Lên Đồng Văn, đừng quên Phố Bảng, Phố Là
Nếu đã có công lên đến cao nguyên đá Đồng Văn , hãy dành ít thời gian để đến thị trấn Phố Bảng và xa hơn chút nữa là xã Phố Là.
Cả hai đều thuộc H.Đồng Văn, Hà Giang và rất đáng đến trong hành trình tới miền cực Bắc Tổ quốc.
Cao nguyên đá Đồng Văn (nằm trên 4 huyện của tỉnh Hà Giang là Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc) đang mùa du lịch rộn ràng nhất trong năm.
Ngoài ngắm hoa tam giác mạch phủ trên các sườn núi, một số điểm tham quan cơ bản của du khách tại đây là núi đôi H.Quản Bạ, thăm ngôi nhà trong phim Chuyện của Pao, dinh nhà Vương, Cột cờ Lũng Cú, phố cổ Đồng Văn (đều ở H.Đồng Văn). Đèo Mã Pì Lèng và đi thuyền trên sông Nho Quế (H.Mèo Vạc) đều là những điểm tham quan thú vị.
Tuy nhiên, do ít được quảng bá, nhiều du khách đã không biết đến thị trấn Phố Bảng, một địa chỉ tham quan rất ấn tượng với các ngôi nhà cổ còn lưu giữ, xa hơn chút nữa là xã Phố Là, trong một thung lũng thanh bình, có những cây sa mộc cao vút.
Trên QL4C, trước khi tới Sủng Là, có một lối rẽ trái để đi Phố Bảng. Đường khá đẹp và thị trấn nhỏ vùng biên sẽ hiện ra trước mắt sau chỉ hơn 10 phút chạy xe. Phố Bảng, có người gọi là Phó Bảng (theo cách nói của người dân tộc Hoa), vốn là thủ phủ của H.Đồng Văn cũ. Sau cuộc chiến tranh biên giới năm 1979, trung tâm hành chính H.Đồng Văn chuyển về thị trấn Đồng Văn, khiến Phố Bảng dần bị lãng quên.
Phố Bảng đang thay đổi khá nhiều, nhưng một ngày đầu thu 2019, khi trở lại đây sau 5 năm, chúng tôi vẫn cảm thấy thích thú khi trên 2 dãy phố chính của thị trấn vẫn còn khoảng 30 ngôi nhà trình tường (tường nhà nện bằng đất núi) và lợp mái bằng ngói đất nung màu xanh xám, có hình máng nước. Một viên ngửa, một viên úp nên gọi đó là ngói máng, hoặc ngói âm dương.
Đây là những ngôi nhà của người Hoa, với cửa nhỏ và thấp, bên trong có nhiều gian để các thế hệ cùng chung sống. Các ngôi nhà đều mở cửa ra đường, bên các thềm nhà, đâu đó có những bia đá giống chiếc mui rùa, dành cho người đã khuất, hoặc vài đống ngói máng dỡ từ những ngôi nhà vừa bị phá. Trong nhà khá tối, nhà nào cũng có tầng áp mái đầy bồ hóng là nơi chất lúa, ngô. Ngoài đường, hôm chúng tôi đến, người Phố Bảng còn phơi đầy lúa trên những tấm bạt lớn, khiến thị trấn vùng biên ải càng thêm phần yên tĩnh, thanh bình.
Người dân Phố Bảng chủ yếu là dân tộc Hoa và Mông, làm nông và ngạc nhiên chưa, giữa thị trấn xa vắng này, lại có một cánh đồng trồng hoa hồng rất đẹp rộng khoảng 5.000 m2 để bán về xuôi. Phố Bảng cũng đã có 3 – 4 nhà nghỉ có kèm dịch vụ ăn uống để đón những du khách lãng mạn, hoài cổ. Một nhà hàng có cái tên rất ngộ nghĩnh là Hoàn Thùng cũng sẵn sàng phục vụ những món ăn uống bình dân.
Nếu gặp may, du khách đến Phố Bảng sẽ gặp chợ phiên. Giống như các chợ cấp xã ở Đồng Văn, chợ Phố Bảng họp 6 ngày một phiên, để nhường chủ nhật cho chợ huyện họp chính. Nếu muốn dự chợ phiên Phố Bảng dịp này, hãy đến đây vào các ngày 23, 29 tháng 10 hoặc ngày 4, 10 tháng 11 dương lịch…
Đặc biệt, nếu đã có công đến được Phố Bảng, du khách nên cố đi thêm khoảng 10 km nữa để tới Phố Là, một xã biên giới có nhiều người Pu Péo sinh sống. Tại đây, có thể chiêm ngưỡng dấu tích một dinh thự bằng đá của dòng họ Củng người Pu Péo ở bên trái đường. Đi sâu vào trong, sẽ gặp một thung lũng lọt thỏm giữa các đỉnh núi, với các mái nhà trình tường nép mình dưới các bóng cây sa mộc và soi bóng xuống 2 hồ nước quanh năm trong mát…
Phố Là không phải là điểm tham quan, không có dịch vụ, nhưng lại có quá nhiều sự hoang sơ, thậm chí hoang sơ hơn cả Phố Bảng. Cả hai sẽ góp phần làm ta nhớ mãi một lần đến với cao nguyên đá…
Đi Mã Pí Lèng, thử một lần 'lạc trôi' trên dòng Nho Quế
D òng sông Nho Quế xanh như ngọc thạch dịu dàng uốn lượn qua các hẻm vực dưới chân đèo nên vừa kỳ vĩ nên thơ, vừa hiểm trở cheo leo, càng mê hoặc biết bao con tim hướng về nó.
Du ngoạn bằng thuyền trên dòng sông Nho Quế
Video đang HOT
Đèo Mã Pí Lèng dài khoảng 20km có độ cao khoảng 1.400m nối Đồng Văn và Mèo Vạc, thuộc tỉnh biên giới Hà Giang nằm trong khu vực Cao nguyên đá Đồng Văn được mở từ những năm 60 thế kỷ trước và được coi là một kỳ tích huyền thoại.
Mã Pí Lèng từ lâu đã được tôn xưng là đệ nhất danh đèo của Việt Nam, bên cạnh đèo Ô Quy Hồ, Khau Phạ và Pha Đin đều nằm ở phía Bắc.
Những dãy núi đá cao san sát tạo thành hệ thống hẻm vực độc đáo bên cạnh dòng sông xanh biêng biếc len lỏi chảy qua, mây trôi bồng bềnh khiến cảnh quan thêm hư hư thực thực.
Ước một lần đứng trên đỉnh đèo dõi theo dải lụa xanh dưới hẻm vực sâu hun hút cả ngàn mét kia, ước được vốc lên tay làn nước đang mải miết trôi êm, ước men theo bờ sông Nho Quế, ngước nhìn những vách đá tai mèo dựng đứng vút lên trời xanh.
Nếu cách đây chừng vài mươi năm về trước, ước mơ này bất khả thi đối với không ít người thì giờ đây với các điều kiện hiện tại chỉ là một cuộc du ngoạn khá dễ dàng và an toàn.
Sông Nho Quế ẩn hiện dưới vực |
Sông xanh uốn lượn quanh chân đèo |
Thuyền đi vào hẻm vực |
Vách núi cao dựng đứng |
Hai vách đá cao chụm lại tạo thành hẻm vực |
Lắng nghe im lặng từ thinh không
Sông Nho Quế có thượng nguồn từ Trung Quốc, chảy sang Việt Nam có đoạn là biên giới tự nhiên tại Lũng Cú và quanh co theo các hẻm vực trước khi đổ vào sông Gâm ở Cao Bằng.
Có nhiều điểm dừng chân từ trên cao để ngắm con đường đèo quanh co khúc khuỷu vừa đi qua và dòng sông dưới hẻm vực, tuy nhiên để tận hưởng được sự kỳ thú của thiên nhiên và thực sự chạm đến cái đẹp ần sâu và hòa quyện thì hãy bước đến bên dòng sông, lên thuyền và miên man thả trôi theo nó. Bạn chỉ cần đi qua gần hết đèo từ phía Đồng Văn, rẽ trái vẫn còn đường xe chạy khoảng hơn 5km.
Từ đây bắt đầu chinh phục vách núi thoai thoải bằng đôi chân của mình thêm gần 2km nữa để xuống tới bờ sông. Đoạn đường mà người đi trước mô tả, trừ chai nước uống thì chỉ được đi mình không để giảm trọng lượng, đi xuống thì trơn trợt còn mỗi bước leo lên là đầu gối rung rung như sắp rụng ráng tìm gậy mà chống. Rốt cuộc 2km từ triền sông bò lên mặt đường mất có tiếng đồng hồ chớ nhiêu.
Cũng may là tương đối khó đi nên trên dòng Nho Quế không thấy dập dìu ghe thuyền lướt sóng, không rao bán chào mời mà chỉ có sự tĩnh lặng tuyệt đối bao trùm, thảng thốt vài tiếng thú, tiếng chim rơi ngang giữa thinh không.
Tiếng nói tiếng cười đều âm âm dội lại tự nhiên khiến e dè. Thuyền đi vào hẻm Tu Sản với chiều cao vách đá lên tới hơn 700m, ngước nhìn lên đèo mờ mịt mây phủ li ti vài chấm đèn pha không biết đâu địa ngục đâu thiên đàng.
Tác giả bài viết trên thuyền trước hẻm Tu Sản |
Thuyền đi trên sông sát vách núi |
Du khách trước mũi thuyền |
Đường xuống sông dốc thoai thoải |
Gửi tình lại dòng sông xanh mơ |
Vài năm trước đây e là chỉ có "phượt thủ" mới dám tìm đường xuống núi check-in hẻm Tu Sản, giờ đoàn mình cũng chạm tới được dòng sông Nho Quế cổ tích này rồi, mà toàn là U60, chưa kể vài quả tim đang lỗi nhịp trong lồng ngực, dăm cái đầu thường xuyên rối loạn tiền đình, những cái đầu gối nổi loạn... Chạm được tới ước mơ dù nhỏ nhoi, quá là hạnh phúc.
Như yêu một ai đó đến chết đi được vẫn không thốt ra được lời tình hay sở hữu thì hãy lẳng lặng lùi ra sau mà ngắm nhìn và trân trọng giữ gìn theo cách của mình, cần gì đâu cưỡng đoạt.
Trập trùng đá núi Từ Hà Nội theo Quốc lộ 2 đến vùng cực Bắc, nóc nhà của Tổ quốc Việt Nam, đó chính là cột cờ Lũng Cú - cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Nơi đây mênh mông núi đá, chỉ có đá và đá, ngô lúa mọc từ kẽ đá và hoa cũng mọc từ đá. Dọc đường đi trập trùng núi...