Lên kịch bản tìm kiếm trong trường hợp nguồn phóng xạ bị chôn lấp
“Trường hợp nguồn phóng xạ chôn sâu dưới 10m, đo ở trên không nhận được thông tin sẽ tính đến phương án đào bới, đo đạc”, Cục trưởng Cục An toàn và Hạt nhân cho biết.
Liên quan đến vụ việc mất nguồn phóng xạ Co-60 của nhà máy Pomina 3, ông Vương Hữu Tấn, Cục trưởng Cục An toàn và Hạt nhân cho biết, ngày 9.4, đoàn chuyên gia của Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với các đơn vị chức năng đã tìm kiếm nguồn phóng xạ bị thất lạc tại một số cơ sở nấu chì ở Bà Rịa – Vũng Tàu và mở rộng khu vực tìm kiếm đến huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Đồng thời UNBD tỉnh đã có công văn gửi các tỉnh lân cận như Bình Dương, Đồng Nai, TP HCM nhờ hỗ trợ tìm kiếm.
Hình ảnh thiết bị chứa nguồn phóng xạ Co-60 bị thất lạc tại Bà Rịa – Vũng Tàu. Ảnh: Lê Mai
Thứ hai, trong bình chứa cả chì để cản phóng xạ, rất nhiều khả năng nguồn phóng xạ được mang đến cơ sở thu mua phế liệu để làm chì. Thứ ba, nếu thanh nguồn đó rớt ra đưa vào phế liệu có thể được bán trở lại cho các nhà máy tái chế thép, khi nấu lên nguồn đó sẽ lẫn vào các sản phẩm thép tái chế nên dùng thiết bị đo có thể ghi được phóng xạ. Do vậy, chúng tôi cũng lên phương án đến các nhà máy tái chế thép để tìm. Hiện nay, chuyên gia của Bộ KH&CN phối hợp với các đơn vị chức năng đã tìm kiếm nguồn phóng xạ bị thất lạc tại một số cơ sở nấu chì ở Bà Rịa – Vũng Tàu và mở rộng khu vực tìm kiếm đến huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Nếu giả sử trường hợp nguồn phóng xạ chôn sâu dưới 10m, đo ở trên không nhận được thông tin sẽ tính đến phương án đào bới, đo đạc.Theo ông Vương Hữu Tấn, những giải pháp tìm kiếm trong thời gian tiếp là: Thứ nhất, phối kết hợp với công an điều tra. Theo đó, phía an ninh, công an sẽ điều tra xác định rõ những kênh có khả năng mang nguồn phóng xạ từ nhà máy ra ngoài. Khi khoanh vùng được đối tượng sẽ đặt ra các kịch bản để tìm kiếm. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, do hình thù của nguồn phóng xạ giống như cục sắt nên không loại trừ khả năng khi đưa ra ngoài xã hội nguồn phóng xạ sẽ được bán dạng phế liệu. Vấn đề quan trọng nhất cần phải tìm hiểu trong thời gian gần đây có ai bán nguồn phóng xạ này.
Ông Tấn cho hay, đây không phải là sự cố mất nguồn phóng xạ lần đầu tiên ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Mặc dù các nước trên thế giới đều có quy định về quản lý nhưng tình trạng mất nguồn phóng xạ vẫn xảy ra.
“Theo báo cáo của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế năm 2013, từ năm 1993-2012, có 615 vụ mất nguồn. Trung bình mỗi năm có 35-40 vụ mất nguồn. Gần đây nhất vào tháng 3.2015, tại Ba Lan mất 20 nguồn phóng xạ tương tự như nguồn phóng xạ của Việt Nam, đến thời điểm này họ vẫn chưa tìm thấy.”- ông Tấn thông tin.
Theo_Dân việt
Video đang HOT
Nguồn phóng xạ nguy hiểm đã bị mất cách đây... 5 tháng?
Liên quan đến việc nguồn phóng xạ Co-60 của nhà máy thép Pomina 3 bị thất lạc, PV Dân trí đã trao đổi với ông Đào Đức Hùng, nguyên là nhân viên an toàn bức xạ Nhà máy thép Pomina 3, người đã báo sự cố mất nguồn phóng xạ lên lãnh đạo nhà máy.
Ông Đào Đức Hùng (54 tuổi) tưng la nhân viên an toàn bức xạ Nhà máy thép Pomina 3 (KCN Phú Mỹ, huyện Tân Thành)
Theo ông, đầu tháng 4/2015, nhà máy làm đơn trình báo cơ quan chức năng nguồn phóng xạ bị thất lạc vào giữa tháng 3/2015 có đúng với bản chất sự việc?
Sự việc thiết bị nguồn phóng xạ bị thất lạc tôi đã trình báo cho anh Tuấn - Phó tổng giám đốc nhà máy ngay sau khi phát hiện, tức ngày 17/11/2014.
Ông có thể trình bày cu thê hơn về nguyên nhân thất lạc của nguồn phóng xạ Co-60?
Khoảng đầu tháng 9/2014, trong lúc sản xuất đúc phôi thép đã xảy ra sự cố khiến thép lỏng tràn ra ngoài và chảy xuống nguồn phóng xạ được đặt bên dưới. Để kiểm tra nguồn phóng xạ, tôi đã xuống Nhà máy thép Pomina 2 để mượn máy móc về kiểm tra và phát hiện nguồn bức xạ của thiết bị này cao hơn ngưỡng cho phép hàng trăm lần. Việc rò rỉ phóng xạ này rất nguy hiểm.
Theo tôi, có thể do nhiệt độ thép lỏng quá cao nên làm nóng chảy phầnchi bảo vệ nguồn phóng xạ. Nguồn phóng xạ chỉ lớn bằng hạt đậu đen, được đặt giữa lớp chì đông đặc và được bao bọc bởi vỏ inox bên ngoài, có khả năng bị trôi về sát vỏ inox. Chinh vi vây, khả năng phóng xạ ra ngoài se cao hơn.
Vậy sau khi xác định nguồn phóng xạ bị hỏng, ông đã xử lý như thế nào?
Sự việc nguồn phóng xạ bị hỏng tôi đã trình báo lên lãnh đạo nhà máy ngay sau đó. Vì nhà máy không có kho chuyên dụng nên tôi đem gửi tạm nguồn phóng xạ này ở kho chứa vật tư. Tất nhiên, khu vực để nguồn phóng xạ được đăt ơ môt nơi biệt lâp để cảnh báo và đảm bảo an toàn cho công nhân công ty thường xuyên ra vào lấy hàng hóa. Tuy nhiên, cung trong thời gian này, anh em bên bộ phận sản xuất phản ứng rất dữ dội vì viêc cât giư thiêt bi hư hong tai đây rât nguy hiểm, đe doa tới sức khỏe của họ khi ra vào kho lấy vật tư mỗi ngày...
Trước tình huống này tôi đã báo cáo lên công ty. Ngày 30/9/2014, tôi làm tờ trình xin mua chì về bọc lại nguồn phóng xạ. Tuy nhiên, thời gian chờ chì quá lâu, bản thân tôi và anh em cũng rất sốt ruột.
Trong lúc này, tổ trưởng sản xuất gây áp lực cho tôi và báo cáo lên Phó giám đốc sản xuất của nhà máy. Cuối cùng tôi đành phải tìm cách di dời nguồn thiết bị này sang chỗ khác. Việc di dời tôi tự làm lấy vì không ai dám cộng tác thực hiện việc này. Tôi đặt nguồn phóng xạ này vào một thùng gỗ lớn và dùng xe di chuyển ra ngoài.
Để đảm bảo an toàn cho mọi người tôi đã chọn khu vực ít người qua lại. Tôi chọn ngay vị trí của 2 chiếc máy mà công ty mới nhập về, bởi ở đó cũng khá an toàn. Tôi cẩn thận đặt nhiều bao bố phía thùng gỗ. Hằng ngày tôi đều kiểm tra cẩn thận: buổi sáng, giờ cơm trưa cũng như trước khi ra về tôi đều tới dở bao bố lên xem mới an tâm.
Vậy đến khi nào ông phát hiện nguồn phóng xạ bị mất?
Ngày 17/11, tôi đi kiểm tra thì phát hiện nguồn phóng xạ này bị mất. Tôi khá bất ngờ vì nhìn hiện trường thì không có gì thay đổi. Bao bố vẫn còn phủ trên thùng gỗ, đến khi mở lên thì mới biết mất nguồn phóng xạ. Nếu tôi chủ quan, không mở bao lên xem thì cũng không thể phát hiện. Tôi lập tức thông báo với mấy anh em bên tổ hiện trường để cùng nhau tìm kiếm.
Đến sáng 18/11, tôi trình báo sự việc lên anh Tuấn. Anh Tuấn có chỉ đạo đi tìm nhưng một mình tôi thì không tìm được. Phía nhà máy cũng không triển khai thành đoàn hay có biện pháp tìm kiếm hiệu quả. Cómôt điêu đang lưu y ơ đây la cho đến thời điểm thiêt bị nay bi mất thichì vẫn chưa về đến nhà máy. Trong khoảng thời gian trên, phía công ty vẫn không co đông thai nao trong viêc trình báo vụ việc mất nguồn phóng xạ cho các cơ quan chức năng, mà keo dai mai tới đầu tháng 4/2015.
Ông có thể nói rõ lý do ông xin nghỉ việc tại Nhà máy thép Pomina 3?
Tháng 3/2015 tôi đưa đơn xin nghỉ việc vì lý do sức khỏe nhưng không được phía nhà máy giải quyết và còn nợ lại lương tháng 3 của tôi. Theo giải thích của nhân viên kế toán, vì tôi "dính vụ" bản tường trình về việc mất nguồn phóng xạ nên chưa được giải quyết lương của tháng 3.
Đến ngày 1/4, tôi nghỉ việc tại nhà máy. Đến 2/4 thì nhận thông báo cơ quan điều tra mời lên làm việc về việc mất nguồn phóng xạ trên.
Vậy tại sao khi phát hiện mất nguồn phóng xạ nguy hiểm này ông không trình báo cơ quan chức năng?
Thú thật trên thực tế tôi chỉ là một công nhân lao động bình thường chịu sự quản lý của lãnh đạo nhà máy. Vì vậy, khi nhà máy xảy ra sự cố trách nhiệm của tôi là báo cáo với lãnh đạo mà thôi. Còn việc có báo với cơ quan chức năng hay không là thẩm quyền của ban lãnh đạo. Nhưng trước khi nghỉ tôi có thông báo nếu lãnh đạo nhà máy không báo cho cơ quan chức năng biết thì khi nghỉ việc tôi sẽ báo. Vì nếu để lọt nguồn phóng xạ ra ngoài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nhiều người.
Nhưng có vấn đề tôi còn thắc mắc là với hệ thống an ninh nghiêm ngặt, kẻ trộm khó lòng đột nhập được. Vả lại, nếu có vào lấy cắp thì chọn nhiều thứ khác giá trị như hai chiếc máy ơ vi tri bên cạnh hoăc nhưng thứ khác giá trị hơn chứ ai đi lấy thiết bị "đen xì" như thế?
Xin cám ơn ông!
Nguyễn Nam
Theo Dantri
Tâm sự 'tê lòng' của người báo mất nguồn phóng xạ Tối 8/4, tại nhà riêng ở TP Vũng Tàu (Bà Rịa Vũng Tàu), ông Đào Đức Hùng (SN 1961) người làm công tác an toàn sản xuất tại nhà máy luyện phôi thép Pomina 3, Công ty CP Thép Pomina tại KCN Phú Mỹ I (huyện Tân Thành) đã kể lại toàn bộ vụ việc liên quan đến việc thiết bị chứa nguồn...