LG bán ra TV OLED 8K tại Nhật, nỗ lực cạnh tranh với Sony đang dẫn đầu
LG vừa mở bán TV OLED 8K đầu tiên trên thế giới tại Nhật Bản. Hãng kỳ vọng Olympic Tokyo 2020 sẽ giúp cải thiện doanh số, khi mà không có đối thủ OLED nào cạnh tranh trực tiếp.
Công ty đã ra mắt TV OLED 8K tại một số thị trường như Hàn Quốc, châu Âu và Mỹ, bây giờ tới lượt Nhật Bản. Hãng kỳ vọng sự kiện thể thao Olympic Tokyo 2020 sẽ giúp họ cải thiện doanh số bán TV 8K. Một quan chức cho biết: “Chúng tôi kỳ vọng nhu cầu với TV 8K sẽ tăng khi sự kiện đến gần. Do các đối thủ như Sony, Sharp, Panasonic chưa công bố TV OLED 8K, chúng tôi đang nắm lợi thế lớn”.
LG “đơn thương độc mã” bán ra TV OLED 8K ở Nhật
LG đang tìm cách cải thiện thị phần TV OLED tại Nhật, nơi mà doanh thu từ loại này chiếm đến 20% tổng doanh thu bán TV năm ngoái. Tại xứ sở hoa anh đào, Sony đang là hãng dẫn đầu với 40% thị phần. Theo sau là Panasonic (36,8%) và Hisense (11,4%), còn LG Electronics chỉ xếp thứ tư với 10,2%. Như vậy, cứ 5 TV OLED bán ra thì Sony đã chiếm mất 2 chiếc trong đó.
Số liệu do hãng nghiên cứu thị trường IHS Markit công bố, tính trong giai đoạn quý 3 vừa qua. Lee Young-chae, phó chủ tịch của LG Electronics Nhật Bản, thừa nhận: “Nhật Bản quả thực là thị trường khó tính với các thương hiệu nước ngoài. Tuy nhiên, LG sẽ duy trì hiện diện ở đây nhờ vào công nghệ OLED”. Ông tin tưởng có thể chinh phục trái tim khách bản địa nhờ vào nỗ lực giới thiệu các công nghệ mới như OLED và 8K.
Video đang HOT
LG tin rằng họ có thể chinh phục dân Nhật nhờ vào công nghệ mới, như OLED và 8K
Theo Business Korea, đây là sự thật bởi mặc dù LG có thị phần TV OLED lớn nhất toàn cầu, nhưng Nhật Bản lại là một thách thức. Người dân có mức độ nhận diện thương hiệu rất cao với các thương hiệu TV bản xứ, gây khó khăn cho bất kỳ hãng nước ngoài nào muốn ghi điểm. Samsung tuy là hãng TV có thị phần lớn nhất, nhưng vào năm 2007 cũng phải rút lui vì không đấu lại được các hãng nội.
Ở chiều ngược lại, trên chính quê nhà LG và Samsung, người dân cũng đặc biệt chuộng TV do các thương hiệu trong nước sản xuất. TV Sony đã phải rút lui khỏi thị trường Hàn Quốc từ vài năm trước, sau đó hãng tập trung kinh doanh máy ảnh, máy quay, đồ âm thanh, PlayStation. Nhờ thế, LG chiếm trọn thị trường TV OLED ở quê nhà bởi chính Samsung đã từ chối ra mắt TV OLED.
Samsung từ chối sản xuất còn Sony không kinh doanh TV ở Hàn Quốc, vậy nên LG độc chiếm thị trường TV OLED quê nhà
Với việc phát hành TV OLED 8K sớm nhất thị trường, các nhà quan sát cho rằng LG sẽ sớm gặt trái ngọt. Theo báo cáo, doanh thu TV OLED tại Nhật của hãng đã tăng hơn 5 lần lên gần 70 triệu USD năm 2018, so với chỉ 13 triệu USD năm 2016. Người dân Nhật rất chuộng TV OLED, đây là một trong những thị trường mà tốc độ tăng trưởng của loại này nhanh nhất.
Theo VN Review
LG đang mất thị phần TV OLED vào tay Sony và Panasonic
Các công ty Nhật Bản đang cạnh tranh quyết liệt với LG tại thị trường TV OLED. Do nguồn cung được mở rộng vào năm 2020, dự kiến cuộc chiến giành khách hàng sẽ còn khốc liệt hơn nữa.
Theo số liệu hãng nghiên cứu thị trường IHS Markit vừa công bố, thị phần của LG đang 'rơi rụng' dần qua mỗi quý. Ở quý cuối cùng của năm ngoái, họ kiểm soát đến 73,2% thị trường. Nhưng đến quý 3 vừa qua, con số chỉ còn là 49,8%, lần đầu tiên rơi xuống mức dưới 50%.
Tuy nhiên, Sony và Panasonic lại chứng kiến thị phần tăng đáng kể. Sony lần đầu giới thiệu TV OLED màn hình lớn năm 2017, quý 3 đạt thị phần 23,7%, tăng gấp đôi so với quý cuối năm ngoái chỉ là 11,9%. Còn Panasonic tham gia từ 2015, quý cuối năm ngoái đạt 4,8% thị phần. Nhưng ở quý 3 vừa qua, con số đã tăng gấp gần ba lần lên mức 13,8%.
Sony tăng gấp đôi thị phần trong khi LG bị giảm đáng kể
Từ cục diện LG thống trị gần như cả thị trường TV OLED với thị phần áp đảo, nay dần xoay chuyển theo hướng 'đua tam mã' với Sony và Panasonic đang tăng trưởng đều đặn. Rõ ràng hai hãng Nhật Bản tận hưởng việc đi lên bằng cách 'cướp phần' của LG. Xu thế này sẽ còn tiếp tục trong những quý tới.
Theo tờ Business Korea, đây là hệ quả tất yếu của việc cạnh tranh ngày càng tăng cao. LG vừa ra mắt TV OLED 8K đầu tiên trên thế giới và TV màn hình cuộn đầu tiên. Trong khi đó, Sony cũng giới thiệu các TV OLED có công nghệ Acoustic Surface, tự phát ra âm thanh từ màn hình. Hãng đang tập trung vào phân khúc TV cao cấp trên 2.500 USD, giữ vị trí thứ 2 sau Samsung.
TV OLED R9 có màn hình cuộn đầu tiên trên thế giới
Năm 2020, khi nhà máy OLED của LG Display đi vào hoạt động ổn định, cung ứng một lượng lớn tấm nền TV cho thị trường, áp lực cạnh tranh sẽ còn rõ rệt hơn. Sẽ có thêm ba hãng nữa nhảy vào kinh doanh TV OLED là Xiaomi, Huawei và Vizio. IHS Markit dự báo quy mô thị trường này sẽ tăng lên mức 5 triệu đơn vị, nhờ nguồn cung mở rộng và các hãng chạy đua.
Theo VN Review
Tại sao các thương hiệu điện thoại thông minh lại nhảy sang làm cả TV? Cách đây nhiều năm, người tiêu dùng chỉ quen thuộc với các thương hiệu sản xuất TV màu truyền thống như Samsung, LG, Sharp, Sony, Hitachi, Panasonic hay gần hơn là TCL, Skyworth... Thế nhưng giờ đây, nhìn ra thị trường, chúng ta có thể thấy sự tham gia vào thị trường TV của các nhà sản xuất... điện thoại di động. Từ...