Leo dốc phải bám vào gốc cây để đến nhà vận động học sinh đi học
Theo cô Giang: “Các em phải băng núi vượt sông, đi bộ cả 5 tiếng đồng hồ để tới trường, cuộc sống khó khổ, các em đâm ra chán nản rồi dê bỏ học”.
Cô giao Huỳnh Thị Xuân Giang la giao viên tiêu biêu cua tinh Binh Đinh tham gia vao chương trinh chia se cung thây cô năm 2019.
Hơn 11 năm day tiêng Anh cho con em đông bao dân tôc Ba Na ơ Trương phô thông dân tôc ban tru tiêu hoc, trung hoc cơ sơ Vu Kim – điêm trương kho khăn nhât cua huyên Vinh Thanh, Binh Đinh.
Kê vê hanh trinh đi day hoc ơ vung nui, cô Giang cho biêt,đoạn đường cô đi qua, để đến trương là con đường đầy dốc và đá.
Cô Huỳnh Thị Xuân Giang (anh do nhân vât cung câp).
Giáo viên ơ trương cô thường nói đùa với nhau là: “Tội cho chiếc xe của mỗi giáo viên quá! Trên xe, cái gì cũng kêu chỉ trừ cái còi xe”.
Con đường dài dẫn tới xã Vĩnh Kim cách thị trấn Vinh Thanh khoảng 40 km ngày nay không khác mấy so với cách đây 11 năm, vẫn những con dốc, ổ gà, trơn trợt và đầy bụi…
Kê vê nhưng thang ngay đâu tiên lên nhân nhiêm vu nơi đây cô Giang chia se: “Ngồi lên chiếc xe đi mất hơn hai tiếng dưới cơn mưa tầm tã để đến ngôi trường – nơi mà trước kia tôi chưa biết đến.
Lúc đó tôi đang mang thai đứa con đầu long, sức khỏe không được tốt, trên đường đi tôi cảm thấy rưng rưng nước mắt.
Trong lòng nghĩ…tại sao mình lại đăng ký lên vùng sâu, vùng xa này làm gì..?
Khi đến làng K7, lúc này mới 6 giờ sáng, tôi thấy những em nhỏ quần áo lâm lem, ướt át, chân dính bùn vì mưa to, mang chiếc cặp cũ rớt quai…tư trong long thây rất thương.
Tôi thầm nghĩ, mọi nguời dân ở đây, các em ở đây đều khó khổ như vậy, mà các em đều muốn đi học, thì tại sao bản thân tôi không thể không vượt qua được con đường mà các em hằng ngày đi”, cô Giang kể.
Hoc sinh Trương phô thông dân tôc ban tru tiêu hoc, trung hoc cơ sơ Vu Kim tâp thê duc buôi sang (anh do nhân vât cung câp).
Cam nhân đâu tiên khi tơi điêm trương của cô giáo này chinh la tinh cam âm ap cua cac đông nghiêp.
Hôi đo, khi cô Giang đên khu tập thể (gọi là khu tập thể thôi, chứ lúc đó là một cái nhà nhỏ, có vài ba phòng, anh em đồng nghiệp sống chung với nhau) đươc cac thây cô chào đón, tro chuyên quan tâm lam long cô âm lai.
“Chắc em đi đường vất vả lắm! Tự nhiên tôi thấy ấm lòng lại, mọi mệt mỏi xua tan đi” – sư chia se cua cac đông nghiêp đi trươc khiên tôi cam thây âm ap vô cung.
Nhưng hanh đông quan tâm đo giup tinh thân cua cô trở nên phấn chấn hơn.
Qua trinh day hoc, đươc hoa minh vơi cac em nho cô Giang cang hiểu hơn sự vât va mà các em đã và đang trải qua để được đi học.
Càng ngày cô càng có thêm động lực dạy học va cang manh mẽ và bền vững cho tới bây giờ.
Đap lai tinh cam cua cô Giang la sư tin yêu cua hoc tro. Năm học 2008-2009, nhà trường tổ chức cuộc bầu chọn giáo viên các em yêu quý nhất.
Video đang HOT
Trước buổi lễ chào cờ cuối cùng của năm học khi tên cô đươc xương lên, cô Giang cang hạnh phúc.
Cô càng tâm huyết dành tình yêu thương và tuổi trẻ để giáo dục các em hơn.
Theo cô Giang, mỗi giáo viên Trường bán trú tiêu hoc, trung hoc cơ sơ Vĩnh Kim đều giành tình yêu thương đặc biệt của mình đối với các em, bản làng và ngôi trường mến yêu này.
Họ vượt qua mọi khó khăn, vươn lên hoàn cảnh sống để được cắm bản, dạy cái chữ cho các em.
Mỗi người một hoàn cảnh nhưng đều chung là xa gia đình, xa con cái, đường sá đi lại vất vả, khó khăn.
Vào những đợt mưa to, có khi cả 2 tuần, 3 tuần ơ trương vi đường đất trơn trợt, lở đường, cây đổ.
Đăc thu hoc sinh nơi trương cô Giang day la cac em dân tôc thiểu số, thường vào dịp cuối năm hay các lễ cúng lúa mới,… học sinh thường bỏ học ở nhà phụ bố mẹ cắt lá chuối, bẻ cây đót bán, có em thì lấy chồng không muốn đi học.
Đặc biệt các em ở các điểm làng xa đường sá đi lại khó khăn, các em phải băng núi vượt sông, đi bộ cả 5 tiếng đồng hồ để tới trường, cuộc sống khó khổ, các em đâm ra chán nản rồi dê bỏ học.
Do đo, có học sinh có nguy cơ bỏ học thì nhà trường đều tổ chức các cuộc vận động học sinh ra lớp.
Hanh trinh đi vân đông hoc sinh tơi trương cua giao viên trương Vu Kim (anh do nhân vât cung câp).
Cô Giang kê vê vân đông hoc sinh tơi trương ơ ban lang O2: “Co nhưng lân đi vân đông hoc sinh đi hoc, phải mất 5 tiếng đồng hồ băng rừng đi bộ. Co đoạn dốc thắng đứng, dường như cô không thể đứng thẳng lên được vì sợ mất thăng bằng, phai bám vao rê cây, gốc cây bên đường đê bò lên tới đỉnh dốc.
Khi các em thấy mặt thầy cô thì bỏ chạy, sợ sệt, mãi đến khi chiều tối chờ gia đình các em đi làm về thì mới đến gặp các em.
Các em ơ lang O2 xuống trương đi hoc đa là một kỳ tích, một thành tích lớn lao. Mong thâm co môt con đương thuân lơi đê cac em ơ đây đên trương đơ vât va”.
Đa 11 năm bám vung cao day hoc có lúc cung nghi chùn bước nhưng động lực giúp vượt qua, gắn bó với nghề, với mái trường thân yêu, các con nhỏ trên mảnh đất đầy sương mù và bụi này chinh la tinh “yêu nghề, yêu trò”.
Trinh Phuc
Theo giaoduc.net
Ở trường San Sả Hồ, mỗi thầy cô làm việc bằng hai
Năm, sáu năm trước, giáo viên còn phải đến từng nhà vận động học sinh đi học. Đến nay, phụ huynh và học sinh đều nhận ra được ý nghĩa và giá trị của việc học.
Những ngày này, thầy và trò trường Tiểu học San Sả Hồ 1 (huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai) vô cùng phấn khởi và náo nức mong chờ ngày trường mình có thể đạt chuẩn Quốc gia.
Cô Lê Thị Thu Hằng, Hiệu trường nhà trường thông báo:
"Toàn xã San Sả Hồ chỉ có duy nhất trường Tiểu học San Sả Hồ 1 là có cơ hội và vinh dự lên chuẩn Quốc gia.
Để đạt được thành quả như thế này, tập thể đội ngũ giáo viên, công nhân viên và các em học sinh phải cố gắng gấp 3-4 lần so với dưới miền xuôi".
Ngày 26/11/2019, trường Tiểu học San Sả Hồ 1 vinh dự được kiểm tra, đánh giá toàn diện trước khi có quyết định thông báo trường đạt chuẩn Quốc gia.
Nhìn lại chặng đường từ một ngôi trường khó khăn, xa địa bàn, các em 100% là người dân tộc Mông đến nay ngôi trường đã từng bước khắc phục khó khăn, đạt được nhiều thành tích, cô Hằng tâm sự:
"Trường có tổng số 314 học sinh thì 100% học sinh là người dân tộc Mông, trong đó 70% học sinh có gia đình thuộc dạng đặc biệt khó khăn.
Chính vì thế những ngày đầu chúng tôi đi vận động các em rất khó khăn, vất vả. Nhà trường phải từng bước tuyên truyền để phụ huynh, học sinh và cả các thầy cô để nâng cao chất lượng giảng dạy, chuyên cần.
Từ những ngày phải đi vận động học sinh đi học cho đến nay tỷ lệ chuyên cần của nhà trường luôn đạt từ 98-99%.
Khi đã kéo được học sinh đến lớp chúng tôi bắt đầu nâng cao chất lượng giảng dạy.
Cũng phải nói để đạt được thành quả như ngày hôm nay có sự vào cuộc, chỉ đạo, quan tâm của Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền.
Bên cạnh đó nhận thức của phụ huynh và học sinh cũng tốt hơn so với trước đây.
Phụ huynh quan tâm đến việc học của con hơn cũng như nhận biết được tầm quan trọng của giáo dục".
Trường Tiểu học San Sả Hồ vinh dự có cơ hội lên chuẩn Quốc gia (Ảnh:giaoduc.net.vn)
Những tín hiệu lạc quan và triển vọng về giáo dục vùng cao được thể hiện rõ nét qua sự khang trang, sạch đẹp của những ngôi trường tại tỉnh Lào Cai.
Bồi hồi nhớ lại những năm tháng đã qua, bản thân cô Hằng cũng không thể ngờ ngôi trường lụp xụp ngày nào, thiếu phòng học, phòng ăn, phòng ở cho học sinh đã thay da, đổi thịt nhanh đến như vậy.
Cô Hằng nói: "Hiện nay sự đầu tư cơ sở vật chất của Nhà nước rất mạnh mẽ. Tất nhiên nếu so sánh với dưới xuôi thì không thể bằng. Nhưng đối với chúng tôi như thế này cũng là tốt hơn trước rất nhiều.
Nhà trường vẫn nói với phụ huynh: Các anh chị gửi con cho nhà trường chăm. Đến trường các con được ăn ngon, mặc ấm, cha mẹ không phải lo lắng gì.
Lúc đầu thì phụ huynh vẫn có người phản đối nhưng đến bây giờ các con đi học đôi khi cuối tuần là không muốn về nhà.
Vì ở trường được ăn ngon hơn, vui hơn lại được các thầy cô chăm sóc tỉ mỉ từ cái nết ăn, nết ở cho đến vệ sinh cá nhân. Phụ huynh vì thế họ rất yên tâm".
Hoạt động dạy và học được nhà trường nâng cao và từng bước cải thiện (Ảnh:giaoduc.net.vn)
Để đạt được thành quả như ngày hôm nay cũng không thể không nhắc đến sự hi sinh và tình thương yêu của các thầy cô giáo tại trường Tiểu học San Sả Hồ 1.
"Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo, khi đến trường cô giáo như mẹ hiền", câu hát này rất đúng với những giáo viên tại các trường bán trú - công việc mà cô hiệu phó Trần Thị Thanh Thảo ví von: "Chăm con người khác còn hơn chăm con mình".
Cô Thảo tâm sự: "Trường của chúng tôi có 106 học sinh bán trú.
Các em sẽ học từ thứ 2 đến thứ 6 và nghỉ thứ 7, chủ nhật.
Ở trường, các thầy cô thay cha, thay mẹ chăm các em hơn chăm con mình.
Công tác bán trú nói chung thời gian đầu sẽ gặp nhiều khó khăn đòi hỏi người giáo viên phải thực sự tỉ mỉ và đong đầy tình yêu thương.
Thứ nhất, các em xuống đây vẫn quen cung cách sinh hoạt, ăn uống khi ở nhà cho nên thầy cô phải mất thời gian rèn các em vào nền nếp.
Thứ hai, nhiều em chưa nói sõi tiếng phổ thông và hay nhớ nhà cho nên các cô phải chăm nom, vỗ về.
Nhưng khi các em đi vào nề nếp rồi thì việc mình hướng dẫn, chăm các em sẽ đơn giản hơn nhiều. Khó khăn nhất vẫn là 2 tuần đầu tiên của năm học".
Học sinh vui vẻ đón nhận những món quà từ các nhà hảo tâm (Ảnh:giaoduc.net.vn)
Khi nói về những khó khăn và sự hi sinh của giáo viên vùng cao, cô Thảo chia sẻ:
"Trường tôi chỉ có 2 giáo viên là người bản địa còn hầu hết là giáo viên từ các tỉnh miền xuôi lên.
Đối với công tác bán trú, các thầy cô phải phân công nhau trực tại trường. Kết thúc một ngày học, giáo viên phải ở lại trực trường, dạy các em đến 9 giờ tối. Học sinh đi ngủ đâu đấy hết thì mình mới đi nghỉ.
Việc đi lại bây giờ đã thuận tiện hơn nhưng trước đây rất khó khăn do xa trung tâm, đường rừng núi.
Để hoàn thành tốt công việc chúng tôi cũng rất cần sự ủng hộ, cảm thông của gia đình và sự quan tâm của Nhà nước, các cấp chính quyền.
Nhằm khắc phục rào cản ngôn ngữ, giáo viên tham gia những lớp học tiếng người Mông để có thể giao tiếp với các em tốt hơn. Công việc mặc dù vất vả nhưng rất vui vì học sinh ở đây rất tình cảm".
Khẩu hiệu: Tất cả vì học sinh thân yêu (Ảnh:giaoduc.net.vn)
Đôi điều tâm sự của những giáo viên tại trường Tiểu học San Sả Hồ 1 cũng không thể nào diễn tả hết những khó khăn của thầy và trò nơi đây.
Để vượt qua những khó khăn này và từng bước đạt chuẩn nhà trường phải nỗ lực gấp 3-4 lần so với các trường miền xuôi.
Đúng như lời cô Hằng đã nói: "Ở trường các thầy cô như người cha, người mẹ của học sinh. Chỉ cần có tình yêu thương và sự quyết tâm, khó khăn nào cũng vượt qua".
Vũ Ninh
Theo giaoduc.net
Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11: Thắp sáng vùng cao Bằng niềm say mê và lòng nhiệt huyết của mình, những người thầy, cô đã và đang đóng góp sức lực và trí tuệ của mình trong công cuộc thắp sáng vùng cao. Ghi nhớ lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Đồng bào các nơi khác, nhất là cán bộ từ khu đến huyện cần phải ra sức giúp đỡ đồng...