LG G5 mở ra kỷ nguyên mới cho smartphone lắp ghép
Mặc dù không phải là công ty đầu tiên đưa ra ý tưởng về smartphone dạng mô-đun, nhưng LG lại đi tiên phong biến giấc mơ này thành hiện thực, mở ra một hướng mới cho smartphone.
Dễ dàng thay thế thành phần
Ý tưởng về smartphone mô-đun đầu tiên được đưa ra bởi Google với Project Ara. Với smartphone mô-đun, người dùng có thể thay thế các thành phần có trên máy như camera, chip xử lý, bộ nhớ trong… theo ý muốn, đặc biệt hữu dụng khi muốn nâng cấp cấu hình.
LG G5 chưa đạt đến đẳng cấp của Project Ara khi chỉ cho thay thế thành phần mở rộng như Hi-Fi Plus hay CAM Plus, nhưng với việc tung một sản phẩm dạng mô-đun thương mại ra thị trường sẽ là phát súng đầu tiên của LG cho thấy sự kỳ vọng lớn dành cho kiểu thiết kế này.
Những smartphone như LG G5 cho phép tháo rời thành phần nhanh chóng chỉ với vài thao tác – Ảnh: AFP
Một khi smartphone dạng mô-đun thực sự đi vào cuộc sống với đầy đủ khả năng của nó, bạn sẽ thỏa sức lựa chọn các thành phần để tối ưu thiết bị của mình theo đúng nhu cầu. Điều này sẽ giúp bạn không còn phải gò bó trong một thiết kế cấu hình và tính năng mà các nhà sản xuất đưa ra.
Trước G5 đã có những thiết bị dạng tùy biến, nhưng hầu hết nó chỉ dừng lại ở việc thay thế thành phần vỏ theo ý muốn, chẳng hạn chương trình Moto Maker của Motorola. Các nhà sản xuất cho rằng, tùy biến phần cứng smartphone có thể làm giảm tuổi thọ của sản phẩm, trong khi các lựa chọn hiện có đủ để đáp ứng sự đa dạng của nhu cầu từ người dùng.
Sẽ giúp cho các nhà sản xuất mở ra ý tưởng sáng tạo
Ở thời điểm hiện tại, smartphone dạng mô-đun đầu tiên trên thế giới là LG G5 chỉ có hai thành phần mô-đun bổ sung được tạo ra, đó là CAM Plus (giúp tăng cường khả năng điều khiển máy ảnh) và Hi-Fi Plus (mang đến trải nghiệm âm thanh DAC từ Bang & Olufsen), có thể là ít so với kỳ vọng của mọi người.
Thế nhưng, điều này lại là một cơ hội rất lớn cho các nhà sản xuất sáng tạo ra các thành phần mở rộng khác nếu họ muốn đưa vào cho LG G5 nhiều khả năng hơn nữa. Đó cũng chính là mục tiêu mà LG hướng đến thông qua G5.
Video đang HOT
CAM Plus là một trong hai thành phần mô-đun đầu tiên mà LG cung cấp cho G5 – Ảnh: AFP
Thiết kế dạng mô-đun của LG với G5 có thể giải quyết được các nhược điểm mà smartphone vỏ nhôm hiện nay gặp phải, đó là pin tháo rời và khe cắm thẻ microSD, trong khi vẫn đảm bảo sức hấp dẫn trong thiết kế của máy.
Để có thể tạo ra một thành phần phụ dành cho G5, các đối tác sẽ phải thông qua sự cấp phép từ phía LG. Quá trình này có thể hơi phức tạo hơn đôi chút, nhưng ít nhiều nó sẽ đảm bảo khả năng làm việc tốt trên G5 cũng như được LG xem xét kỹ lưỡng về lợi ích mà các thành phần phụ mang lại cho G5, như những gì mà CAM Plus và Hi-Fi Plus đã mang lại.
Giảm nguy cơ rác thải điện tử, tiết kiệm chi phí
Điểm mấu chốt trong smartphone dạng mô-đun đó chính là bạn có thể thay thế dễ dàng các thành phần mỗi khi muốn nâng cấp smartphone mà không cần phải loại bỏ hết những thành phần đang sử dụng được.
Bạn có thể nghĩ rằng một chiếc smartphone của mình còn xài tốt, nhưng chỉ thiếu điểm gì đó như camera chưa thực sự hoàn hảo, hay chip xử lý có vẻ đã đến lúc cần được thay thế.
Lượng rác thải điện tử sẽ giảm đáng kể khi smartphone dạng mô-đun phổ biến hơn – Ảnh: Reuters
Như vậy, lượng rác thải điện tử sinh ra từ những chiếc smartphone cũ sẽ giảm đi đáng kể, bảo vệ môi trường sống của chúng ta, nhất là khi thống kê cho thấy mỗi người dùng smartphone thường thay mới sản phẩm của mình trong khoảng thời gian 1-2 năm/lần.
Không chỉ vậy, việc chỉ thay thế các thành phần mô-đun cần thiết cũng sẽ giúp cho bạn giảm chi phí rất nhiều so với mua một smartphone mới. Đó cũng chính là yếu tố quan trọng để ý tưởng về một smartphone dạng mô-đun được đưa ra.
Thành Luân
Theo Thanhnien
Những điều giúp điện thoại Android thành 'superphone'
Để trở thành một superphone, chiếc điện thoại đó phải mang trên mình đầy đủ những tính năng tốt nhất ở thời điểm hiện tại, một sức mạnh tuyệt vời có thể làm tất cả mọi thứ.
Galaxy S7 mới của Samsung có thể mang đến một cái nhìn về superphone chạy Android tương lai - Ảnh: AFP
Theo slashgear, những trang bị công nghệ dưới đây là lý do có thể giúp Android biến thành một chiếc di động cực kỳ lý tưởng cho người dùng.
Pin tốt hơn
Với Galaxy S7, Samsung cho thấy một thực tế là để trang bị pin dung lượng lớn cho smartphone, người dùng phải hy sinh bề mỏng của thiết bị. Kích thước dày hơn sẽ giúp các công ty trang bị cho sản phẩm của mình một dung lượng pin lớn hơn, đáp ứng công việc của mọi người một cách tốt hơn.
Điện thoại của tương lai sẽ tiếp tục sử dụng pin lithium-ion cho đến khi các công ty chuyển sang một công nghệ tiên tiến để giúp pin có thể mạnh mẽ hơn.
Máy ảnh tuyệt vời
Máy ảnh là một phần không thể thiếu dành cho smartphone hiện nay. Trong tương lai, chất lượng máy ảnh sẽ quan trọng hơn nhiều so với chất lượng cuộc gọi điện thoại. Dựa trên những gì xảy ra hiện nay, chức năng cuộc gọi trên smartphone không phải là điều được người dùng sử dụng nhiều nhất, trong khi máy ảnh là điều mà hầu hết người dùng quan tâm.
LG G4 đã từng mở ra xu hướng mới trên máy ảnh smartphone, đó là chụp ảnh RAW - Ảnh: LG
Vào năm ngoái, khi LG ra mắt G4 thì cộng đồng người dùng Android mừng rỡ vì cuối cùng thì điện thoại Android đã có thể bắt kịp chất lượng máy ảnh iPhone của Apple. Năm nay, những công nghệ máy ảnh đã phát triển lên tầm cao mới, và nhìn chung là nó rất tuyệt vời. Mặc dù chưa thể bắt kịp với máy ảnh DSLR, nhưng máy ảnh smartphone đã làm được ít nhiều những điều mà một DSLR có thể thực hiện, bao gồm cả chụp ảnh RAW.
Thậm chí, ngay cả khi bạn không phải là một nhiếp ảnh gia thì máy ảnh smartphone hoàn toàn có thể giúp bạn tạo ra một bức hình tuyệt hảo.
Điện thoại có thể tháo rời và thay thế các thành phần
Khởi đầu với Project Ara của Google, mọi người đã bắt đầu kỳ vọng về một superphone thông minh hơn nữa với khả năng tháo rời và thay thế các thành phần khi cần nâng cấp. Chẳng hạn như thay thế chip xử lý tốt hơn, máy ảnh, pin tốt hơn... nhằm đáp ứng các yêu cầu mà mình đặt ra.
Phần mô-đun có thể tháo rời để gắn thêm phụ kiện hoặc thay thế pin là tính năng nổi bật nhất của LG G5 - Ảnh: AFP
Mới đây, tại MWC 2016 thì LG cũng đã giới thiệu chiếc điện thoại đầu tiên có thiết kế dạng mô-đun với thành phần phía dưới có thể tháo rời, cho phép bạn thay pin hoặc sử dụng các thành phần phụ trong gia đình Friends của LG. Tất cả đều làm việc với G5, với hai thành phần đầu tiên là CAM Plus và Hi-Fi Plus. Dự kiến các thành phần này sẽ được LG bán vào nửa cuối năm nay.
Một cỗ máy di động
Microsoft đã cho thấy chức năng Continuum có trong Windows 10 thực sự nổi bật như thế nào. Nhưng HP thậm chí còn giúp nâng tầm của Continuum bằng cách giới thiệu chiếc Elite X3, chiếc smartphone có thể làm việc với thành phần phụ để có thể biến thành một chiếc máy tính xách tay Windows 10 khi kết nối.
Với việc HP ra mắt Elite x3, rõ ràng nhiều đối tác OEM của Microsoft hoàn toàn có khả năng làm điều tương tự, và nó cũng mở ra một tương lai tốt đẹp dành cho Android. Dĩ nhiên, với sức mạnh có trên một chiếc smartphone thì người dùng sẽ không thể kỳ vọng về khả năng cung cấp trải nghiệm cao cấp như một máy tính xách tay.
Thành Luân - Kiến Văn
Theo Thanhnien
Với LG G5, điện thoại có khả năng lắp ghép đang dần hiện thực Bên cạnh những tính năng phần cứng mạnh mẽ, smartphone G5 mới của LG đi kèm với một tính năng sáng tạo: khả năng cắm và loại bỏ mô-đun phần cứng bổ sung thêm chức năng cho điện thoại. LG G5 là chiếc smartphone đầu tiên ra mắt thị trường với các mô-đun thành phần - Anh: AFP Theo PCWorld, LG G5 đại...