LG Display nhắm đến thị trường Samsung đang thống trị là tấm nền OLED cho smartphone
LG vừa công bố khoản đầu tư 2,8 tỷ USD để nhắm đến thị trường tấm nền OLED cho smartphone, nơi mà Samsung đang thống trị.
Nhà máy LG Display tại Paju, Hàn Quốc.
Mặc dù tấm nền OLED cho smartphone đang là nơi thống trị bởi Samsung nhưng LG không muốn bỏ lỡ miếng bánh này và đang thực hiện một bước đi chiến lược trên thị trường màn hình. Cụ thể, LG Display đã thông báo rằng họ sắp đầu tư 2,8 tỷ USD để mở rộng sản xuất tấm nền OLED cho smartphone và máy tính bảng. Khoản đầu tư mới dành cho những tấm nền OLED vừa và nhỏ.
Hiện tại, LG thống trị thị trường OLED lớn cho TV, trong khi Samsung Display chiếm khoảng 80% thị trường OLED vừa và nhỏ toàn cầu. Vì vậy, về cơ bản, LG vẫn tiếp tục mở rộng sự cạnh tranh với đối thủ sừng sỏ là Samsung bên cạnh đó chúng ta còn có ự cạnh tranh gay gắt từ các công ty Trung Quốc để sản xuất tấm nền OLED cho điện thoại thông minh.
LG Display đặt mục tiêu đảm bảo năng lực sản xuất 60.000 tấm nền OLED vừa và nhỏ tại nhà máy của mình ở Paju, Hàn Quốc. Khoản đầu tư sẽ bắt đầu từ tháng này cho đến tháng 3 năm 2024. Tập đoàn LG đã cố gắng đa dạng hóa danh mục kinh doanh sau khi đóng cửa mảng kinh doanh điện thoại thông minh đang gặp khó khăn.
Chọn tên QNED TV, đòn 'hồi mã thương' khéo léo của hãng LG nhằm 'chặn họng' đối thủ truyền kiếp
Với việc chọn cái tên QNED cho dòng TV mới của mình, LG chính thức gia nhập câu lạc bộ các nhà sản xuất có nhãn hiệu dễ gây hiểu lầm.
Video đang HOT
Có rất ít sự cạnh tranh trong lĩnh vực công nghệ có thể so sánh về độ gay gắt như cuộc cạnh tranh giữa hai siêu cường điện tử Hàn Quốc LG và Samsung. Hai gã khổng lồ này cạnh tranh trên nhiều lĩnh vực, từ thiết bị nhà bếp đến smartphone, nhưng đáng kể nhất là phải nói tới TV. Cả hai đều không ngần ngại chỉ trích một cách công khai rằng công nghệ của đối thủ là kém hơn, hoặc thậm chí cố ý gây hiểu lầm.
Đặc biệt, cuộc chiến càng trở nên gay cấn hơn sau khi Samsung quyết định sử dụng cái tên "QLED" để mô tả về công nghệ trên dòng TV chấm lượng tử của mình. LG không thích cái tên này của Samsung, bởi cảm thấy rằng những người mua TV có thể sẽ nghĩ rằng QLED là một công nghệ tham chiếu liên tưởng đến màn hình chấm lượng tử tự phát sáng OLED của hãng. Trong khi cái mà Samsung sử dụng thực sự là hệ thống đèn nền LED tích hợp công nghệ chấm lượng tử.
Theo quan điểm của LG, đây là một vấn đề nghiêm trọng, vì họ muốn nói với cả thế giới rằng TV OLED của họ là màn hình tự phát duy nhất mà người dùng có thể mua. Hai bên chỉ trích nhau mạnh mẽ tới mức Ủy ban Thương mại Công bằng Hàn Quốc cuối cùng cũng phải vào cuộc và tại thời điểm đó, Samsung và LG đã đồng ý dừng cuộc tranh chấp.
Nhưng có vẻ như LG đã quyết định rằng nếu không thể đánh bại đối thủ, họ phải tham gia cuộc chơi cùng đối thủ. Và thông báo gần đây của công ty tuyên bố rằng dòng TV Mini-LED mới của hãng sẽ được gọi là "QNED Mini LED TV". Một chiến lược đặt tên dễ gây hiểu lầm với QLED TV, động thái mà trước đây chính LG đã cáo buộc Samsung sử dụng. Và nó có khả năng gây ra một đợt quảng cáo tiêu cực theo mục đích "ăn miếng trả miếng" hoàn toàn mới trên thị trường.
Có gì trong một cái tên?
Thế giới công nghệ có rất nhiều từ viết tắt và thật khó để miêu tả chúng một cách chính xác. Tuy nhiên, có một số kỳ vọng nhất định rằng khi một từ viết tắt đã được thiết lập, ý nghĩa của nó sẽ không thay đổi theo thời gian. Đây cũng là cách mà người dùng phổ thông có thể sử dụng để so sánh giữa các sản phẩm. Ví dụ, nếu Sony và Bose cùng nói rằng tai nghe của họ có "ANC", chúng ta có thể tin tưởng rằng cả hai công ty đều đang đề cập đến "tính năng khử tiếng ồn chủ động". Khi đó, câu hỏi duy nhất nên đặt ra là tai nghe nào có tính năng ANC tốt hơn?
Điều này cũng đúng trong thế giới TV. Hiện tại, LG, Vizio, Sony và Philips đều sản xuất TV OLED. Không có gì phải bàn cãi về ý nghĩa của OLED, ngay cả khi có thể có sự khác biệt đáng kể về chất lượng hình ảnh do các mẫu OLED do các hãng cạnh tranh này tạo ra.
Nhưng, việc LG áp dụng nhãn "QNED" đã đạp đổ sự nhất quán cần thiết về ý nghĩa của những cái tên. Đó là bởi vì định nghĩa cho QNED hoàn toàn không đúng theo ý nghĩa mà LG muốn sử dụng trong trường hợp này.
Công nghệ QNED thực sự là gì?
Trước thông báo của LG, khái niệm QNED được sử dụng để đề cập cụ thể đến Đi-ốt phát Nano lượng tử (Quantum Nano Emitting Diodes). Đó là công nghệ màn hình thế hệ tiếp theo về mặt lý thuyết có thể mang lại tất cả lợi ích của OLED và QLED trong một màn hình duy nhất, thông qua việc sử dụng đèn LED với các thanh nano làm nguồn sáng tự phát.
Nếu TV QNED dựa trên Mini LED của LG thực sự sử dụng các đèn LED nano này, thì đó sẽ là một bước phát triển vượt bậc trong lĩnh vực TV. Nhưng, đáng tiếc rằng không phải.
Mặc dù LG chưa thực sự cho chúng ta biết các chữ cái đại diện của QNED là viết tắt của từ gì, nhưng rõ ràng không có thanh nano nào liên quan ở đây. Thay vào đó, QNED của LG dường như lấy chữ "Q" từ các chấm lượng tử và chữ "N" của nó từ công nghệ màn hình NanoCell LCD của công ty. Cũng không rõ "ED" là viết tắt của từ gì.
Lý do thực sự phía sau?
Vậy tại sao LG lại cố tình sử dụng một từ viết tắt hiện có dù nó không mô tả chính xác về TV của mình? Một phần lý do có thể là mong muốn thu hút công chúng mua TV bằng một từ thông dụng mới. Xét cho cùng, nếu LG là công ty duy nhất sản xuất TV QNED, thì điều đó hẳn là đáng chú ý, có phải không?
Nhưng, có một lý do khác, nham hiểm hơn. Bởi trên thực tế Samsung đã âm thầm làm việc để sản xuất một chiếc TV QNED - một chiếc TV sử dụng công nghệ LED với thanh nano. Chúng ta có thể sẽ không thấy những mẫu sản phẩm mới này trong ít nhất 2 năm nữa, nhưng khi nhanh tay dán nhãn "QNED" lên TV Mini-LED trước, LG đã loại bỏ hiệu quả trong việc đặt tên sản phẩm trong tương lai của Samsung.
Sẽ rất khó, nếu không muốn nói là không thể, để Samsung gọi những chiếc TV mới đang phát triển này là "QNED" (ngay cả khi nó chính xác là vậy), nếu LG đã sử dụng nhãn QNED cho các sản phẩm sử dụng một loại công nghệ hoàn toàn khác. Samsung chắc chắn sẽ không muốn mọi người hiểu nhầm rằng hai dòng TV sử dụng cùng một loại công nghệ với nhau.
Ai là người chịu thiệt?
Đừng vội vui mừng một cách ngây thơ.
Bối cảnh cạnh tranh khốc liệt trên thị trường TV và cách mà các công ty như LG và Samsung sử dụng các chiến lược tiếp thị của mình để khiến người mua hiểu nhầm khi chọn mua sản phẩm là một điều tồi tệ.
Đánh đổi với bất cứ lợi ích ngắn hạn nào mà LG có thể nhận được từ việc nhanh tay đặt tên trước dòng TV QNED, thì về lâu dài, người tiêu dùng sẽ là người chịu thiệt. Mọi thứ đã có vẻ hơi phức tạp khi xoay quanh hai cái tên tương đối đơn giản là QLED và OLED, nhưng ít ra đó là khi vấn đề về thuật ngữ của chúng được sử dụng đúng.
Nhưng khi các công ty bắt đầu sử dụng các từ viết tắt mới và thay đổi ý nghĩa bản chất của chúng trong quá trình này, nó sẽ gieo rắc sự nhầm lẫn và nghi ngờ, khiến mọi thứ sẽ dần trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
TV OLED đọ sức OLED Evo LG G1 sử dụng OLED Evo - tấm nền OLED thế hệ thứ hai với độ sáng cao hơn 20%, cải thiện khả năng hiển thị màu so với G1. LG GX (bên trái) sử dụng tấm nền OLED trong khi G1 sử dụng tấm nền OLED Evo (bên phải) mới ra năm 2021. Hai model được so sánh có cùng kích thước...