Lên phương án chuẩn bị tốt nhất chương trình mới
Là địa phương có quy mô giáo dục lớn nhất cả nước, công tác chuẩn bị triển khai các điều kiện để áp dụng chương trình, SGK giáo khoa mới được Hà Nội chuẩn bị từng bước, chắc chắn để có phương án chuẩn bị tốt nhất.
ảnh minh họa
Giải đáp băn khoăn về giáo viên
Tại hội nghị trực tuyến triển khai công tác chuẩn bị các điều kiện để áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới được Sở GD&ĐT tổ chức hôm nay (20/1), có những ý kiến bày tỏ băn khoăn về vấn đề giảm tải, cơ sở vật chất, nhu cầu giáo viên, đặc biệt là giáo viên những môn học mới.
GS Nguyễn Minh Thuyết – Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông – cho biết: Yêu cầu của chương trình mới cao vì đích hướng tới là học sinh phải có năng lực, phẩm chất; chúng ta sẽ đào tạo lứa học sinh không phải biết gì mà làm được gì. Đó cũng là cái khó nhất của chương trình mới.
Với khó khăn đó thì phải làm thế nào? GS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng, ngay sau khi ban hành chương trình mới sẽ tổ chức tập huấn giáo viên để thầy cô thật “thấm” về chương trình. Việc tập huấn sẽ theo lộ trình từng năm triển khai áp dụng chương trình mới như Nghị quyết 51 của Quốc hội. Các trường sư phạm cũng sẽ phối hợp cùng Ban soạn thảo xây dựng chương trình đào tạo mới để đào tạo giáo viên dạy tích hợp; đồng thời đào tạo giáo viên lấy chứng chỉ để có thể một mình dạy môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý trong chương trình mới.
“Chúng ta có đủ thời gian vì từ nay đến năm chúng ta triển khai chương trình mới ở THCS còn từ 3-4 năm. Việc này cũng đã có tính toán” – GS Nguyễn Minh Thuyết .
Ý kiến từ cơ sở, ông Lê Hồng Vũ – Trưởng phòng GD&ĐT Tây Hồ – cho biết không lo về năng lực đội ngũ nhưng lại băn khoăn về nhiệt huyết của các thầy cô. Khắc phục điều này, ngoài nâng cao nhận thức, rất cần có các chính sách, chế độ đãi ngộ với cả giáo viên tham gia các chương trình bồi dưỡng và giáo viên thực hiện chương trình mới.
Chuẩn bị đội ngũ, PGS.TS Nguyễn Thị Yến Phương – Hiệu trưởng Trường Bồi dưỡng cán bộ giáo dục Hà Nội nhấn mạnh cần khẩn trương xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên; chuẩn bị tốt các điều kiện thực hiện, trong đó chú trọng bồi dưỡng đội ngũ của trường, có chính sách thu hút người giỏi về trường bồi dưỡng. Cùng với đó, xây dựng mạng lưới chuyên gia là cán bộ quản lý, giáo viên giỏi của các trường trên địa bàn; liên kết chặt chẽ với cơ sở giáo dục ĐH, Viện nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội trong xây dựng chương trình, tài liệu bồi dưỡng.
“Có thể đầu tư tại Trường Bồi dưỡng cán bộ giáo dục Hà Nội một trung tâm điều khiển trực tuyến để trường có thể kết nối trực tiếp với 30 quận huyện thực hiện bồi dưỡng giáo viên trực tuyến. Cần đầy mạnh ứng dụng CNTT để tăng hiệu quả công tác bồi dưỡng, như xây dựng trung tâm tư liệu của trường thành thư viện điện tử để tất cả giáo viên có thể truy cập, xem các bài giảng mẫu” – PGS.TS Nguyễn Thị Yến Phương kiến nghị.
Nhấn mạnh khâu đánh giá trong bồi dưỡng giáo viên, PGS.TS Nguyễn Thị Yến Phương cũng đề nghị xem xét chức năng của trường bồi dưỡng trong cấp chứng nhận, chứng chỉ của giáo viên thành phố khi hoàn thành chương trình bồi dưỡng.
Hội nghị trực tuyến triển khai công tác chuẩn bị các điều kiện để áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới
Hà Nội nên có đề án riêng về cơ sở vật chất, thiết bị trường học
Về cơ sở vật chất, nhiều trường học tại Hà Nội, đặc biệt nội đô sĩ số vượt quá quy định. Việc khắc phục, theo GS Nguyễn Minh Thuyết là theo lộ trình, năm đầu tiên tập trung ở lớp 1, năm sau đến lớp 2…, không phải thực hiện ngay một lúc cho 12 lớp ở cả 3 cấp học.
Video đang HOT
Liên quan đến vấn đề này, ông Phạm Hùng Anh – Phó Cục trưởng phụ trách Cục Cơ sở vật chất và Thiết bị trường học (Bộ GD&ĐT) – cho rằng: Chương trình mới được thiết kế làm sao để có thể tận dụng tối đa cơ sở vật chất hiện có. Việc rà soát và bố trí sử dụng lại cơ sở vật chất hiệu quả là rất quan trọng. Ví dụ, phần quang hình (môn Vật lý) sẽ không còn dạy ở THPT mà dạy ở THCS trong môn Khoa học tự nhiên, nên trang thiết bị quang hình ở THPT cần được rà soát, sắp xếp cho các trường THCS. Hay việc sắp xếp lại trang thiết bị cho phòng học bộ môn ở THCS để phục vụ yêu cầu dạy học môn học mới như Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý…
Cùng với đó là việc rà soát, sắp xếp để đảm bảo sĩ số học sinh tiểu học theo đúng quy định của Bộ GD&ĐT. Khi đó, nhu cầu phòng học ở tiểu học sẽ tăng lên, đồng thời với việc cần bổ sung thêm hệ thống phòng học ngoại ngữ, máy tính…
Ông Phạm Hùng Anh cho rằng, Sở GD&ĐT Hà Nội nên có đề án riêng về cơ sở vật chất, thiết bị trường học trình HĐND, UBND, làm căn cứ cho các quận huyện, nhà trường tổ chức thực hiện theo lộ trình đổi mới chương trình, SGK. Bộ GD&ĐT sẵn sàng hỗ trợ Hà Nội để xây dựng đề án này.
Bộ GD&ĐT cũng sẽ ban hành danh mục thiết bị dạy học sớm; đồng thời hanhf các hệ thống quy chuẩn các phòng chức năng và ban hành trong năm 2018 để các trường có kế hoạch bổ sung.
Đại biểu trao đổi ý kiến tại hội nghị
Chủ động chuẩn bị điều kiện cho chương trình mới
Ông Chử Xuân Dũng cho biết, sau Hội nghị này, Sở GD&ĐT sẽ xây dựng Kế hoạch chi tiết về việc tiếp tục thực hiện đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông theo kết luận của Bộ trưởng và các văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT và Thành phố.
Đồng thời, chủ động phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các Sở, ban ngành liên quan, các trường Sư phạm tham mưu UBND Thành phố về việc tăng cường ngân sách, kinh phí, cơ sở vật chất cho các cơ sở giáo dục phổ thông; công tác quy hoạch mạng lưới trường lớp; công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ; công tác tài chính phục vụ đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông…
Cùng với đó, xây dựng kế hoạch kiểm tra, rà soát lại đội ngũ, xác định nhu cầu giáo viên theo lộ trình thực hiện chương trình, SGK mới; xây dựng kế hoạch phối hợp, liên kết với các cơ sở đào tạo giáo viên trên địa bàn để đặt hàng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, CBQL; kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng đại trà cho giáo viên về chương trình, SGK mới;
Chỉ đạo các cơ sở giáo dục phổ thông chủ động kiểm tra, rà soát việc đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, trong đó ưu tiên mục tiêu dạy học 2 buổi/ngày ở cấp Tiểu học…
Để chuẩn bị tốt các điều kiện để áp dụng chương trình, SGK mới theo đúng lộ trình, Sở GD&ĐT đề xuất Bộ GD&ĐT sớm ban hành các văn bản chỉ đạo cụ thể về điều kiện, tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; yêu cầu, tiêu chuẩn về đội ngũ; cơ chế tài chính cho công tác mua sắm bổ sung cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ… để phục vụ đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông. Chỉ đạo các trường ĐH, CĐ sư phạm phối hợp, hỗ trợ trong công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, CBQL.
Theo Giaoducthoidai.vn
Bài học áp dụng SGK, phương pháp dạy học từ một mô hình giáo dục
VNEN là bước thử nghiệm việc đổi mới chương trình và SGK giáo dục phổ thông. Cần rút ra các bài học về sự đổi mới từ mô hình của VNEN, nhưng không chỉ dừng lại như mô hình VNEN của Dự án.
ảnh minh họa
TS Nguyễn Vinh Hiển - nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT - điều này với báo Giáo dục và Thời đại.
Điều kiện cơ sở vật chất: quan trọng là phù hợp và dễ tiếp cận
- Bộ GD&ĐT ban hành công văn số 3459/BGDĐT-GDTrH, yêu cầu các cơ sở GD&ĐT rà soát, đảm bảo các điều kiện thực hiện mô hình Trường học mới. Liệu tiêu chí rà soát điều kiện cơ sở vật chất của các địa phương có quyết định tương lai của VNEN hay không?
Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học là một trong những điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục, bởi nó là phương tiện để tổ chức có hiệu quả hoạt động giáo dục lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm. Tuy nhiên, điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học không đồng nghĩa với việc phải trang bị hiện đại, đắt tiền mà quan trọng hơn là "phù hợp và dễ tiếp cận" (Đây là 1 trong 10 tiêu chí đánh giá chất lượng trường học của UNESSO).
Cũng như tất cả các phương pháp dạy học tích cực khác, phương pháp dạy học trong VNEN cũng cần có cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để đáp ứng việc tổ chức hoạt động học của học sinh, nhưng không phải là điều kiện quyết định.
Hoạt động học tích cực, tự lực của học sinh trong lớp học có thể được tổ chức chỉ với việc sử dụng sách giáo khoa và bảng đen, kể cả các hoạt động học có nội dung gắn với thí nghiệm nhưng không đủ điều kiện thực hiện thí nghiệm đó.
Trong trường hợp này, học sinh sẽ không được thao tác làm thí nghiệm nhưng thay vào đó, có thể sử dụng số liệu thí nghiệm trong sách giáo khoa hoặc số liệu do giáo viên cung cấp để thực hiện các hoạt động học tích cực tiếp theo (xử lý số liệu, rút ra kết luận).
Tuy nhiên, cơ sở vật chất tốt là điều kiện hỗ trợ để thực hiện có hiệu quả hơn phương thức giáo dục lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm, trong đó có "phương pháp VNEN", do đó Bộ yêu cầu các địa phương phải đảm bảo đủ điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học theo Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu của Bộ.
Đây là điều kiện chung được bảo đảm đối với mọi nhà trường, nhất là trong bối cảnh chúng ta đang tích cực chuẩn bị để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới. Công văn 3459 chỉ là nhắc lại yêu cầu đó chứ không có yêu cầu gì mới.
- VNEN là mô hình phù hợp với lớp ghép có sĩ số ít, hay sĩ số đông và lớp chật vẫn dạy, thưa ông?
Ở nước ta hiện nay số lớp ghép không nhiều, mô hình VNEN được thiết kế để dạy các lớp học sinh chỉ có một trình độ nhưng cũng áp dụng được đối với các lớp ghép. Tuy nhiên, nếu dạy ở lớp một trình độ thì dễ dàng hơn.
Như đã nói ở trên, bản chất của "phương pháp VNEN" là thực hiện phương thức giáo dục lấy hoạt động học làm trung tâm, nên trong mỗi bài học đều nhấn mạnh đến hoạt động cá nhân, tạo cơ hội và yêu cầu mọi học sinh phải tích cực hoạt động để kiến thức thu được là chắc chắn, tin tưởng.
Nhưng cùng với việc học cá nhân và sau hoạt động học cá nhân, học sinh cần phải thảo luận với bạn ngồi bên, sau đó là thảo luận theo nhóm và có thể toàn lớp, qua đó học sinh được rèn luyện nhiều kĩ năng và hỗ trợ lẫn nhau trong học tập, kiến thức thu được sẽ trở nên chính xác và hoàn thiện thông qua hoạt động "chốt" kiến thức.
Nhưng nếu học sinh không thể "chốt" được kiến thức thì cuối cùng giáo viên phải "chốt" kiến thức, kĩ năng, đảm bảo cho mọi học sinh trong lớp tiếp thu, ghi được kiến thức và vận dụng.
Như vậy bản chất của phương pháp này là học cá nhân, kết hợp học tương tác, trong đó học cá nhân là quyết định. Trao đổi cặp đôi là cần thiết, trao đổi theo nhóm và theo lớp là quan trọng, chứ không phải là bắt buộc. Tất nhiên, lớp học có sĩ số càng ít thì việc tổ chức hoạt động học như vậy sẽ càng hiệu quả hơn (cho dù sử dụng phương pháp dạy học nào).
Trong điều kiện nước ta hiện nay, việc phải thực hiện đổi mới phương pháp dạy học trong điều kiện sĩ số lớp đông 35-45 học sinh/lớp là không tránh khỏi. Điều kiện quan trọng nhất để thực hiện được điều đó là năng lực và tâm huyết của đội ngũ giáo viên mà Bộ đang tích cực chuẩn bị để triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.
Liệu có sách giáo khoa VNEN?
- Tài liệu "hướng dẫn học" của mô hình VNEN có phải SGK hay không?
Có thể nói rằng có 2 mô hình sách giáo khoa (SGK) điển hình là SGK mô hình thuyết trình và SGK mô hình hoạt động. Với SGK mô hình thuyết trình, mỗi bài học được trình bày dưới dạng một văn bản thuyết trình, cung cấp kiến thức có sẵn cho học sinh; cuối bài có câu hỏi, bài tập để củng cố, vận dụng kiến thức và rèn luyện kĩ năng.
SGK hiện hành của Việt Nam chủ yếu là SGK mô hình thuyết trình. Nhưng SGK mô hình hoạt động thì không trang bị kiến thức viết sẵn, mà hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động học để tìm kiến thức.
Học theo SGK mô hình hoạt động, HS không chỉ tiếp thu được kiến thức mà còn phát triển năng lực tự học và nhiều phẩm chất, năng lực khác. Tài liệu Hướng dẫn học của VNEN được viết theo SGK mô hình hoạt động để hướng dẫn học sinh tự học.
Hoạt động của GV không phải là trực tiếp giảng bài mà chuyển sang gợi ý, hướng dẫn, hỗ trợ, trọng tài thảo luận, kiểm soát quá trình và kết quả học. Khi nào HS khó khăn, không thể tự tìm được kiến thức thì GV hỗ trợ (lúc đó mới có thể phải giảng bài với mức độ cần thiết) cho cá nhân, hoặc nhóm, hoặc cả lớp để HS đạt được mục tiêu bài học.
Tuy nhiên, tài liệu "Hướng dẫn học" của VNEN được biên soạn dựa trên SGK hiện hành, bảo đảm mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành. Vì vậy, học sinh học theo mô hình VNEN có thể sử dụng tài liệu "Hướng dẫn học" thay cho SGK hiện hành.
Trên thực tế Bộ không còn thí điểm tài liệu "Hướng dẫn học" sau khi Dự án đã kết thúc vào cuối năm học 2015 - 2016. Nhưng như đã biết, toàn bộ tài liệu "Hướng dẫn học" của Dự án đều đã được Bộ tổ chức biên soạn, thẩm định trước khi cho phép sử dụng thí điểm và trong thực tiễn tài liệu đã phát huy được ưu điểm nổi bật là tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh.
Thực hiện tinh thần các Công văn 4068, 3459, Bộ GD&ĐT đã tổ chức rà soát, thẩm định lại toàn bộ tài liệu "Hướng dẫn học", các Hội đồng thẩm định đều kết luận tài liệu đạt đủ các điều kiện để được sử dụng (và có góp ý điều chỉnh những tình tiết nhỏ) nên Bộ cho phép hoàn thiện và sử dụng tiếp tục từ năm học 2017-2018 trên tinh thần tự nguyện và chỉ có giá trị cho đến khi cả nước áp dụng các SGK mới của từng cấp lớp phù hợp với chương trình GDPT mới theo Nghị quyết 88 của Quốc hội.
- Liệu "sách giáo khoa VNEN" có thể là một trong những bộ SGK phục vụ chương trình giáo dục phổ thông mới?
Như trên đã nói, tài liệu Hướng dẫn học của VNEN đã được viết theo mô hình SGK hoạt động và có nhiều ưu điểm nổi bật. Để hỗ trợ giáo viên và học sinh đổi mới phương pháp dạy, phương pháp học, thì SGK cần được viết theo mô hình hoạt động. "Sách giáo khoa VNEN" (áp dụng cho chương trình giáo dục phổ thông mới) là cách nói tắt đối với SGK mô hình hoạt động chứ không phải là bộ tài liệu Hướng dẫn học hiện nay của VNEN.
NQ 88 qui định "một chương trình, nhiều sách giáo khoa" và tất cả các SGK đều phải đảm bảo tiêu chí do Bộ ban hành, kể cả bộ SGK do Bộ tổ chức biên soạn. Sau khi được Bộ thẩm định, cho phép sử dụng thì các cơ sở giáo dục có quyền lựa chọn sử dụng bộ SGK nào, thậm chí là có thể lựa chọn từng đầu SGK ở nhiều bộ SGK khác nhau.
Theo đó, có thể có những bộ SGK được biên soạn theo mô hình hoạt động như kiểu tài liệu "Hướng dẫn học" của VNEN hiện nay, sau khi Chương trình giáo dục phổ thông mới được ban hành. Tuy nhiên, việc có hay không có bộ SGK như vậy còn tùy thuộc vào các tổ chức, cá nhân tham gia biên soạn và sách có qua được vòng thẩm định của Bộ hay không.
- Xin cảm ơn TS!
Theo Giaoducthoidai.vn
Đắk Nông ban hành kế hoạch truyền thông giáo dục Sở GD&ĐT Đắk Nông ban hành kế hoạch công tác truyền thông về GD&ĐT năm học 2017-2018. ảnh minh họa Theo đó, nội dung truyền thông tập trung nhiệm vụ trọng tâm trong năm học 2017- 2018: Đổi mới chương trình, SGK giáo dục phố thông; sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục và Luật giáo dục ĐH. Kế...