở Yemen: Hệ lụy từ lợi ích quốc gia của Mỹ Sau khi hơn 90 binh sĩ Yemen thiệt mạng vì một vụ đánh bom đúng lúc diễn ra buổi lễ tổng duyệt cho đợt diễu binh chính ở nước này, buổi lễ chính thức đã diễn ra an toàn. Đó là câu trả lời mà tổng thống Abd Rabbu Mansour Hadi muốn gửi gắm đến những kẻ khủng bố. Các binh sĩ Yemen...