LHQ cảnh báo tình trạng mọi người trên thế giới ngày càng cảm thấy bất an

Theo dõi VGT trên

Theo báo cáo của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) công bố ngày 8/2, người dân ở hầu hết các quốc gia đều cảm thấy bất an, cứ 7 người trên thế giới thì 6 người trải nghiệm cảm xúc này.

LHQ cảnh báo tình trạng mọi người trên thế giới ngày càng cảm thấy bất an - Hình 1
Nhân viên kiểm dịch hướng dẫn hành khách đến từ châu Âu tại sân bay quốc tế Incheon, phía tây thủ đô Seoul, Hàn Quốc, ngày 7/1/2021. Ảnh minh họa: Yonhap/ TTXVN

Trong báo cáo mang tên”Các mối đe dọa mới đối với an ninh con người trong kỷ nguyên Anthropocene” (New Threats to Human Security in the Anthropocene), giới chức LHQ cho rằng kể cả các quốc gia có chất lượng y tế, vật chất và giáo dục ở mức cao nhất cũng đang ghi nhận trạng thái bất an ở người dân gia tăng so với một thập kỷ trước đó.

Tổng Giám đốc UNDP, ông Achim Steiner, cho biết thế giới nhìn chung đang trở nên giàu có hơn bao giờ hết, song phần lớn con người lại cảm thấy lo lắng về tương lai và đại dịch COVID-19 phần nào càng làm sâu sắc hơn những cảm xúc này.

Theo ông Steiner, trong quá trình thúc đẩy tăng trưởng kinh tế không kiểm soát, con người đã phá hủy thế giới tự nhiên, trong khi bất bình đẳng xã hội ngày càng gia tăng, cả trong và giữa các quốc gia. Ông cho rằng cần nhìn nhận lại những dấu hiệu căng thẳng trong xã hội và xác định lại ý nghĩa thực sự của quá trình tiến bộ.

Báo cáo cũng kêu gọi sự đoàn kết giữa các quốc gia để giải quyết tình trạng mất kết nối giữa phát triển và khái niệm an ninh được xác định. UNDP cũng ủng hộ một cách tiếp cận mới hướng tới sự phát triển với hy vọng giúp mọi người không còn bị chi phối bởi mong muốn, nỗi sợ hãi hay lo lắng.

Video đang HOT

Theo ông Steiner, con người cần một mô hình phát triển phù hợp với mục đích được xây dựng dựa trên cơ sở bảo vệ và khôi phục hành tinh, với những cơ hội bền vững mới cho tất cả mọi người.

UNDP lần đầu đưa khái niệm về an ninh con người vào “Báo cáo phát triển con người” năm 1994. Văn kiện này đánh dấu bước ngoặt, chuyển đổi hoàn toàn từ ý tưởng rằng an ninh con người chỉ nên được đánh giá dựa trên an ninh lãnh thổ, sang việc cần phải tính đến các nhu cầu cơ bản, phẩm giá và sự an toàn của người dân, để họ có thể sống một cuộc sống “an toàn” trên nhiều phương diện.

UNDP cho rằng cần triển khai các hành động kịp thời, trong bối cảnh năm thứ 2 liên tiếp, đại dịch COVID-19 đã làm giảm tuổi thọ trung bình trên toàn cầu, cũng như các thước đo sự phát triển tổng thể của con người.

Theo báo cáo, tình trạng biến đổi khí hậu cũng có thể trở thành lý do chủ yếu dẫn đến các trường hợp tử vong trên thế giới tính đến cuối thế kỷ này, thậm chí có nguy cơ cướp đi sinh mạng của 40 triệu người kể cả khi lượng khí thải đã được cắt giảm ở mức vừa phải.

Báo cáo cũng tìm hiểu các nguy cơ đang dần hiện hữu rõ nét trong những năm gần đây, bao gồm các mối đe dọa bắt nguồn từ công nghệ kỹ thuật số, bất bình đẳng gia tăng, xung đột và khả năng hệ thống chăm sóc sức khỏe phản ứng với những thách thức mới như đại dịch.

Các tác giả báo cáo cho rằng, giải quyết các nguy cơ này đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách phải xem xét việc bảo vệ, trao quyền và đoàn kết với nhau để an ninh con người, các yếu tố về hành tinh và sự phát triển của con người, có thể hòa hợp với nhau.

Trợ lý Tổng thư ký LHQ kiêm Giám đốc Văn phòng Khủng hoảng UNDP, bà Asako Okai, cho biết báo cáo nhấn mạnh sự cấp thiết của việc xây dựng ý thức đoàn kết toàn cầu dựa trên ý tưởng về an ninh chung. Đặc biệt, đại dịch COVID-19 cho thấy các quốc gia dường như không thể ngăn chặn tình trạng các biến thể mới lây lan giữa các vùng lãnh thổ. Do đó, sự an toàn của một cộng đồng cũng được đảm bảo dựa trên độ an toàn của các cộng đồng láng giềng.

Báo cáo cũng chỉ ra mối liên hệ chặt chẽ giữa việc suy giảm độ tin cậy và cảm giác bất an. Cụ thể, những người có độ bất an cao hơn thường có độ tin tưởng thấp hơn 3 lần.

Bên cạnh đó, báo cáo cho thấy hệ thống y tế giữa các nước đang được mở rộng. Một chỉ số mới trong báo cáo cho thấy gia tăng chênh lệch về hiệu quả chăm sóc sức khỏe giữa các quốc gia có trình độ phát triển con người ở mức thấp và rất cao, trong khoảng thời gian từ năm 1995- 2017.

Dự báo thế giới 2022: Sẵn sàng quay lại quỹ đạo tăng trưởng

Sau hai năm chao đảo vì đại dịch COVID-19, kinh tế thế giới được dự báo sẽ vững bước hơn trên con đường quay lại quỹ đạo tăng trưởng trong năm 2022.

Đó là nhờ đà phục hồi đã được củng cố trong năm 2021 khi các nước chuyển sang "sống chung an toàn với COVID-19", triển khai các gói kích thích tăng trưởng hậu COVID-19, những nút thắt trong chuỗi cung ứng cũng dần được tháo gỡ. Tuy nhiên, nỗi lo về những biến thể mới của virus SARS-CoV-2 cùng sức ép lạm phát vẫn là những nguy cơ có thể làm chậm lại quá trình tăng trưởng.

Dự báo thế giới 2022: Sẵn sàng quay lại quỹ đạo tăng trưởng - Hình 1
Cảng hàng hóa Los Angeles, bang California, Mỹ. Ảnh minh hoạ: AFP/TTXVN

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho rằng tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2022 có thể đạt 4,9% trong khi Oxford Economics dự báo mức tăng 4,5%. Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh (CEBR), có trụ sở tại London (Anh) thậm chí còn cho rằng tổng giá trị nền kinh tế thế giới trong năm 2022 sẽ vượt ngưỡng 100 nghìn tỷ USD, lần đầu tiên trong lịch sử và sớm hơn 2 năm so với dự báo trước đó. Có thể tổng kết đánh giá chung của các tổ chức lớn trên thế giới về kinh tế toàn cầu năm tới bằng nhận định lạc quan của ngân hàng lớn nhất nước Mỹ JPMorgan: "Năm 2022 sẽ là năm toàn cầu phục hồi hoàn toàn, mọi thứ sẽ quay trở lại bình thường như trước khi đại dịch COVID-19 xảy ra".

Phục hồi tăng trưởng được cho là sẽ diễn ra trên diện rộng trong bối cảnh các chiến dịch tiêm vaccine ngừa COVID-19 được đẩy mạnh giúp hầu hết các nước mở cửa trở lại, dần khai thông những nút thắt trong chuỗi cung ứng, tiêu dùng. Tuy nhiên, tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) được đánh giá sẽ không đồng đều. Các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ chứng kiến đà phục hồi mạnh nhất; trong khi Mỹ, châu Âu và các nền kinh tế mới nổi vốn đã mở cửa từ khi tỷ lệ các ca mắc COVID-19 còn cao sẽ ghi nhận tốc độ tăng trưởng chậm hơn. Xét về mô hình tăng trưởng, những nền kinh tế phụ thuộc vào sản xuất sẽ được hưởng lợi từ việc nới lỏng các nút thắt trong chuỗi cung ứng, trong khi việc nới lỏng giãn cách và tái cân bằng chi tiêu tiêu dùng được cho là đem lại lợi ích cho các nước phụ thuộc vào du lịch.

Các nền kinh tế lớn tiếp tục là đầu tàu dẫn dắt tăng trưởng của thế giới, với Mỹ được dự báo tăng khoảng 4%, Khu vực đồng tiền chung châu Âu là 4,2%. Tỷ lệ tăng trưởng giảm so với năm 2021 phản ánh đà tăng trưởng đã ổn định sau thời gian tăng vọt từ đáy suy thoái, bên cạnh việc các gói hỗ trợ khẩn cấp kích thích kinh tế dần dược dỡ bỏ khi mở cửa và các ngân hàng trung ương không còn nới lỏng chính sách tiền tệ. Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng với nhịp độ riêng, được dự báo ở mức 5,2-5,4%. Các thị trường mới nổi ước tính đạt tốc độ tăng 4,9%, chủ yếu nhờ đà tăng mạnh của các nền kinh tế châu Á (5,7%, đi đầu là Ấn Độ và Indonesia), trong khi Brazil và Nga chậm lại, lần lượt 0,5% và 2,7%. Khu vực Đông Nam Á được các nhà kinh tế dự báo sẽ ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ hơn trong năm 2022, đặc biệt là từ quý II trở đi, nhờ việc đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng, tái mở cửa và các chính sách tiền tệ hỗ trợ. Kinh tế Việt Nam cũng được nhận định sẽ phục hồi tốt hơn trong năm 2022 nhờ những bước cải thiện mạnh mẽ từ quý cuối cùng của năm 2021 sau giai đoạn giảm sâu do dịch COVID-19.

Đại dịch COVID-19 với sự xuất hiện của biến thể mới Omicron của virus SARS-CoV-2 vẫn là yếu tố chính tiềm ẩn những nguy cơ trì hoãn sự phục hồi và thời điểm kinh tế thế giới trở lại mức bình thường như trước đại dịch. Đà lây lan nhanh của biến thể này buộc các chính phủ phải liên tục thay đổi chính sách phòng dịch trong khi tâm lý lo sợ cản trở người dân tham gia các hoạt động kinh tế xã hội và giảm chi tiêu. Những điều này sẽ tiếp tục tác động tiêu cực đến việc mở cửa trở lại du lịch quốc tế, khôi phục thương mại và hệ thống chuỗi cung ứng trên toàn thế giới. Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Jerome Powell đã cảnh báo biến thể Omicron là một rủi ro đối với nền kinh tế Mỹ, Trung Quốc và châu Âu, những động lực thúc đẩy kinh tế toàn cầu hiện nay. Trong kịch bản xấu nhất mà Oxford Economics dự báo cho kinh tế thế giới, Omicron là biến thể hết sức nguy hiểm và khiến nhiều khu vực trên thế giới bị phong tỏa, tăng trưởng của toàn thế giới có thể giảm tới 2,2 điểm % so với kịch bản khả quan, xuống còn 2,3% trong năm 2022.

Lạm phát tăng cao tiếp tục là nỗi lo của kinh tế thế giới trong năm tới. Với những diễn biến giá cả của năm 2021, trong đó lạm phát tại Mỹ tiệm cận mức 7% và hầu hết các thị trường lớn đều chứng kiến tình trạng giá cả tăng mạnh sau hàng thập niên ổn định, các nhà kinh tế không còn cho rằng đây là hiện tượng nhất thời. Theo một phân tích của CEBR, nếu các nền kinh tế không có biện pháp đối phó với lạm phát, thế giới sẽ phải gồng mình chống chọi với suy thoái vào năm 2023 hoặc 2024.

Trong khi đó, Tổng giám đốc Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) Mathias Cormann nhận định lạm phát tăng đột biến "là rủi ro chính" đối với triển vọng lạc quan của kinh tế toàn cầu năm 2022. Tuy nhiên, sức ép lạm phát được cho sẽ bắt đầu giảm từ quý II/2022, trong bối cảnh các điều kiện khiến giá cả tăng mạnh như nhu cầu tiêu dùng, sự gián đoạn chuỗi cung ứng và tình trạng thiếu lao động đã được cải thiện đáng kể cuối năm 2021 và dần trở nên ổn định. Morgan Stanley Research dự báo rằng lạm phát ở các thị trường lớn sẽ đạt đỉnh rồi giảm hơn 2 điểm phần trăm trong suốt năm 2022. Còn theo Oxford Economics, lạm phát sẽ giảm từ mức đỉnh 5% trong quý IV/2021 xuống còn 2,8% trong năm 2022, thấp hơn mức trung bình 3,2% của năm 2019. Điều này sẽ kích thích sức tiêu dùng của các hộ gia đình và giảm bớt áp lực đối với các ngân hàng trung ương trong việc phải thắt chặt chính sách tiền tệ một cách mạnh mẽ.

Việc các nước triển khai những cam kết giảm phát thải khí nhà kính và xanh hóa nền kinh tế, đã được đưa ra tại Hội nghị lần thứ 26 của Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (gọi tắt là COP26), dự báo cũng sẽ tác động đến cấu trúc và tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2022. Chưa thể kỳ vọng sẽ có những bước đi đột phá ngay trong năm đầu tiên thực hiện các cam kết, nhưng có một điều chắc chắn là sang năm 2022, các chính phủ và khu vực tư nhân sẽ chịu những áp lực rất lớn trong việc đẩy nhanh tiến trình cắt giảm khí carbon. Đặc biệt, nền kinh tế thế giới có thể sẽ được tái định hình một cách mạnh mẽ từ việc hạn chế sử dụng dầu mỏ và khí đốt. Viễn cảnh các nhà đầu tư rút vốn khỏi các dự án sử dụng nhiên liệu hóa thạch có thể dẫn đến nguồn cung giảm mạnh hơn cầu, gây thiếu cung thường xuyên, từ đó đẩy giá dầu tăng cao và biến động thường xuyên. Việc giá năng lượng leo thang cũng là nguyên nhân chính đẩy lạm phát tăng trong năm 2021, bởi vậy, đây sẽ là yếu tố mà các nhà hoạch định chính sách phải cân nhắc.

Những kịch bản về tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2022 vẫn còn nhiều điều chưa chắc chắn và rõ ràng do bị đại dịch COVID-19 chi phối. Thế giới đến giờ vẫn chưa biết hết về biến thể Omicron để có thể dự báo được hướng tác động của biến thể này đến triển vọng kinh tế toàn cầu, cũng không thể loại trừ một số rủi ro tiềm ẩn sẽ trở thành yếu tố cản trở đà phục hồi kinh tế. Mặc dù vậy, ngay cả những dự báo tiêu cực nhất cũng khẳng định rằng kinh tế thế giới đã sẵn sàng trở lại quỹ đạo tăng trưởng như trước đại dịch. Những chuyển đổi rõ rệt trong các xu hướng kinh tế vĩ mô chủ chốt báo hiệu năm 2022 sẽ là một giai đoạn phục hồi mới của kinh tế toàn cầu.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ông Trump bất ngờ đề cập tái gia nhập WHOÔng Trump bất ngờ đề cập tái gia nhập WHO
20:34:46 26/01/2025
Tỷ phú Elon Musk gây chấn động khi công khai ủng hộ đảng cực hữu AfD tại ĐứcTỷ phú Elon Musk gây chấn động khi công khai ủng hộ đảng cực hữu AfD tại Đức
16:09:50 26/01/2025
Colombia không cho phép máy bay đưa người di cư từ Mỹ về nướcColombia không cho phép máy bay đưa người di cư từ Mỹ về nước
13:30:33 27/01/2025
Ukraine lên tiếng việc Mỹ bất ngờ ngừng viện trợ nước ngoàiUkraine lên tiếng việc Mỹ bất ngờ ngừng viện trợ nước ngoài
11:29:58 26/01/2025
Mỹ xích tay, trục xuất người nhập cư trái phép trong chiến dịch "lớn nhất lịch sử"Mỹ xích tay, trục xuất người nhập cư trái phép trong chiến dịch "lớn nhất lịch sử"
10:52:20 26/01/2025
Giải mã những tuyên bố gây chấn động của Tổng thống TrumpGiải mã những tuyên bố gây chấn động của Tổng thống Trump
16:13:37 26/01/2025
Mỹ và Colombia đạt thỏa thuận về trục xuất người nhập cư trái phépMỹ và Colombia đạt thỏa thuận về trục xuất người nhập cư trái phép
22:04:20 27/01/2025
Các lệnh trừng phạt từ Mỹ gây ra cuộc 'di cư dầu mỏ' NgaCác lệnh trừng phạt từ Mỹ gây ra cuộc 'di cư dầu mỏ' Nga
13:41:06 26/01/2025

Tin đang nóng

Đoạn clip 22 giây ghi lại khoảnh khắc cậu bé phi nhanh như mũi tên bắn hot rần rần, netizen xúc động mãi không thôiĐoạn clip 22 giây ghi lại khoảnh khắc cậu bé phi nhanh như mũi tên bắn hot rần rần, netizen xúc động mãi không thôi
06:39:48 28/01/2025
Sơn Tùng tung 1 đoạn clip tối 27 Tết mà khiến dân tình dọn nhà tỉnh táo hẳn!Sơn Tùng tung 1 đoạn clip tối 27 Tết mà khiến dân tình dọn nhà tỉnh táo hẳn!
06:15:01 28/01/2025
Mang cả 500 cây quất từ miền Tây lên Bình Dương, ông chú xót xa khi 10 ngày chỉ bán được hơn 20 câyMang cả 500 cây quất từ miền Tây lên Bình Dương, ông chú xót xa khi 10 ngày chỉ bán được hơn 20 cây
06:26:10 28/01/2025
Triệu Lệ Dĩnh bị kẻ thù số 1 cà khịa ngay trên sóng trực tiếp, tất cả là vì mối ân oán kéo dài 15 nămTriệu Lệ Dĩnh bị kẻ thù số 1 cà khịa ngay trên sóng trực tiếp, tất cả là vì mối ân oán kéo dài 15 năm
05:36:48 28/01/2025
Nỗi buồn lớn nhất sự nghiệp Lee Min Ho: Không thể tin điều này lại xảy raNỗi buồn lớn nhất sự nghiệp Lee Min Ho: Không thể tin điều này lại xảy ra
06:04:17 28/01/2025
Lời khai của phó hiệu trưởng sát hại cô giáo trẻ ở Lào CaiLời khai của phó hiệu trưởng sát hại cô giáo trẻ ở Lào Cai
06:35:17 28/01/2025
"Anh ơi, chạy đi còn kịp" - tiếng la thất thanh cùng pha dập lửa bình gas bốc cháy ngùn ngụt khiến ai cũng tái mặt"Anh ơi, chạy đi còn kịp" - tiếng la thất thanh cùng pha dập lửa bình gas bốc cháy ngùn ngụt khiến ai cũng tái mặt
06:33:57 28/01/2025
Ô tô lao như tên bắn vào tiệm bán bánh tráng trộn, húc văng 2 người ở TPHCMÔ tô lao như tên bắn vào tiệm bán bánh tráng trộn, húc văng 2 người ở TPHCM
06:44:54 28/01/2025

Tin mới nhất

Ấn Độ ghi nhận ca tử vong đầu tiên nghi do hội chứng Guillain-Barre

Ấn Độ ghi nhận ca tử vong đầu tiên nghi do hội chứng Guillain-Barre

08:23:27 28/01/2025
Đến nay, bang này ghi nhận 101 trường hợp mắc hội chứng GBS, tập trung ở quanh thành phố Pune, cách trung tâm tài chính Mumbai của Ấn Độ khoảng 180km.
Trung Quốc lên tiếng sau khi CIA có đánh giá mới về nguồn gốc Covid-19

Trung Quốc lên tiếng sau khi CIA có đánh giá mới về nguồn gốc Covid-19

06:11:52 28/01/2025
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh lên tiếng về nhận định của Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA) thiên về giả thuyết SARS-CoV-2 có nguồn gốc từ phòng thí nghiệm.
Công ty bất động sản lỗ hàng tỉ USD, CEO từ chức

Công ty bất động sản lỗ hàng tỉ USD, CEO từ chức

06:04:08 28/01/2025
Công ty bất động sản Trung Quốc Vanke ngày 27.1 thông báo Tổng giám đốc (CEO) Zhu Jiusheng đã từ chức vì lý do sức khỏe .
'Chiến thắng' đầu tiên của Tổng thống Trump trong cuộc chiến trục xuất di dân lậu

'Chiến thắng' đầu tiên của Tổng thống Trump trong cuộc chiến trục xuất di dân lậu

05:41:36 28/01/2025
Trưa 27.1 (giờ Việt Nam), Nhà Trắng thông báo Mỹ ngừng tăng thuế quan và cấm vận sau khi Colombia đã nhượng bộ và cho phép các máy bay quân sự Mỹ chở di dân bất hợp pháp hạ cánh xuống nước này.
New Zealand nới lỏng thị thực cho diện 'du mục kỹ thuật số'

New Zealand nới lỏng thị thực cho diện 'du mục kỹ thuật số'

05:27:53 28/01/2025
Bộ trưởng Di trú New Zealand Erica Stanford hôm nay 27.1 đã thông báo về các điều chỉnh liên quan đến việc nới lỏng thị thực cho phép người nước ngoài vẫn có thể làm việc từ xa trong lúc thăm viếng nước này.
95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam: Cơ hội lớn cho kỷ nguyên vươn mình

95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam: Cơ hội lớn cho kỷ nguyên vươn mình

22:06:05 27/01/2025
Để vượt qua những thách thức này, điều cần thiết là phải duy trì tinh thần đổi mới, thúc đẩy phát triển bền vững và tăng cường gắn kết xã hội.
Anh tạm dừng triển khai các dự án AI trong hệ thống phúc lợi

Anh tạm dừng triển khai các dự án AI trong hệ thống phúc lợi

22:02:32 27/01/2025
Các dự án bị tạm ngưng bao gồm: sáng kiến đào tạo nhân viên, nâng cao chất lượng dịch vụ tại trung tâm việc làm, đẩy nhanh thanh toán trợ cấp khuyết tật và cải tiến hệ thống truyền thông.
Tổng thống Trump trở lại có tác động gì đến chuỗi cung ứng toàn cầu?

Tổng thống Trump trở lại có tác động gì đến chuỗi cung ứng toàn cầu?

22:01:27 27/01/2025
Trong một thế giới đầy biến động, việc điều hướng chuỗi cung ứng không chỉ đòi hỏi chiến lược dài hạn mà còn cần khả năng thích ứng linh hoạt trước các thách thức địa chính trị và kinh tế.
Công nghệ nuôi cấy trứng và tinh trùng trong phòng thí nghiệm sắp trở thành hiện thực?

Công nghệ nuôi cấy trứng và tinh trùng trong phòng thí nghiệm sắp trở thành hiện thực?

22:00:49 27/01/2025
Bên cạnh đó, IVG cũng mở ra khả năng tạo ra hình thức nuôi con nhiều thế hệ, trong đó hai cặp vợ chồng có thể tạo ra các phôi và sử dụng chúng để sản xuất trứng và tinh trùng trong phòng thí nghiệm.
Pháp: Cháy tòa thị chính quận ở Paris

Pháp: Cháy tòa thị chính quận ở Paris

21:57:30 27/01/2025
May mắn không có thiệt hại về người trong vụ hỏa hoạn. Ngọn lửa đã bùng phát phần trên của nóc tòa nhà và dù lửa đã được kiểm soát, ngọn tháp có nguy cơ bị sập.
Rực rỡ màn trình diễn nghệ thuật ánh sáng 3D mừng Tết Nguyên đán tại Hong Kong

Rực rỡ màn trình diễn nghệ thuật ánh sáng 3D mừng Tết Nguyên đán tại Hong Kong

21:54:51 27/01/2025
Dưới màn trình chiếu ánh sáng, các thước phim như hoạt hình con rắn hay tái hiện chữ Hán, biến đổi những biểu tượng này thành các mẫu vạn hoa đối xứng, năng động.
Mỹ có thể cạnh tranh với Nga và Qatar trên thị trường năng lượng Trung Quốc?

Mỹ có thể cạnh tranh với Nga và Qatar trên thị trường năng lượng Trung Quốc?

21:28:32 27/01/2025
Trung Quốc đang đa dạng hóa nguồn cung năng lượng, mở rộng hợp tác với Nga và Qatar, khiến Mỹ gặp khó khăn hơn trong cuộc cạnh tranh tại thị trường năng lượng lớn nhất thế giới.

Có thể bạn quan tâm

LazyFeel được hé lộ sở hữu "thiên phú" đặc biệt giúp đồng đội tự tin sẽ hạ gục HLE

LazyFeel được hé lộ sở hữu "thiên phú" đặc biệt giúp đồng đội tự tin sẽ hạ gục HLE

Mọt game

09:03:08 28/01/2025
Vào ngày 24/1 vừa qua, DRX tiếp tục có được thêm một chiến thắng vô cùng quan trọng trước BFX với tỷ số 2-1. Chiến thắng này giúp LazyFeel và đồng đội xây chắc vị trí thứ 2 tại bảng Rồng Ngàn Tuổi với hệ số 3 thắng - 1 thua.
Nghìn người chen chân check-in đường hoa Nguyễn Huệ

Nghìn người chen chân check-in đường hoa Nguyễn Huệ

Du lịch

09:02:42 28/01/2025
Đường hoa Nguyễn Huệ (TPHCM) thu hút hàng nghìn người tới tham quan, ngắm cảnh trong đêm khai mạc 27/1. Đường hoa gây ấn tượng ngay từ khu vực cổng chào với các hình tượng Kim Tỵ và Ngân Tỵ uống lượn.
10 bí quyết chống say rượu hiệu quả ngày Tết

10 bí quyết chống say rượu hiệu quả ngày Tết

Sức khỏe

08:25:21 28/01/2025
Nếu không quen uống rượu bia, hãy chọn loại đồ uống có nồng độ cồn thấp như rượu trái cây, rượu vang. Việc lựa chọn đúng loại bia/rượu có thể giúp mọi người chống say rượu.
Nam ca sĩ lừa tình sếp hơn gần 20 tuổi, khiến cả loạt người gánh hậu quả không thể chấp nhận

Nam ca sĩ lừa tình sếp hơn gần 20 tuổi, khiến cả loạt người gánh hậu quả không thể chấp nhận

Sao châu á

08:24:53 28/01/2025
Sáng 27/1, tờ Koreaboo khiến cộng đồng mạng châu Á xôn xao khi đăng tải bài viết về màn tan rã của nhóm nhạc nam Hàn Quốc 14U từng gây xôn xao dư luận cách đây 6 năm.
Đàn chị thăm mộ Vũ Linh, nói thẳng một câu về vụ tranh giành tài sản

Đàn chị thăm mộ Vũ Linh, nói thẳng một câu về vụ tranh giành tài sản

Sao việt

08:22:44 28/01/2025
Nữ nghệ sĩ lên tiếng thẳng thắn về vụ lùm xùm tranh giành tài sản giữa con nuôi Vũ Linh là Hồng Loan và em ruột Vũ Linh là nghệ sĩ Hồng Nhung cùng con gái Hồng Phượng.
"Tổng tài" tuổi Tỵ của ngân hàng SHB: Thiếu gia tập đoàn nghìn tỷ, học thạc sĩ mới biết gia đình có điều kiện

"Tổng tài" tuổi Tỵ của ngân hàng SHB: Thiếu gia tập đoàn nghìn tỷ, học thạc sĩ mới biết gia đình có điều kiện

Netizen

08:13:49 28/01/2025
Có một người bố là doanh nhân tài giỏi vừa là động lực nhưng cũng là áp lực đối với Phó Chủ tịch ngân hàng SHB - Đỗ Quang Vinh.
Không cần tốn tiền mua xốp, bạn vẫn có thể cắm hoa Tết đẹp mê ly với vật dụng siêu rẻ có sẵn trong nhà!

Không cần tốn tiền mua xốp, bạn vẫn có thể cắm hoa Tết đẹp mê ly với vật dụng siêu rẻ có sẵn trong nhà!

Sáng tạo

08:05:55 28/01/2025
Cắm hoa không hề khó như bạn nghĩ! Đôi khi, những điều đơn giản nhất lại mang đến hiệu quả bất ngờ. Bạn không cần phải tốn tiền mua xốp cắm hoa đắt đỏ, chỉ cần tận dụng những vật dụng quen thuộc trong nhà,
Quyền lực như G-Dragon: Hội tụ cả dàn sao quyền lực Hàn Quốc vào 1 show, Kim Soo Hyun hát hò "tít cả mắt"

Quyền lực như G-Dragon: Hội tụ cả dàn sao quyền lực Hàn Quốc vào 1 show, Kim Soo Hyun hát hò "tít cả mắt"

Nhạc quốc tế

07:37:20 28/01/2025
Show Good Day của G-Dragon đang gây bão tại Hàn Quốc khi tung trailer hé lộ loạt tên tuổi giải trí hàng đầu góp mặt, dự kiến lên sóng tập đầu tiên vào ngày 16/2 tới.
Nhìn lại những vụ án tham nhũng gây nhức nhối dư luận

Nhìn lại những vụ án tham nhũng gây nhức nhối dư luận

Pháp luật

06:38:52 28/01/2025
Khi có cơ hội, nhiều quan chức như cựu Bộ trưởng Bộ y tế, cựu bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đã để tiếp tay cho hành vi trái pháp luật.
Những "đại sứ" văn hoá

Những "đại sứ" văn hoá

Nhạc việt

06:28:50 28/01/2025
Một cách tình cờ, các nghệ sĩ đã trở thành những cầu nối giới thiệu ít nhiều về văn hóa Việt với khán giả nước bạn.
Rắn là 'phản diện' hay 'chính diện' trong văn hóa?

Rắn là 'phản diện' hay 'chính diện' trong văn hóa?

Trắc nghiệm

06:25:37 28/01/2025
Các nền văn minh cổ đại như Ai Cập, Hy Lạp và Ấn Độ giáo đã gán cho rắn những ý nghĩa mạnh mẽ, đưa chúng vào các câu chuyện và biểu tượng tôn giáo của họ.