Lên đại học có cần chép bài?

Theo dõi VGT trên

Nhiều sinh viên đi học chỉ dùng 1 quyển vở cho tất cả các môn, thậm chí họ đến trường chỉ để nghe giảng chứ không hề ghi chép bất kì thông tin nào. Liệu đó có phải là cách học tích cực?

Trở thành sinh viên, việc học luôn dựa trên sự tự giác và khả năng tư duy của mỗi người. Chính vì thầy cô không còn kiểm tra tập vở, không bao giờ quan tâm xem sinh viên có làm bài, học bài, đọc bài trước ở nhà hay không, nên nhiều bạn chủ quan, dần dần chây lười và bắt đầu học theo cách mình muốn…

Lên đại học có cần chép bài? - Hình 1

ảnh minh họa

Đi học không cần tập, vở, bút…

Khánh Nguyên (sinh viên năm 1 ĐH KHXH & NV) chỉ mang theo một ba lô nhỏ khi đi học, mà ba lô này không có gì ngoài máy vi tính, chai nước suối, đồ dùng cá nhân và thẻ sinh viên. Lên lớp, Nguyên nghe giảng nếu thích, còn không, cậu ấy ngủ, nhắn tin, nghe nhạc hoặc…lướt web. Khi được hỏi, Nguyên trả lời: “Gần đến kì thi chỉ cần tìm giáo án điện tử của thầy cô xem là xong, chép chi cho mệt. Hơn nữa, mọi thứ có sẵn trong tài liệu cả. Thời gian học rất nhiều mà cứ chép hết thì…mệt lắm!”.

Khá nhiều sinh viên cũng giống như Nguyên. Họ đem theo máy vi tính và cho đó là công cụ học tập của mình. Khi thầy cô giảng đến đâu thì họ mở giáo trình điện tử ra theo dõi đến đó, thi thoảng lại “tranh thủ” mở Facebook, chơi games, hoặc cho bạn bè xem những đoạn clip thú vị. “Thường thì những buổi mang laptop theo đi học, khả năng tiếp thu của mình giảm. Đơn giản vì mình không thể tập trung vào 2 việc cùng một lúc, mọi thứ trên mạng rất hấp dẫn, và trong khi mọi người chăm chỉ ghi bài thì mình tự nhủ “mượn tập bạn về chép vậy”. Đến khi mượn tập về nhà thì lại lười chép, rồi bảo gần thi rồi mượn phô tô luôn… Cứ thế… Và mình cảm thấy mình thụ động và chán học hẳn”, Thanh Nhã (sinh viên năm 1 ĐH Sài Gòn) cho biết

Nhiều sinh viên đã từng hối hận vì không chép bài, đơn giản vì có một số môn thầy cô thường giảng tóm lược nội dung, nên học trong vở sẽ dễ dàng hơn và không tốn nhiều thời gian. Đó là chưa kể, thầy cô luôn giảng những vấn đề thú vị không có trong sách và đề thi thường ra trong những nội dung này.

Mai Hương (sinh viên năm 1 ĐH KHTN) chia sẻ: “Học kì 1, mình không sửa những bài tập thầy cho. Không ngờ, đề thi trúng vào mấy phần đó. Vì là đề mở nên mọi người dễ dàng làm tốt. Riêng mình vì không chép bài nên lúng túng, không có vở để mở, thế là điểm rất thấp, xém chút nữa phải học lại.”

Video đang HOT

Chép không chọn lọc

Bên cạnh những sinh viên không thích chép bài thì vẫn có rất nhiều sinh viên giữ thói quen thời còn là học sinh: luôn chép đầy đủ không thiếu một chữ.

Thanh Hằng (sinh viên năm 1 ĐH Tôn Đức Thắng) luôn được bạn bè mượn tập để phô tô. Lý do vì Hằng chép rất nhiều và đầy đủ, chép luôn cả những gì thầy cô giảng, chép luôn nội dung có sẵn trong sách và giáo án điện tử. “Nếu đi học mà không chép, mình cảm thấy rất khó chịu, cứ như là không học ấy. Không chép bài làm mình mất tự tin”, Hằng cho biết

Có nhiều bạn cúp học triền miên, nhưng lòng cảm thấy không an tâm nên…lấy đề cương ra chép lại vào tập. Nhưng khi chép, họ không hề chú ý đến nội dung, mà chỉ chép lấy lệ, chép cốt để tỏ ra mình có học bài.

“Tập vở của mình toàn chữ và chữ. Có khi chép về rồi mở ra chẳng biết làm gì, cũng chẳng hiểu, vì lúc thầy cô giảng mình toàn lo chép bài mà thôi”, Minh Luân (sinh viên ĐH Bách Khoa) bày tỏ.

Nên học theo cách nào?

Ở bậc đại học, phương pháp học của bạn nên được thay đổi sao cho phù hợp với môi trường học và từng môn học cụ thể. Chép bài quá nhiều sẽ lãng phí thời gian và không hiệu quả, nhưng nếu không chép, kết quả học tập của bạn có thể bị ảnh hưởng. Tốt nhất là:

* Nên đọc tài liệu trước khi đến lớp. Đọc sơ cũng được. Việc này giúp bạn định hình được nội dung tóm lược của bài học, nếu phần nào có sẵn trong tài liệu thì khỏi cần chép lại, còn phần nào mới lạ, thú vị mà thầy cô giảng (không có trong sách), bạn nên chép vào vì rất có thể ra thi.

* Giữ gìn tập vở cẩn thận. Điều này sẽ tạo cảm hứng cho bạn ghi chép và học bài tốt hơn.

* Nên làm bài tập vào vở và sửa. Điều này rất quan trọng và có tính quyết định đến việc đậu – rớt của bạn.

Bạn không chép bài, không xem tài liệu, bạn vẫn được thi. Nhưng muốn thi đậu mà không có phương pháp học tập khoa học thì có lẽ điều đó không thể thực hiện. Sự tự giác cần được đề cao. Vì vậy, hãy chép bài có chọn lọc. Học đúng cách, bạn sẽ gặt hát được kết quả như mong đợi.

Theo Mực Tím

Mệt mỏi khi chạy đua với mùa thi

Kỳ thi cuối học kỳ 1 đang cận kề. Có thể nói đối với sinh viên những ngày được ví như là một cuộc chạy đua nước rút.

Soạn bài, học bài, làm bài...tất cả đều dồn dập cùng một lúc.

Học quên thở

Có thể mọi người ngạc nhiên vì sao học mà lại quên thở, nhưng điều ấy đúng vì hầu như khi có lịch thi là các bạn sinh viên mới lao vào học, học cả ngày lẫn đêm. Ngân (sinh viên năm 3 trường ĐH Luật) kể: "Trường có lịch thi rồi, hầu như bọn mình ai cũng đang chạy đua với bài vở, nhiều khi thức cả đêm luôn". Còn Lâm (sinh viên năm 2 trường ĐHCN) chia sẻ: "Năm nay mình phải học lại một số môn của năm ngoái nên số lượng bài vở khá nặng. Mình đang học dồn đây, thấy mệt quá".

Có lẽ do áp lực bài vở khá nặng, cộng với việc học theo tín chỉ rớt môn nào sinh viên phải học lại môn đó, nên sinh viên còn biết cố gắng bằng mọi cách. Nhi (sinh viên năm nhất ĐH KT) kể: "Học kỳ này toàn là những môn học bài, cả hai tuần nay phòng mình toàn thức khuya dậy sớm tranh thủ học bài. Mệt lắm nhưng cũng phải cố vì trước giờ không học nên bài đọng nhiều lắm!"

Mệt mỏi khi chạy đua với mùa thi - Hình 1

Thư viện là nhà

Dạo quanh một vòng các thư viện của các trường ĐHQG, bỗng thấy số lượng sinh viên đông hơn hẳn mọi khi. Hỏi ra mới biết các bạn sinh viên đang tập trung tích cực cho kỳ thi cuối kỳ. Mai (sinh viên năm nhất, khoa nhân học, ĐHKHXH&NV) cho biết: "Mình lên thư viên mượn tài liệu làm bài tiểu luận, tranh thủ soạn bài và học bài luôn". Hay như Tiến (sinh viên năm 2 rường ĐHKT ở phòng trọ ồn quá, mình lên thư viện Tổng hợp học cả ngày trên đó luôn, với lại thiếu tài liệu nào thì cũng dễ tìm".

Sinh (sinh viên năm 3 trường ĐHKT) nói: " Mình đóng đô tại thư viện để ôn tập cho kỳ thi cuối kỳ vì không khí yên tĩnh giúp mình tập trung hơn. Mình lên thư viện cả tuần".

Ăn uống, chuyện nhỏ!

Để chuẩn bị cho việc ôn thi, ba bạn trai Luân, Tuấn và Cường (ĐHGTVT) đã rước về một thùng mì tôm và 3 bịch xúc xích, với một lý do giản đơn "trước giờ tụi mình vẫn chia nhau đi chợ, nhưng ôn thi thì thôi, ăn mì tôm cho nhanh gọn, đỡ bày vẽ!". Còn Nga (sinh viên năm 3 trường ĐHSG) thì lại chuẩn bị riêng cho mình 2 hộp Nestcafe. Nga nói: "Bình thường thì mình không uống cà phê đâu, nhưng vào mùa thi thì phải thức để ôn bài, nên tối nào mình cũng uống cho tỉnh táo."

Và hậu quả.

Không biết sinh viên sau khi vượt qua kỳ thi cuối kỳ sẽ ra sao, nhưng trước mắt nếu trong khi ôn tập mà đã không có một kế hoạch ôn tập và một chế độ ăn uống hợp lý thì hẳn là rất dễ mất sức, chưa tính đến việc có nhớ bài hay không.. Như Ý (sinh viên năm 3 ĐHKT) sau khi thức liền ba đêm học bài thì sáng hôm sau bạn đã phải vào bệnh viện để truyền nước biển vì đuối sức. Nghiêm trọng hơn nữa là Vũ Hiền (sinh viên năm cuối ĐHSPKT) phải lỡ mất 3 môn thi vì phải nằm lại bệnh viện do bị tụt canxi và thiếu m.áu.

Hãy lập cho mình một kế hoạch chi tiết cho việc ôn tập, cần nhớ rằng dù bạn có là thần thánh thì bạn vẫn cần phải nghỉ ngơi thư giãn, nhất là đảm bảo việc có một giấc ngủ ngon và một chế độ ăn uống hợp lý. Việc thức quá khuya hay dậy quá sớm sẽ khiến cho bộ não không được minh mẫn đâu bạn ạ. Và tốt nhất là hãy áp dụng phương pháp mưa dần thấm đất cho việc ôn tập, mỗi ngày học và ôn lại một chút sẽ hiệu quả hơn việc nhồi nhét một đống cùng một lúc đó bạn.

Theo Mực Tím

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Dàn nam thần Hoa ngữ bị vợ công khai "nói xấu": Người bị chê khô khan, người bị nói diễn từ trong phim ra đời thực
23:04:13 27/06/2024
Hồ Ngọc Hà - Kim Lý kỷ niệm 7 năm cứ ngỡ cầu hôn lần nữa, gọi nhau bằng danh xưng đặc biệt
23:40:22 27/06/2024
Cách đáp trả từ bạn trai kém t.uổi của Thiều Bảo Trâm khi đi đâu cũng bị quay lại cảnh tình tứ
22:27:29 27/06/2024
Lý do con gái Tom Cruise bỏ họ cha
23:14:50 27/06/2024
Phùng Ngọc Huy xin lỗi bảo mẫu của bé Lavie
22:06:28 27/06/2024
Một điểm đến ở Việt Nam vào danh sách những nơi bỏ hoang nhưng đẹp kỳ lạ
00:16:45 28/06/2024
Sao nam đình đám gây tranh cãi khi nhận quà của fan giữa nghi vấn đột nhập nhà Goo Hara
22:54:40 27/06/2024
Tiến Đạt kể lý do rời showbiz và cuộc sống kín tiếng bên vợ kém 10 t.uổi
23:17:26 27/06/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Mỹ truy quét gian lận ngành y tế, gần 200 người bị buộc tội

Thế giới

07:55:30 28/06/2024
Bộ Tư pháp Mỹ mới đây công bố gần 200 người đã bị buộc tội liên quan đến gian lận trong các chương trình chăm sóc sức khỏe trên toàn quốc, với số t.iền bị chiếm đoạt lên đến 2,7 tỷ USD.

Đã có 2 con nhưng chồng vẫn không ngừng mơ tưởng cưới cô đồng nghiệp

Góc tâm tình

07:50:00 28/06/2024
Luôn giả vờ làm người chồng, người cha tốt nhưng anh vẫn lén lút ngoại tình nhiều năm nay, lại còn mơ tưởng cưới cô đồng nghiệp xinh đẹp, thành đạt.

Những nẻo đường gần xa - Tập 24: Hùng thương người nhưng lại bị lợi dụng?

Phim việt

07:45:34 28/06/2024
Thấy hoàn cảnh của Dân tội nghiệp, Hùng không nỡ khoanh tay đứng nhìn. Anh cho Dân vay t.iền để trả t.iền viện phí cho mẹ khi nhập viện, nhưng liệu đây có phải một cú lừa?

Mỹ nhân là "báu vật" của showbiz đổi đời nhờ body n.óng b.ỏng, thành công cưới được "trai xấu" siêu giàu

Sao châu á

07:35:50 28/06/2024
Thời điểm hiện tại, 5 năm sau đám cưới ồn ào, Claudia đã là mẹ của một cô con gái đáng yêu. Cô và chồng vẫn hạnh phúc bên nhau và Claudia thì tránh né toàn bộ những lời đàm tiếu xoay quanh chồng mình.

Khống chế ổ dịch viêm màng não mô cầu ở Bắc Kạn

Sức khỏe

07:17:11 28/06/2024
Theo thông tin từ Sở Y tế tỉnh Bắc Kạn, ổ dịch viêm màng não do khuẩn não mô cầu tại xã Yến Dương, huyện Ba Bể đã cơ bản được khống chế khi không phát sinh ca nhiễm mới trong 10 ngày qua.

Kai Đinh, Min, Hoàng Dũng kết hợp trong ca khúc 'Điều vô tri nhất'

Nhạc việt

07:10:58 28/06/2024
Tối ngày 26/6, Kai Đinh đã chính thức phát hành sản phẩm âm nhạc Điều vô tri nhất , kết hợp cùng hai nghệ sĩ Min và Hoàng Dũng.

Hiền Thục tung ảnh trẻ trung như đôi mươi, hóa ra dành đến 4 tiếng mỗi ngày để dưỡng nhan

Làm đẹp

07:09:55 28/06/2024
Ở độ t.uổi tứ tuần, mỗi lần xuất hiện khán giả lại không khỏi trầm trồ xuýt xoa bởi vẻ ngoài tươi trẻ đầy năng lượng của Hiền Thục

Sàn diễn cuối cùng của Dries Van Noten là một cuộc hành trình xuyên không gian và thời gian

Thời trang

07:07:57 28/06/2024
Nhà thiết kế người Bỉ đã giới thiệu bộ sưu tập thứ 150 của mình cho Ngôi nhà ở ngoại ô Paris, gợi lại sự nghiệp sâu rộng của mình qua 69 vẻ ngoài tinh tế.

Đội hình hay nhất vòng bảng EURO 2024

Sao thể thao

06:51:14 28/06/2024
Goal chọn đội hình 11 cầu thủ có màn thể hiện tốt nhất tại vòng bảng EURO 2024. Cristiano Ronaldo, Kylian Mbappe hay Harry Kane không góp mặt.

Dàn nhạc giao hưởng Quốc gia Nga biểu diễn tại Hà Nội

Nhạc quốc tế

06:46:17 28/06/2024
Hanoi Concert 2024 hứa hẹn mang đến cho khán giả các tiết mục độc đáo được trình diễn bởi Dàn nhạc Giao hưởng Quốc gia Nga, nghệ sĩ dương cầm Eva Gevorgyan và những vũ công đến từ Nhà hát Bolshoi.

Nghi ngờ gò đất lớn có kho báu, chuyên gia cho nổ mìn, khai quật suốt nhiều ngày đêm: Hơn 100 báu vật 1.700 năm t.uổi được tìm thấy

Lạ vui

06:44:54 28/06/2024
Trong quá trình xây dựng đường sắt, đội công nhân Trung Quốc vô tình phát hiện kho báu cổ xưa nằm trong lòng đất.