Leo núi, vượt sông tìm con chữ của học sinh bản Vui
Các em học sinh ở bản Vui thức dậy khi trời còn chưa sáng, nhai tạm miếng cơm nguội và chuẩn bị cho hành trình leo núi, vượt sông đi tìm “con chữ”.
Trời mờ sáng các em phải đi bộ gần 9km để đến trường
Bản Vui, thuộc xã Thanh Xuân, huyện Quan Hóa, (Thanh Hóa). Bản nằm biệt lập với trung tâm xã bởi con Sông Mã. Con đường duy nhất để vào bản là con đò ngang do người dân tự góp tiền để mua. Con đò này không chỉ là cầu nối giữa bản và trung tâm mà còn là con đường duy nhất giúp các em ở đây đến trường.
Từ bờ sông, chúng tôi đi bộ hơn 9km mới vào đến trung tâm bản. Trời bắt đầu đã nhá nhem. Bên trong ngôi nhà sàn của trưởng bản Cao Công Nghĩa, ánh lửa lập lòe đã được nhóm lên. Chúng tôi được biết, bản Vui có 58 em học sinh đang phải qua sông để đến trường mỗi ngày. Chiếc đò bắc qua con sông này do bản làng tự góp tiền mua. Mỗi một hộ gia đình sẽ trực để đưa đò 3 ngày. Cứ như vậy cả bản làng sẽ quay vòng, thay phiên nhau đưa đò. Nên kinh nghiệm lái đò, hiểu về nguồn nước đối với một số hộ giường như là không có, chưa kể đến những hôm người già trực, sức yếu tay mềm nên rất nguy hiểm.
“Để đến được trường, các em phải vượt hơn 9km đường đồi núi và 200m đi đò qua sông. Những ngày trời nắng còn đỡ, nhưng chỉ cần vài hạt mưa xuống, đường trở nên lầy lội, khó đi, chỉ cần sảy chân một chút có thể rơi xuống vực hoặc ngã gãy tay lúc nào không hay”, ông Nghĩa cho biết thêm.
Nói về những khó khăn mà các em luôn phải đối mặt mỗi khi đến trường, em Hà Nhật Long ở bản Vui : “Nhiều hôm trời mưa, chúng em đến trường quần áo bẩn hết, có những bạn còn bị ngã gãy tay, bong gân khi leo đường núi. Không chỉ có vậy, có hôm mưa to, các em phải nghỉ học vì không qua được sông, hoặc phải ngủ lại trường. Biết là vất vả vậy nhưng chúng em vẫn cố gắng đến trường để học con chữ”.
Video đang HOT
Hàng ngày các em học sinh bản Vui phải qua đò đến trường
Em Hà Anh Truyền cũng ở bản Vui cho biết: “Bọn em không có sách giáo khoa mới mà chỉ mượn lại của các anh chị đã học qua để học nên chúng em gì giữ nó rất cẩn thận để cho những đứa em khác có cái mà học”.
về những khó khăn của bà con bản Vui, ông Phạm Quang Hạt, Phó Chủ tịch xã Thanh Xuân cho biết: “Trong toàn xã có 2 bản phải qua đò. Trong đó, bản Vui là khó khăn nhất. Chúng tôi đã kiến nghị nhiều lần lên chính quyền xin kinh phí xây cầu nhưng vẫn phải chờ.”
“Vẫn biết các em học sinh đi học vất vả, chính quyền đã vận động các hộ gia đình ở trung tâm xã tạo điều kiện cho các em trú lại những ngày mưa to gió lớn, để không xảy ra tình trạng đáng tiếc”, ông Hạt thông tin.
Tất cả các em đều không được trang bị áo phao khi đi thuyền qua sông
Chào tạm biệt bản Vui, chiếc đò từ từ đưa chúng tôi qua sông, đến giữa dòng, gặp nước chảy siết nó bắt đầu lắc lư, khiến ai cũng rùng mình, nín thở. Chỉ khi đò cập bến, chúng tôi mới thở phào bước lên bờ.
Những đoạn đường các em đến trường đã gặp không ít khó khăn, nhưng nguy hiểm hơn cả có lẽ là lúc đặt chân lên thuyền. Lúc đấy tính mạng các em đều giao phó cho người lái đò và dòng chảy của con sông. Do vậy, ước mong một cây cầu cho người dân và các em học sinh bản Vui là rất chính đáng.
Theo Congly.vn
Cảm phục cậu học trò Thanh Hóa 8 năm cõng bạn đến trường
Đó là câu chuyện cảm động về em Ngô Minh Hiếu (SN 2002, học sinh lớp 10A6, trường THPT Triệu Sơn 5, quê xã Đồng Thắng, huyện Triệu Sơn), bằng tình cảm chân thành, trong suốt hơn 8 năm qua, không kể nắng mưa, gió bão, em luôn là người đồng hành, người bạn thân thiết hàng ngày cõng bạn đến trường.
Tình bạn đẹp của hai học sinh Nguyễn Tất Minh và Ngô Minh Hiếu, học sinh lớp 10A6, trường THPT Triệu Sơn 5, xã Đồng Lợi, huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa.
Câu chuyện cổ tích giữa đời thường đó được viết lên tại ngôi trường THPT Triệu Sơn 5, nơi Hiếu đang theo học.
Sinh ra tại một xã nghèo của huyện Triệu Sơn (xóm 1, xã Đồng Thắng), nhà có hai anh em, từ khi mới lọt lòng, Nguyễn Tất Minh bị khuyết tật đôi bàn chân và cánh tay phải, lớn lên cuộc sống của Minh gặp rất nhiều khó khăn, từ sinh hoạt cho đến việc đến trường. Mặc dù bị khuyết tật, thế nhưng Minh không rụt rè, tự ti, ngược lại em luôn hòa mình với bạn bè.
Để thỏa nguyện ước mơ được đến trường như bao bạn bè cùng trang lứa khác, và bằng nghị lực phi thường, ham học, Minh đã xin bố mẹ đưa mình đến trường. May mắn thay, Minh gặp Hiếu, thấy bạn khó khăn trong việc đi lại, đồng cam với hoàn cảnh của bạn, Hiếu đã tình nguyện làm "đôi chân" để có thể hàng ngày đưa Minh đến lớp.
Thời gian cứ lặng lẽ trôi, đôi bạn tri kỷ luôn cùng nhau đồng hành, gắn bó trong suốt hơn 8 năm qua đến trường, không kể nắng, mưa, gió rét.
Bước vào năm học cấp 3, quãng đường đến trường có hơi xa, Hiếu được bố mẹ mua chiếc xe đạp để đi học đỡ vất vả. Có chiếc xe mới, Hiếu lại chở Minh đi học cùng. Vất vả không có vậy, trên lớp Minh gặp không ít khó khăn về đi lại, ngồi học, vệ sinh cá nhân... tuy vậy Hiếu vẫn là người đồng hành, gánh nặng cùng bạn.
Em Nguyễn Tất Minh ( áo trắng) và em Ngô Minh Hiếu ( áo xanh).
Nói về tấm gương của em Hiếu, thầy Nguyễn Đình Tuấn, giáo viên chủ nhiệm lớp 10A6, nơi Hiếu và Minh theo học, không khỏi xúc động, thầy cho biết: " Nói đến trường hợp của em Minh, nhà trường rất cảm động và khâm phục, bởi tuy khuyết tật, không đi lại được nhưng Minh rất ngoan ngoãn, là học sinh giỏi toàn diện, nằm trong đội tuyển học sinh giỏi của trường. Còn về em Hiếu - phải nói rằng em là một trong những học sinh khiến tôi cùng toàn thể cán bộ giáo viên, học sinh trong trường nể phục, em không chỉ là học sinh giỏi toàn diện, mà còn rất ngoan, trong mắt bạn bè, thầy cô, Hiếu có tấm lòng và tinh thần đoàn kết rất cao. Không ngại khó khăn, đều đặn hàng ngày em đều chở Minh đi học đúng giờ."
về người bạn tri kỷ, Tất Minh tâm sự: "Đối với em, Hiếu là một người bạn tuyệt vời, và có lẽ đến cuối cuộc đời mình, em sẽ mãi không bao giờ quên tình cảm chân thành mà bạn đã dành cho em. Em còn nhớ, hồi học cấp 1, rồi lên cấp 2, mặc dù đường đến trường tuy xa, bất chấp cái rét lạnh thấu xương của mùa đông lạnh giá, cái nắng oi bức, khó chịu của mùa hè, nhưng Hiếu vẫn hàng ngày đưa em đến lớp. Lên cấp 2, hai đứa tiếp tục học chung một lớp, Hiếu luôn là người bạn đồng hành, chỗ dựa tinh thần giúp em có thêm động lực, sự tự tin để phấn đấu học tập.
Ở lớp, hai em ngồi chung một bàn, những hôm Hiếu ốm, không đi học được, bạn bè trong lớp lại thay nhau đưa Minh đến lớp.
Anh Nguyễn Tất Mây (46 tuổi, bố Tất Minh), cảm động: "Từ nhỏ cháu Minh đã chịu nhiều thiệt thòi, kinh tế gia đình lại không dư dật, gia đình cũng đã chạy vạy nhiều nơi chữa bệnh cho cháu nhưng không khỏi, cũng may có cháu Hiếu luôn là người đồng hành, giúp đỡ, cháu Minh có được người bạn như vậy khiến tôi rất vui mừng, hạnh phúc."
Thời gian gần đây, nghe câu chuyện cảm động của đôi bạn Hiếu, Minh, nhiều cá nhân, tập thể nguyên là cựu học sinh của trường đã lặn lội đường xa về trường, dành tặng hai em 3 năm học phí và một số phần quà. Ban giám hiệu nhà trường cũng tạo mọi điều kiện tốt nhất để hai em học tập, như miễn giảm một số khoản đóng góp, kêu gọi các nhà hảo tâm, quan tâm, giúp đỡ em Minh và Hiếu.
Theo Thuonghieuvaphapluat.vn
Chưa từng đến trường, bà mẹ Trung Quốc đăng ký học mẫu giáo với con Người phụ nữ 31 tuổi muốn học đọc và viết để hướng dẫn cho con, đồng thời mong muốn tìm được công việc tốt hơn khi biết chữ. Shi Xiaoqin trong lớp mẫu giáo của con gái. Shi Xiaoqin (31 tuổi) ở tỉnh Quý Châu, tây nam Trung Quốc không được đi học khi còn nhỏ. Cô quyết định ghi danh vào trường...