Lên Đà Lạt, cặp vợ chồng Sài Gòn xây ngôi nhà trắng tinh khôi theo phong cách “nắng xuyên qua kẽ lá”
Ngôi nhà có tên Komorebi ở Đà Lạt gây thương nhớ bởi sự nên thơ bên ngoài, giản dị bên trong.
Ngôi nhà có tên Komorebi của cặp vợ chồng Sài Gòn được cải tạo từ một ngôi nhà cũ trên một con dốc cao toạ lạc ngay trung tâm thành phố Đà Lạt. Lên Đà Lạt xây nhà, họ mong muốn tổ ấm thể hiện được ý nghĩa của từ “Komorebi” có nghĩa là “những tia nắng xuyên qua kẽ lá”.
Các phòng trong ngôi nhà rộng 150m2 được thiết kế với diện tích vừa đủ, nội thất tối giản. Công năng tổng thể vẫn đề cao tính ứng dụng cũng như thói quen sinh hoạt. Khi bắt đầu công việc lên ý tưởng cho công trình, kiến trúc sư xác định Komorebi là một chủ thể và bối cảnh xoay quanh được xem là yếu tố cốt lõi.
Ngôi nhà nổi bật với mặt tiền màu trắng
Thiết kế đảm bảo các yếu tố xoay quanh được liên kết một cách tự nhiên nhất
Không gian nhà luôn ngập tràn nắng và gió
Khoảng giếng trời phía trên khu vực ăn uống
Video đang HOT
Hệ cửa lam gỗ tạo hiệu ứng nắng thú vị
Những hình khối, màu sắc chủ đạo được lựa chọn cũng đơn thuần là cảm quan tự thân xuất phát từ ý niệm trên. Con người, cảnh vật xoay quanh đều trở nên gắn kết, hài hoà, đảm bảo thiết kế mới của công trình được cân bằng và không hề tách rời với bối cảnh thực tại.
Ngoài ra, kiến trúc sư sử dụng các ô cửa, lam gỗ để diễn đạt ngụ ý “những tia nắng xuyên qua kẽ lá”. Sự thay đổi về hiệu ứng ánh sáng, bóng đổ qua từng thời điểm trong ngày là những biểu đạt khác nhau của thị giác, cảm xúc cho trải nghiệm. Đây cũng là điểm thú vị tạo nên sức hút cho ngôi nhà.
Phòng ngủ với thiết kế tối giản tạo cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái
Một phòng ngủ khác
Nguồn: AD9 Architects
Với 200 triệu đồng ông bố Việt cải tạo nhà kho cũ thành tổ ấm tặng con trai
Một kho hàng bừa bộn bỏ không lâu ngày đã thực sự được "hồi sinh", trở thành tổ ấm đúng nghĩa sau 45 ngày lên ý tưởng và thực hiện của ông bố 28 tuổi - anh Triều Tân.
Nhìn ngôi nhà của anh Triều Tân hiện tại, ít ai nghĩ rằng, chỉ vài tháng trước, đây là một nhà kho bỏ hoang.
Xuất phát từ mong muốn có một món quà ý nghĩa dành cho con trai nhân dịp sinh nhật, anh Tân đã tự lên ý tưởng và bắt tay thực hiện cải tạo lại.
Với diện tích 108m2, anh Tân quyết định dùng tầng trệt làm nhà để xe, và cải tạo lại tầng 1 làm không gian sinh hoạt chính, phần còn lại, anh Tân sử dụng để kinh doanh quán cafe và bán đồ secondhand.
Ngôi nhà hoàn toàn không có bản vẽ, cũng không thuê đơn vị thi công chuyên nghiệp mà chủ yếu do chính anh Tân thực hiện. Ngôi nhà hoàn thành sau 45 ngày với kinh phí chỉ 200 triệu đồng.
"Có thời điểm cận kề sinh nhật con, mình làm ngày làm đêm liên tục một tuần. Tuy mệt nhưng thật sự tuyệt vời khi nhìn thấy niềm vui của gia đình nhỏ", anh chia sẻ.
Ngôi nhà được giữ nguyên phần nền móng. Kết cấu, vật liệu xây dựng được anh Tân thiết kế, tính toán lại sao cho phù hợp nhu cầu.
Bản thân anh Tân không phải một kiến trúc sư hay được đào tạo chuyên môn về kiến trúc, xây dựng. "Mình chỉ có chút ít kinh nghiệm do trước đây từng tự thiết kế và thực hiện cửa hàng kinh doanh của chính mình", anh Tân cho hay.
Tại khu vực để xe có một cầu thang nhỏ dẫn lên tầng 1 của ngôi nhà
Với mong muốn có một không gian sống xanh, anh Tân làm hệ thống giếng trời lớn. Khoảng giếng trời khiến ngôi nhà thông thoáng, luôn tràn ngập ánh sáng tự nhiên.
Ngay phía dưới khu vực giếng trời là gian bếp mang phong cách vintage - phong cách mà vợ chồng anh Tân đều ưa thích. Căn bếp không quá rộng nhưng ấm cúng, được sắp xếp hài hòa. Những chậu xanh được anh Tân khéo léo đưa vào căn bếp vừa tạo không gian xanh vừa tạo điểm nhấn.
Phòng khách nằm liền kề khu vực bếp được thiết kế tối giản với gam màu trầm, ấm.
Mỗi góc trong nhà đều được bố trí rất hợp lý. Hầu hết các kệ tủ, giá để đồ, anh Tân đều tự mua gỗ về đóng theo ý muốn.
Góc đồ chơi anh Tân tự làm cho cậu con trai.
Ngoài giếng trời, căn nhà còn có những ô gạch thông gió giúp không gian bên trong được lưu thông ánh sáng và không khí
"Do kinh phí có hạn nên mình không sắm quá nhiều nội thất mới, thay vào đó là tận dụng đồ có sẵn để sửa sang lại hoặc tự làm đồ handmade. Tuy mất thời gian hơn nhưng mỗi món đồ đều phù hợp sở thích của mình và cả gia đình", ông bố 28 tuổi chia sẻ.
Góc nhà vệ sinh cũng được anh Tân chăm chút từng chi tiết.
Ban công không rộng nhưng vẫn đủ chỗ để trồng những chậu cây nhỏ xinh, tạo không gian để gia đình nhỏ ngồi ngắm thiên nhiên mỗi sớm bình minh hay chiều hoàng hôn.
Ngôi nhà mộc mạc, giản dị, không quá cầu kì, lộng lẫy nhưng chứa đựng trong đó là tình cảm của một người chồng, một người cha dành cho gia đình nhỏ.
Chàng trai Đà Lạt xây nhà báo hiếu bố mẹ, ai đi ngang qua cũng dừng xe lại nhìn Vẻ ngoài tối giản và lạnh lùng của ngôi nhà gây tò mò, thậm chí nghi ngờ cho nhiều người. Với mong muốn xây một căn nhà làm nơi an dưỡng cho bố mẹ khi về hưu, anh Phạm Khoa Nguyên sinh ra và lớn lên tại Đà Lạt đã lên ý tưởng và tự tay hoàn thiện một không gian sống yên...